meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Nhiều ngành kinh tế được "kích hoạt" khi Ngân hàng Nhà nước tăng thêm chỉ tiêu tín dụng

Thứ tư, 07/12/2022-16:12
Có thể thấy, hàng loạt doanh nghiệp đều thở phào sau khi Ngân hàng Nhà nước tiến hành tăng thêm chỉ tiêu tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Doanh nghiệp bất động sản như được tiếp thêm oxy khi Ngân hàng Nhà nước tăng thêm chỉ tiêu tín dụng

Trên cương vị là một trong những đơn vị kiến nghị nhiều nhất nới trần tín dụng để có thể bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong giai đoạn cao điểm cuối năm, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) có tính toán rằng, theo như thống kê trong thời gian 10 tháng năm 2022, tổng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng ghi nhận là 11,5%. Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo tăng trưởng tín dụng bình quân của thị trường bất động sản là 15%. Mặc dù vậy thì thực tế tăng trưởng tín dụng bất động sản tiêu dùng - tức là hoạt động mua nhà, sửa và xây nhà của khu vực cá nhân hộ gia đình cũng đạt mức tăng cao nhất là 20%, còn tăng trưởng của doanh nghiệp bất động sản thấp hơn so với mức trung bình đạt mức khoảng 7%. Và với tỷ lệ như thế thì ước tính cũng sẽ có khoảng từ 7 - 8% vào các doanh nghiệp bất động sản. 


Chủ tịch HoREA nhận định rằng, doanh nghiệp bất động sản không sợ lãi suất cao mà sợ nhất chính là không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng bởi vì không có nguồn vốn nào nhanh và hiệu quả tức thì bằng vốn tín dụng. Ảnh minh họa
Chủ tịch HoREA nhận định rằng, doanh nghiệp bất động sản không sợ lãi suất cao mà sợ nhất chính là không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng bởi vì không có nguồn vốn nào nhanh và hiệu quả tức thì bằng vốn tín dụng. Ảnh minh họa

Và từ ‘tuyệt vời” chính là từ mà Chủ tịch HoREA - ông Lê Hoàng Châu dùng để đánh giá về một động thái mới nhất của Ngân hàng nhà nước. Cũng theo ông, một phần vốn quý giá cũng đã được bổ sung cho nền kinh tế ở trong giai đoạn vô cùng khó khăn như hiện nay cũng có ý nghĩa vô cùng lớn, không chỉ với cục bộ của ngành bất động sản mà nó còn là nguồn lực quan trọng góp phần phá băng đi hàng loạt hoạt động sản xuất kinh doanh. Và với riêng các doanh nghiệp bất động sản thì có thể được ví như “chết đuối vớ được cọc”.

Ông Lê Hoàng Châu cũng đã chỉ rõ rằng, thời gian vừa qua thị trường bất động sản, các doanh nghiệp và người mua nhà cùng với các nhà đầu tư bất động sản rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Cũng có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc là mất đi thanh khỏa bởi thiếu dòng tiền hoặc là âm dòng tiền. Cũng bởi thế mà nhiều dự án cũng đã bị đình chỉ, hoãn và giãn tiến độ hay ngừng thi công đã khiến cho khó khăn lan tỏa một cách mạnh hơn đến nhiều ngành nghề liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp ví dụ như giám sát công trình, sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang phải tiến hành tái cấu trúc và cắt giảm đến hơn 50% lực lượng lao động - điều này càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch triển khai các dự án trong thời gian vài năm tới. 

Kết quả chính là thị trường bất động sản ngày càng mất đi sự cân đối khi mà nguồn cung dần khan hiếm và giá nhà đất đã bị đẩy giá lên cao, nhu cầu chính đáng của người dân chính là có thể mua được căn nhà cũng ngày càng trở nên xa vời. Chưa kể, bởi tình hình kinh doanh giảm sút mà cổ phiếu doanh nghiệp đã bị mất giá cũng đã tạo nên cơ hội cho các nhà đầu tư ở nước ngoài bắt đáy cũng như thâu tóm lượng cổ phiếu lớn để có thể chi phối thị phần của các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu. 


Trong giai đoạn này, Ngân hàng bắt đầu điều chỉnh vấn đề hạn mức của doanh nghiệp để cho doanh nghiệp có thể được đảo nợ hoặc là có thể tiếp cận được thêm vốn vay tín dụng với một mức độ nhỏ. Ảnh minh họa
Trong giai đoạn này, Ngân hàng bắt đầu điều chỉnh vấn đề hạn mức của doanh nghiệp để cho doanh nghiệp có thể được đảo nợ hoặc là có thể tiếp cận được thêm vốn vay tín dụng với một mức độ nhỏ. Ảnh minh họa

Chủ tịch HoREA nhận định rằng, doanh nghiệp bất động sản không sợ lãi suất cao mà sợ nhất chính là không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng bởi vì không có nguồn vốn nào nhanh và hiệu quả tức thì bằng vốn tín dụng. Đối với nguồn vốn mới này thì các dự án vẫn  còn đang dang dở cũng sẽ có cơ hội để tiếp tục thực hiện và hoàn thành, đáp ứng nhu cầu thực của thị trường. Nguồn này vẫn sẽ hỗ trợ cho người mua nhà có nhu cầu thực, kích hoạt thị trường và ngăn chặn được rủi ro thị trường bất động sản bị các ông lớn ngoại quốc thâu tóm. 

Kỳ vọng có thể kéo dài thêm những gói hỗ trợ cho doanh nghiệp

Là một trong những doanh nghiệp chật vật với việc tiếp cận vốn vay tín dụng để tiến hành tái đầu tư sau khi ngành du lịch mở cửa, Phó tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt - bà Phạm Phương Anh đã đánh giá ngân hàng tiến hành nới room tín dụng chính là thông tin tích cực mà các doanh nghiệp đều đang mong đợi. Bà Phạm Phương Anh chia sẻ rằng: “Hôm qua, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ra thông báo mới thì nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng mà Du lịch Việt đang chờ duyệt hồ sơ đã gọi báo có room và yêu cầu bổ sung một số giấy tờ để được giải ngân”. 


Trong năm 2022, chắc chắn tiêu dùng trong dịp Tết cũng sẽ không thể bùng nổ mạnh mẽ bởi vì thời gian khựng lại khá là lâu và để có thể đề pa cũng như kích lại thị trường thì cần phải có thời gian, ước chừng đó là vài tháng. Ảnh minh họa
Trong năm 2022, chắc chắn tiêu dùng trong dịp Tết cũng sẽ không thể bùng nổ mạnh mẽ bởi vì thời gian khựng lại khá là lâu và để có thể đề pa cũng như kích lại thị trường thì cần phải có thời gian, ước chừng đó là vài tháng. Ảnh minh họa

Phó tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt cũng cho biết thêm, bên cạnh room tín dụng thì hiện nay lãi suất tăng quá cao cũng đã phát sinh chi phí rất nhiều cho doanh nghiệp. Bà Phương Anh cũng kỳ vọng Chính phủ có thể sẽ kéo dài thêm những gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới phục hồi từ đó đưa mức lãi suất dễ thở hơn và giúp cho các doanh nghiệp có thể có đủ điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn nhằm giảm bớt khó khăn trong bối cảnh năm sau được dự báo vẫn còn nhiều thách thức. 

Sức mua mới có thể vực dậy được dự kiến vào đầu năm 2023

Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit cho hay, mặc dù không chịu tác động trực tiếp từ hạn chế vốn vay tín dụng nhưng những khó khăn từ thị trường tài chính, bất động sản trong thời gian qua cũng đã kéo theo sự ảm đạm cho toàn bộ ngành hàng tiêu dùng. Khó khăn của nền kinh tế cũng bắt đầu rõ ràng từ quý 3 cũng đã khiến cho thị trường tiêu dùng ngấm đòn và hiện tại cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc. Trong năm 2022, chắc chắn tiêu dùng trong dịp Tết cũng sẽ không thể bùng nổ mạnh mẽ bởi vì thời gian khựng lại khá là lâu. Để có thể đề pa cũng như kích lại thị trường thì cần phải có thời gian, ước chừng đó là vài tháng. Chính vì thế mà dòng vốn được bơm ra thị trường càng sớm thì doanh nghiệp càng sớm trở mình và thị trường càng sớm phục hồi.


Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang phải tiến hành tái cấu trúc và cắt giảm đến hơn 50% lực lượng lao động - điều này càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch triển khai các dự án trong thời gian vài năm tới. Ảnh minh họa
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đang phải tiến hành tái cấu trúc và cắt giảm đến hơn 50% lực lượng lao động - điều này càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch triển khai các dự án trong thời gian vài năm tới. Ảnh minh họa

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit cũng đưa ra dự báo rằng: “Trong giai đoạn này, Ngân hàng bắt đầu điều chỉnh vấn đề hạn mức của doanh nghiệp để cho doanh nghiệp có thể được đảo nợ hoặc là có thể tiếp cận được thêm vốn vay tín dụng với một mức độ nhỏ. Cũng từ đó mới ngấm vào thị trường và tạo ra tác động lan tỏa. Nếu như làm nhanh thì phải tới đầu năm sau thì sức mua mới có thể vực dậy được”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bài học từ thất bại của start-up xe điện SUV không “đụng hàng”

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu quý cao kỷ lục

Những việc làm tưởng tiết kiệm hóa ra lại “đốt” tiền

Kinh nghiệm “mua tận gốc, bán tận ngọn” giúp chàng trai trẻ “hái” ra tiền

Những khoản chi làm “cạn kiệt ví tiền” mà dân văn phòng nên tránh

5 xu hướng làm giàu nhanh chóng ở độ tuổi 20 - 30

Thế hệ Gen Z theo đuổi phong cách tài chính phóng khoáng nhưng vẫn tự chủ

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tin mới cập nhật

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

5 giờ trước

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

7 giờ trước

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

7 giờ trước

Chung cư chiếm sóng thị trường bất động sản 2024

1 ngày trước

Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia gói 120.000 tỉ đồng ngoài "Big 4"

1 ngày trước