meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thấy gì từ việc gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại chảy vào thị trường BĐS Việt Nam?

Thứ tư, 30/11/2022-15:11
Trong 11 tháng đầu năm 2022, có đến gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại được đầu từ vào thị trường bất động sản Việt Nam. Con số này tăng gần 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là dòng tiền vô cùng quan trọng đối với thị trường trong giai đoạn BĐS Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn.

Bất ngờ về dòng vốn ngoại đổ vào BĐS

Thị trường bất động sản Việt Nam đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn. Thực tế cho thấy, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều ông lớn bất động sản cũng phải oằn mình “chạy ăn từng bữa”, kiếm tiền chỗ nọ đập chỗ kia để có thể tồn tại được qua thời điểm này. Nguồn tiền đang là lực cản lớn nhất để bất động sản có thể phát triển và trở lại thời điểm “thăng hoa”.

Tuy nhiên, trong khi nguồn vốn tín dụng bị siết, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng đang chìm đắm trong khó khăn thì bất ngờ, trong 11 tháng của năm 2022, nguồn vốn ngoại rót vào Việt Nam lại đang vô cùng sôi động. Mới đây, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra số liệu về nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Theo đó. tính đến ngày 20/11, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2021.


Gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại chảy vào thị trường BĐS Việt Nam trong 11 tháng của năm 2022 (ảnh minh họa)
Gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại chảy vào thị trường BĐS Việt Nam trong 11 tháng của năm 2022 (ảnh minh họa)

Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong việc thu hút nguồn vốn ngoại. Cụ thể, trong 11 tháng qua, bất động sản đã huy động được gần 4,2 tỷ USD. Con số này chiếm gần 17% tổng vốn đầu tư đăng ký. 11 tháng của năm 2021, con số này chỉ là hơn 2,4 tỷ USD.

Nếu xét rộng hơn, 11 tháng của năm 2020 có 3,8 tỷ USD chảy vào thị trường bất động sản, trong khi đó, con số này của năm 2019 chỉ là 3,31 tỷ USD. Thời điểm “thăng hoa” nhất của thị trường bất động sản là năm 2018, trong 11 tháng có đến 6,5 tỷ USD vốn ngoại được đưa vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Lý giải về con số khá bất ngờ này, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tỏ ra hết sức tiềm năng. Bởi tốc độ phát triển của chúng ta thuộc diện nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu xét về giá, bất động sản Việt Nam cũng được cho là nằm ở mức có thể cạnh tranh được so với các nước trong khu vực.

Vị này nói thêm, dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản tăng cao trong 11 tháng của năm 2022 dự báo bất động sản có thể phục hồi. Thậm chí sẽ vượt năm 2018. Đây là những con số rất tích cực cho thị trường thời điểm này.

Tâm lý trong chán, ngoài thèm?

Thị trường bất động sản Việt Nam đang chững lại sau nhiều thời điểm tăng sốt. Việc các nhà đầu trong nước đang nằm im nghe ngóng trong khi vốn ngoại ồ ạt đổ vào Việt Nam có phải mình chứng cho tâm lý trong chán ngoài thèm?

Trả lời về vấn đề này, ông Tô Ngọc Trường Giang, Giám đốc Phát triển dự án Công ty TNHH Trần Liên Hưng cho rằng, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam từ đầu năm đến nay tỏ ra khá ảm đạm tuy nhiên đây vẫn là kênh đầu tư được các cá mập nước ngoài hướng đến. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho con số gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại đăng ký vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Đầu tiên phải kể đến Việt Nam là đất nước có tình kinh chính trị, kinh tế xã hội ổn định. Việc kiểm soát nhanh chóng dịch bệnh khiến các nhà đầu tư nước ngoài an tâm khi đầu tư tại Việt Nam.


Ông Tô Ngọc Trường Giang.
Ông Tô Ngọc Trường Giang.

Thứ hai, những năm qua, tình hình kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng do dịch bệnh, chiến tranh, tuy nhiên Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao so với thế giới. Theo Ngân hàng thế giới dự báo, kinh tế Việt Nam tăng trường 7,5% năm 2022. Đây là con số rất cao so với mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu 3,2% theo dự báo cảu IMF.

Thứ ba, so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, giá bất động sản tại Việt Nam vẫn ở mức khá dễ chịu. Đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ rất nhiều vụ M&A quy mô lớn vẫn diễn ra trong thời gian qua từ phân khúc khách sạn, văn phòng cho thuê đến bất động sản công nghiệp. Hiện nay, chúng ta đang hoàn thiện hệ thống hạ tầng gồm các đường cao tốc, hệ thống sân bay, cảng biển… Vì thế, tiềm năng phát triển bất động sản sẽ còn lớn hơn nữa. Không chỉ ở các tỉnh, thành phố lớn mà các tỉnh nằm ở các khu vực ít phát triển hơn cũng sẽ có nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển các khu đô thị, các khu công nghiệp quy mô lớn.

“Tôi lấy ví dụ như tỉnh Sóc Trăng. Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng hiện nay đã hoàn thành nhiều công đoạn để triển khai, khi đường cao tốc này đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy kinh tế của các tỉnh đi lên, trong đó lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh đó, cao tốc này sẽ nối với cảng Trần Đề. Đây là cảng có quy mô 4.550ha, khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, container lên đến 100.000 tấn, tàu hàng rời đến 160.000 tấn. Nghĩa là khi hoàn thiện cao tốc và cảng, chắc chắn sẽ có rất nhiều khu công nghiệp mọc lên. Bởi khi đó, Sóc Trăng sẽ có giao thương thuận tiện cả nội địa lẫn quốc tế. Vì thế, tiềm năng bất động sản công nghiệp dọc theo cao tốc và lân cận cảng rất lớn. Tôi cho rằng, sở dĩ thị trường bất động sản trong nước không mặn mà với nhà đầu tư nội là do vấn đề thiếu vốn. Còn tiềm năng bất động sản Việt Nam trong những năm sắp tới là điều không cần bàn cãi”, ông Giang phân tích.

Cùng quan điểm, ông Đỗ Duy Thành, đại diện của Savills Hà Nội khẳng định rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào vào thị trường bất động sản Việt Nam. Thực tế cho thấy, Việt Nam có nhiều ưu thế lớn so với các nước trong khu vực như có thị trường bất động sản năng động, lực lượng lao động trẻ, thị trường tiêu thụ lớn… Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong số các quốc gia phòng chống dịch tốt nhất với tỉ lệ bao phủ vaccine rất cao. Vì thế, khả năng cạnh tranh để thu hút vốn FDI của chúng ta rất lớn so với các nước.

CEO bất động sản Vũ Trường Thắng, Chủ tịch HĐQT Công Ty Cổ Phần Winhousing Việt Nam cho rằng, một trong số các nguyên nhân dẫn đến việc nguồn vốn FDI tăng trưởng mạnh trong năm 2022 chính là do Việt Nam cũng ký kết 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đó là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Đây là hai hiệp định quan trọng để có thể biến Việt Nam trở thành nơi các “đại bàng” nước ngoài đến làm tổ. Khi tham gia các hiệp định này, chúng ta có nhiều thách thức nhưng cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước