Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt hơn 470 triệu USD trong 11 tháng
BÀI LIÊN QUAN
Cuối năm 2022 “thời điểm vàng” để đầu tư bất động sản nhà ở?Hết thời “bỏ phố về rừng”, nhà đầu tư ồ ạt “bán farmstay về phố”Thị trường bất động sản chờ động thái cắt lỗ sâu của nhà đầu tư nhỏ lẻTheo Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm nay cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 474,1 triệu USD, bằng gần 70% so với cùng kỳ.
Dù vậy, vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh, tuy nhiên vốn điều chỉnh giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Số dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới là 101 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 395,81 triệu USD, tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
10 tháng năm 2022, vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ vì có 5 dự án mới có được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Canada, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Hà Lan, mỗi dự án có tổng vốn đầu tư là hơn 34,68 triệu USD. Có tổng cộng 22 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 78,3 triệu USD, bằng khoảng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đâu là cơ hội “vàng” để đầu tư bất động sản cuối năm?
Nhiều dự báo thị trường bất động sản cuối năm sẽ có nhiều biến động về giá bán của các phân khúc. Theo đó, đây là thời điểm mà các nhà đầu tư phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính chịu áp lực lãi suất cần thoát hàng nhanh, giá bán có thể giảm tới tiền tỷ. Như vậy sẽ là cơ hội để những người có tiền mặt đi tìm sản phẩm tốt giá rẻ.Hết thời "nhặt" tiền tỷ từ bất động sản, nhà đầu tư "giải nghệ" mở chuỗi nhà hàng, quán cà phê, xưởng sản xuất…
Thị trường bất động sản rơi vào giai đoạn trầm lắng, có thể phải mất vài năm để phục hồi và sôi động trở lại. Hiện tại mới chỉ là giai đoạn đầu đi xuống, nên nhà đầu tư hay môi giới cũng đều phải tạm thời "lánh nạn" chuyển sang công việc khác.Nhà đầu tư trẻ chia sẻ câu chuyện đi "săn" BĐS ngộp: "Để tìm được hàng ngon, giá ngộp "thật" không hề dễ dàng"
Theo này đầu tư này, thời điểm hiện tại có nhiều lựa chọn và kiếm được bất động sản giá tốt, nhưng hiện tượng cắt lỗ hay bán tháo chưa diễn ra toàn diện trên thị trường.Mặt khác, vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh vì năm ngoái có nhiều dự án lớn được điều chỉnh tăng vốn như dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD, dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD hay dự án của Vinfast tại Đức cũng tăng 32 triệu USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, giới đầu tư Việt Nam đã đầu tư 14 ngành ở nước ngoài, trong đó dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 13 dự án đầu tư mới và 4 lần điều chỉnh vốn, tổng số vốn đăng ký đạt gần 236,4 triệu USD, chiếm 49,9% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Đứng thứ 2 là ngành kinh doanh bất động sản với 1 dự án mới và 1 lần điều chỉnh vốn, tổng số vốn đầu tư đạt 42,8 triệu USD, chiếm 9%. Tiếp theo là các ngành bán buôn bán lẻ, khai kháng…
Trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam đã đầu tư vào 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Singapore dẫn đầu với 20 dự án đầu tư mới và dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD, chiếm 16,8% tổng số vốn đầu tư. Lào đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đạt trên 70 triệu USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư. Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan… là những cái tên tiếp theo.
Tính đến ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam có tổng cộng 1.604 dự án đầu tư ra nước ngoài còn thời hạn với tổng vốn đầu tư đạt trên 21,68 tỷ USD. Trong đó, gồm 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước với tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài đạt gần 11,66 tỷ USD, giữ 53,5% tổng vốn đầu tư cả nước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu ở các ngành nông lâm nghiệp thủy sản với 15,9%, và ngành khai khoáng 32,1%. Các quốc gia nhận đầu tư nhiều nhất của Việt Nam là Venezuela (8,4%), Campuchia (13,6%) và Lào (24,6%).