meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2023, những yếu tố nào sẽ định hình nền kinh tế thế giới?

Thứ hai, 12/12/2022-14:12
Năm 2022 sắp kết thúc trong bối cảnh thế giới đã chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn mang tính thời đại của nền kinh tế toàn cầu.

Nhà báo chuyên về kinh tế Ian Verrender đã nhận định trong bài viết đăng tải trên tờ ABC Australia rằng, sau thời gian gần nửa thế kỷ lạm phát và lãi suất luôn ở mức thấp thì thế giới đột nhiên rung lắc cùng các bánh xe lãi suất cũng bắt đầu lăn đến một chu kỳ tiền tệ mới. 

Cũng theo đó, tác giả nhấn mạnh trong thời gian 50 qua là thời kỳ mở ra sự tăng trưởng vượt bậc, hợp tác cũng như thương mại trên toàn cầu. Đi kèm với đó chính là các khoản nợ chồng chất, bất bình đẳng gia tăng.

Và vào đầu năm nay, có hầu hết các chuyên gia kinh tế, các nhà điều hành chính sách vĩ mô đều tin rằng lạm phát tăng đột biến cũng sẽ chỉ xuất hiện trong quãng thời gian ngắn - là phản ứng nhất thời sau khi thế giới lâm vào tình trạng phong tỏa kéo dài bởi vì dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, trước thềm năm mới 2023, thế giới đã dường như không có nhiều sự cạnh tranh ở hầu hết các nền kinh tế lớn. Vậy thì hình thái kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ như thế nào, theo tác giả thì có 5 yếu tố gây ảnh hưởng đến hình thái của nền kinh tế thế giới trong năm sau. 


Khi bước sang năm 2023, nếu như một cuộc suy thoái trên toàn cầu xuất hiện thì lãi suất cũng có thể sẽ ổn định hơn, thậm chí là giảm xuống
Khi bước sang năm 2023, nếu như một cuộc suy thoái trên toàn cầu xuất hiện thì lãi suất cũng có thể sẽ ổn định hơn, thậm chí là giảm xuống

Có thể kết thúc sớm chu kỳ tăng lãi suất

Được biết, lãi suất hay còn được gọi là giá của đồng tiền hay là chi phí của dòng vốn và bất kể ở dưới cái tên nào thì mức lãi suất cũng được nhìn nhận chính là một trong những lực lượng cơ bản định hình của nền kinh tế thế giới. Và chỉ trong thời gian 7 tháng gần đây, thế giới cũng đã chứng kiến tỷ lệ lãi suất cao chưa từng có ở hầu hết các quốc gia. 

Có thể thấy, tốc độ tăng chóng mặt của lãi suất cũng có thể chậm đi trong năm tới, nhưng nếu như lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn thì việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất là điều không thể nào tránh khỏi. 

Và lãi suất cao không nhất thiết là một điều xấu nhưng chúng thường sẽ được coi là sự báo động, cảnh báo người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu áp lực chi tiêu lớn hơn hay các khoản phải trả ngày càng to và các thị trường cũng trở nên nhạy cảm hơn. Còn khi mà lãi suất tăng thì thế giới cũng sẽ ngập trong nợ nần nhiều hơn. 

Cũng trong suốt thời gian 50 năm qua, lãi suất ngày càng giảm và cuối cùng chính là hình thành nên mức lãi suất cực thấp. Và chính hiện tượng này đã bóp méo đi các quyết định đầu tư và tạo ra bong bóng giá tài sản cũng như khuyến khích chủ nợ chính phủ, nợ doanh nghiệp cũng như hộ gia đình tăng mạnh ở trên khắp thế giới phát triển. 

Song song với việc bãi bỏ các quy định tài chính, lãi suất thấp cũng đã thúc đẩy tăng trưởng cũng như giúp chuyển đổi cán cân thu nhập từ những người làm công ăn lương sang các nhà đầu tư. Việc tăng trưởng lợi nhuận dễ dàng vượt xa tiền lương. Và khi cơn sóng thần lạm phát càn quét thế giới vào thời điểm này của năm ngoái thì người lao động ở các quốc gia phát triển cũng đã đòi hỏi tái cân bằng thu nhập để có thể bù đắp cho việc giá cả tăng vọt và khiến cho thu nhập thực tế của họ bị sụt giảm mạnh. 


Trước thềm năm mới 2023, thế giới đã dường như không có nhiều sự cạnh tranh ở hầu hết các nền kinh tế lớn
Trước thềm năm mới 2023, thế giới đã dường như không có nhiều sự cạnh tranh ở hầu hết các nền kinh tế lớn

Đối với những người gửi tiền tiết kiệm cũng bị ảnh hưởng, rất ít hoặc là gần như không có bất lợi tức nào nhận từ các khoản đầu tư an toàn nên họ buộc phải chịu rủi ro ngày một tăng khi chuyển đổi sang các loại hình đầu tư mạo hiểm khác. Giờ đây thì lãi suất đang tăng khiến cho thị trường tài chính dần lao dốc, trực tiếp gây ra tác động đến các nhà đầu tư cá nhân. 

Khi bước sang năm 2023, nếu như một cuộc suy thoái trên toàn cầu xuất hiện thì lãi suất cũng có thể sẽ ổn định hơn, thậm chí là giảm xuống, ngay cả trong trường hợp lạm phát vẫn nằm ở trên mức mục tiêu của ngân hàng trung ương. Nhưng đó cũng có thể sẽ chỉ là hiện tượng tạm thời. 

Kinh tế Trung Quốc cũng phải chịu áp lực từ lạm phát

Theo ghi nhận, trong các năm vừa qua, Trung Quốc đã dần vươn lên vị trí TOP đầu của nền kinh tế thế giới. Không quá khi nói rằng, chính quốc gia này  đã cứu các nước phương Tây thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Nhưng cũng chính dịch bệnh COVID-19 và chính sách đối phó có phần hà khắc đã đẩy cho quốc gia này rơi vào bờ vực suy thoái kinh tế. Và bong bóng bất động sản của Trung Quốc, yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện tại đang bị xì hơi, trong khi đó dân số nước này lại già đi nhanh chóng. 

Và tác động của Trung Quốc đối với tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là lạm phát vô cùng lớn. Dù cho tốc độ tăng trưởng phi thường mà quốc gia này duy trì được liên tục từ năm 1980 cũng đã khiến cho Trung Quốc trở thành lực lượng thống trị ở trong lĩnh vực thương mại trên toàn cầu, nhưng mặt hàng xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc ra thế giới lại không phải là quần áo, đồ điện tử hay máy móc, công nghiệp nặng mà đó chính là lạm phát luôn ở mức thấp hơn so với các nền kinh tế phát triển.


Cũng trong suốt thời gian 50 năm qua, lãi suất ngày càng giảm và cuối cùng chính là hình thành nên mức lãi suất cực thấp
Cũng trong suốt thời gian 50 năm qua, lãi suất ngày càng giảm và cuối cùng chính là hình thành nên mức lãi suất cực thấp

Cũng nhờ lạm phát thấp dẫn đến chi phí thấp, theo đó Trung Quốc đã trở thành công xưởng thế giới. Quy mô khổng lồ của các nhà máy ở đây cho phép các đại gia công nghiệp trên toàn cầu có thể sản xuất hàng hóa rẻ hơn bất kể nơi nào khác ở trên thế giới. 

Chính vì thế mà trong khi các quốc gia phương Tây tự tán thưởng mình bởi vì đã quản lý kinh tế một cách hoàn hảo cũng như kiểm soát tình hình lạm phát thông qua chính sách tiền tệ được áp dụng xuất sắc thì chính Trung Quốc cũng đang gánh vác tất cả những công việc nặng nhọc đó của thế giới. 

Từ chủ nghĩa toàn cầu cho đến phi toàn cầu hóa

Được biết, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng bị coi là “kẻ thù” của chủ nghĩa toàn cầu. Tuy nhiên ngay cả khi nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc thì tình trạng bất ổn ở các quốc gia phát triển vẫn còn tiếp diễn. 

Và khi mà các ngành công nghiệp đóng cửa hàng loạt nhà máy trên khắp các quốc gia phát triển rồi chuyển chúng sang Trung Quốc thì tình trạng thất nghiệp, mức lương thực tế lại thấp hơn so với lạm phát cũng đã gây ra sự bất mãn ở trong xã hội. Sự thay đổi tư duy chính trị theo hướng cực đoan cũng đã xuất hiện ở cả cánh tả và cánh hữu.

Có thể thấy, toàn cầu hóa cũng đã mang lại giá trị to lớn như dỡ bỏ các rào cản thương mại để từ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc tế, tối ưu hóa các yếu tố thị trường và giúp hạ giá hàng hóa. Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng có nhược điểm mà phần lớn chúng đã bị bỏ qua. Lợi ích toàn cầu hóa chủ yếu là dồn về các nhóm này ngày càng nhỏ hơn cũng như giàu có hơn, là các công ty đa quốc gia cũng như công ty lớn hàng đầu trên thế giới. Và sau khi đạt đến giai đoạn đỉnh, sức hấp dẫn của một nền kinh tế toàn cầu hóa bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm. 

Và từ góc độ trên toàn cầu, kết quả cuối cùng chính là chúng ta khó có thể chứng kiến một lần nữa phép màu kinh tế ở Trung Quốc - nơi mà có hàng tỷ người đã thoát nghèo chỉ trong 1 thế hệ. 


Có một yếu tố không thể không nhắc đến, có khả năng định hình nên nền kinh tế trên toàn cầu trong năm 2023 cùng các năm sau nữa đó chính là chuyển đổi năng lượng
Có một yếu tố không thể không nhắc đến, có khả năng định hình nên nền kinh tế trên toàn cầu trong năm 2023 cùng các năm sau nữa đó chính là chuyển đổi năng lượng

Khủng hoảng năng lượng cùng hệ quả

Có thể thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng mới nhất đã dẫn đến một đợt bùng nổ lạm phát mới. Điểm đáng lưu ý chính là cuộc khủng hoảng này đã diễn ra trùng với thời điểm kết thúc chủ nghĩa tiền tệ hay là có thể lý giải vào lúc mà các chính sách tiền tệ đã đạt đến điểm giới hạn. 

Các chính phủ và đặc biệt là ở châu Âu cũng đã bắt đầu đóng vai trò lãnh đạo trong quản lý kinh tế. Theo đó, họ đã can thiệp vào thị trường năng lượng, đánh thuế cao hơn đối với các nhà sản xuất cũng như phân phối số tiền thu được cho người tiêu dùng. Và ngay cả chính phủ Bảo thủ của Vương quốc Anh cũng đã có động thái tương tự. Hệ quả chính là một sự thay đổi bắt đầu bởi Liên minh châu Âu (EU) vào thời gian 6 năm trước cũng như cộng hưởng với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đã dẫn đến các hành động chính sách ví dụ như áp đặt giá trần hoặc can thiệp trực tiếp vào thị trường hàng hóa năng lượng. Và đó cũng có thể được coi là phản đề của một thị trường tự do.

"Cuộc đua" trong việc chuyển đổi năng lượng

Có một yếu tố không thể không nhắc đến, có khả năng định hình nên nền kinh tế trên toàn cầu trong năm 2023 cùng các năm sau nữa đó chính là chuyển đổi năng lượng. 

Việc thích ứng với biến đổi khí hậu chính là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đã đối mặt từ lâu, trước khi có sự thay đổi bất ngờ vừa diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu. Đến hiện tại thì vấn đề chống biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp bách hơn nữa. 

Mặt khác thì Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã gây áp lực lên nền kinh tế của các quốc gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng những tác động đã lan rộng trên toàn cầu. Có một ví dụ điển hình chính là Đức - quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga cho phần lớn các hoạt động ở trong nước cũng như giá năng lượng tăng đột biến đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của nước này. Suy thoái cũng có thể sẽ diễn ra trong những tháng tới nhưng mà khả năng phục hồi ở trong chi tiêu của người dùng Đức cũng có thể giúp hạn chế một phần của thiệt hại đó. 

Kết quả chính là điện ở khắp các quốc gia cũng sẽ đắt hơn. Dù cho đến một thời điểm, giá điện sẽ rẻ hơn so với việc mà chúng ta không làm gì cả và tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó thì đòi hỏi chi phí nhiều hơn so với hiện nay. Và điều đó cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy lạm phát và lãi suất cao hơn. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước