Xuất siêu Việt Nam đạt 10,6 tỷ USD
Dữ liệu được Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho thấy, trong vòng 11 tháng của năm nay, ước tính xuất siêu Việt Nam đạt 10,6 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 0,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2021.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi đạt kim ngạch là 101,5 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc khi đạt kim ngạch 109,9 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 11 ước đạt 29,18 tỷ USD, giảm 3,9% so với tháng 10 và giảm 8,4% so với cùng kỳ. Trong 11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ.
Xét trên cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trong 11 tháng qua, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tới 89%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 28,4 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng 10 nhưng giảm 7,3% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 331,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
Xét trên cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu trong 11 tháng qua, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tới 93,6%. Những dữ liệu khác cũng cho thấy tín hiệu tích cực trong nền kinh tế. Chỉ số sản xuất trên toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng này ước tăng 0,3% so với tháng 10 và tăng 5,3% so với cùng kỳ.
Xuất siêu tăng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn phía trước
Mặc dù con số xuất siêu tiếp tục tăng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn đang dần lộ diện.Việt Nam vừa đạt con số kỷ lục về xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất siêu
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, nhờ việc Việt Nam sớm kiểm soát được đại dịch Covid - 19 và xác định đúng thời điểm mở cửa nền kinh tế đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục là 620 tỷ USD, xuất siêu đạt gần 8 tỷ USD tính tới ngày 21/10.Trong vòng 11 tháng đầu, IIP ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành khai khoáng tăng 6,5%; Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,7%; Ngành chế biến, chế tạo tăng 8,9%;
Trong tháng 11, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 514.200 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng 10 và tăng 17,5% so với cùng kỳ.
Trong vòng 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tới 5,18 triệu tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ. Nếu loại bỏ yếu tố tăng giá thì mức tăng là 16,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019 - trước khi dịch Covid-19 bùng nổ.
Lượng khách quốc tế tới Việt Nam tháng 11 là 596.900 lượt người, tăng 23,2% so với tháng 10 và hơn 39,7 lần so với cùng kỳ, bởi Việt Nam đã mở lại du lịch, các đường bay quốc tế. Tính chung 11 tháng, du khách quốc tế đạt 2,954 triệu lượt khách.
Hoạt động vận tải trong tháng cũng có đà tăng trưởng mạnh về cả vận tải hành khách và hàng hóa. Vận chuyển hành khách tăng gấp 2,3 lần và luân chuyển hành khách tăng 3,1 lần so với cùng kỳ. Vận chuyển hàng hóa tăng 28,7%, luân chuyển cũng tăng 29,8%.
Tính chung 11 tháng, vận chuyển hành khách đã tăng 48,7%, luân chuyển tăng 71,4%; Vận chuyển hàng hóa tăng 24,6%, luân chuyển tăng 32,8% so với cùng kỳ.
Với mảng vận chuyển hành khách đã có nhiều tín hiệu khởi sắc, tuy nhiên sản lượng vận chuyển trong 11 tháng qua chỉ bằng 72,6% cùng kỳ và luân chuyển bằng 68,4%.
Vận chuyển hàng hóa tăng 7,45 về vận chuyển và 21% về luân chuyển trong 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2019.
11 tháng qua, bình quân mỗi tháng có 17.700 doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động. Có 12.000 doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường.