Cơ hội nào cho ngành cà phê Việt Nam bứt phá khi suy thoái kinh tế đang là trở ngại lớn?
BÀI LIÊN QUAN
Việt Nam ngày càng quan trọng với NikeHSBC: Xuất khẩu của Việt Nam thuộc diện “đứng mũi chịu sào” về mức độ tác độngSau giai đoạn chững lại, dòng tiền từ xứ Chùa Vàng lại “đổ xô” mua các ETF Việt NamLo ngại suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm
Theo Nhịp sống thị trường, nhu cầu tiêu thụ cà phê có thể sẽ suy yếu trong bối cảnh suy thoái kinh tế ngày càng rõ ràng sau những đợt tăng lãi suất liên tục của Fed và ECB. Sự sụt giảm này là do cà phê thuộc loại hàng hóa không thiết yếu, phụ thuộc nhiều vào sức khỏe kinh tế.
Dẫu vậy, theo nhận định của giới phân tích, lượng tiêu thụ sẽ không có nhiều thay đổi nhất là ở những thị trường tiêu thụ nhiều năm. Hồi tháng 9, Rabobank đã đưa ra báo cáo mới nhất về cung cầu cà phê niên vụ 2022/2023 cho thấy ngân hàng này dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ không giảm nhiều, nhất là ở thị trường châu Âu và Mỹ.
Nhiều ngành kinh tế được "kích hoạt" khi Ngân hàng Nhà nước tăng thêm chỉ tiêu tín dụng
Có thể thấy, hàng loạt doanh nghiệp đều thở phào sau khi Ngân hàng Nhà nước tiến hành tăng thêm chỉ tiêu tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế.Dự báo ngành thép năm 2023: Giá và lợi nhuận sẽ hồi phục chậm dù nhận được hỗ trợ bởi đầu tư công
Ở trong báo cáo triển vọng của ngành thép thì Công ty chứng khoán Rồng Việt đã cho rằng ngành thép vẫn có ít cơ hội hồi phục trong năm 2023 bởi tiêu thụ vẫn còn yếu cũng như áp lực về tỷ giá, lãi suất lên chi phí tài chính.Tổng lượng thép tiêu thụ toàn ngành sụt giảm mạnh
Trong tháng 10, tổng lượng thép tiêu thụ toàn ngành giảm về mức thấp nhất trong 2 năm trước tình hình các dự án đầu tư công và bất động sản chậm lại.Hơn nữa, Tổ chức cà phê thế giới (ICO) vẫn không thay đổi mức dự báo về nhu cầu cà phê trong niên vụ hiện tại ở mức 170,3 triệu bao loại 60kg, ngang với mức tăng 3,3% so với niên vụ 2021/2022.
Người tiêu dùng đang dịch chuyển từ việc thưởng thức tại các cửa hàng sang pha chế tại nhà nhằm tiết kiệm chi phí, hơn là cắt giảm việc sử dụng cà phê hoàn toàn trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Đáng chú ý, xu hướng này ngày càng phổ biến hơn sau giai đoạn cả thế giới thực hiện chống dịch. Báo cáo thị trường cà phê tháng 10 của ICO cho thấy xuất khẩu cà phê dạng hạt đạt 8,5 triệu bao, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, trong tháng 10/2022, tổng xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 10,9% lên mức 1,19 triệu bao, nâng tỷ trọng lên 9,5% trong tháng 10 năm nay, so với mức 8,9% của cùng kỳ năm trước.
Các nước xuất khẩu Robusta chiếm ưu thế
Arabica và Robusta là 2 mặt hàng cà phê chính được giao dịch nhiều trên thị trường hàng hóa. Được biết đến là mặt hàng có lượng tiêu thụ lớn hơn nhưng Arabica lại có giá thành cao hơn so với cà phê Robusta.
Giá cả phải chăng của Robusta đang dần chiếm ưu thế hơn khi đứng trước tình trạng người tiêu dùng có chiều hướng cắt giảm chi tiêu. Và điều này có thể trở thành xu hướng mới trong việc tiêu dùng loại mặt hàng này.
Dữ liệu từ ICO cho thấy xuất khẩu Robusta trên toàn cầu trong niên vụ 2021/2022 (kéo dài từ tháng 10/2021 đến hết 09/2022) tăng 2,9% so với niên vụ trước, còn xuất khẩu Arabica lại ghi nhận mức giảm 2,3% so với niên vụ 2020/2021.
Ngoài ra, tại các nước cung ứng chính nguồn cung Robusta vẫn được dự đoán ghi nhận tăng trưởng trong niên vụ hiện tại so với niên vụ trước, đi ngược với sự sụt giảm của Arabica. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đề cập đến những số liệu khả quan về sản lượng Robusta của Brazil trong ước tính mới nhất về nguồn cung cà phê niên vụ 2022/2023 của mình. Cụ thể, sản lượng này đạt mức 22,8 triệu bao và là mức cao nhất chưa từng có.
Dù USDA dự báo sản lượng sẽ có sự sụt giảm nhẹ tại Việt Nam nhưng xuất khẩu Robusta niên vụ 2022/2023 nhiều khả năng vẫn đạt được 27,65 triệu bao, tăng so với mức 27,42 triệu bao của niên vụ trước. Xuất khẩu của mặt hàng này trong thời gian tới có cơ hội lớn để gia tăng khi nguồn cung có sẵn cùng với việc nhu cầu tiêu thụ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi suy thoái.
Nắm bắt cơ hội để bứt phá
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất toàn cầu khi chiếm tỉ trọng gần 38% sản lượng thế giới. Đồng thời, cũng là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn thứ 3 hành tinh. Cùng với đó, việc chuyển dịch từ tiêu thụ cà hạt sang cà phê hòa tan và cà phê có giá thành rẻ hơn như Robusta là cơ hội lớn để ngành cà phê Việt Nam vươn lên bứt phá, tăng cường xuất khẩu nhằm giành lấy thị phần cao hơn trên thị trường cà phê thế giới.
Ngoài ra, EU - thị trường tiêu thụ cà phê lâu năm hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam khi chiếm hơn 40% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm. Khu vực này cũng không nằm ngoài xu hướng có nhu cầu đối với cà phê hòa tan và cà phê giá rẻ cao hơn như Robusta trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang cận kề. Cùng với đó, lợi thế giúp sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tới thị trường EU sẽ tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới còn ở hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, EVFTA với cam kết bỏ thuế cho tất cả các sản phẩm cà phê xuống mức thấp nhất 0%.
Trong những tháng gần đây, chi phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển đang cải thiện nhanh chóng sau khi giá cước tăng vọt vì gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch bệnh Covid 19. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy giá cước tàu trong nước và vận chuyển quốc tế đang giảm mạnh, thậm chí giá cước tàu đi châu Âu giảm chỉ còn 900 USD, so với thời điểm giá tăng cao trong giai đoạn áp dụng những biện pháp phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh thì đã giảm đến 50%.
Theo đó, đứng trước thách thức về nhu cầu tiêu thụ sẽ suy yếu, và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngành cà phê vẫn có những bước đi mới về việc chuyển hướng tiêu thụ sang loại cà phê có chi phí thuận tiện và rẻ hơn. Đây là lợi thế đối với các nước cung cấp Robusta nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam sẽ có thể tăng cường cả lượng và kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới nếu nắm bắt được xu thế này. Qua đó, hạn chế những hệ lụy từ suy thoái kinh tế toàn cầu đối với ngành cà phê.