meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàn Quốc có ngành công nghiệp “đắt giá”, không hề kém cạnh Samsung hay LG, mang về doanh thu khổng lồ cho nền kinh tế

Thứ ba, 06/12/2022-22:12
Không chỉ có sự đóng góp lớn từ những tập đoàn Hyundai, SK, Lotte, LG hay Samsung, nền kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ còn nhờ làn sóng ca sĩ thần trượng. Vừa qua, đã xuất hiện một “ông lớn” gây dựng một công nghệ mới để cải thiện ngành công nghiệp này.

Theo Nhịp sống thị trường, ngành giải trí Hàn Quốc nổi tiếng trên cả đấu trường khu vực và toàn thế giới. Điều này giúp thúc đẩy quảng bá hình ảnh đất nước và nền kinh tế tới nhiều bạn bè quốc tế.

Làn sóng Hallyu (làn sóng giải trí Hàn Quốc) kể từ đầu thế kỷ 21 đã nổi lên như một hiện tượng. Và ngành công nghiệp Idol K-pop thuộc làn sóng này chính là một trong những cỗ máy in tiền trị giá hàng tỷ đô giúp kinh tế Hàn Quốc phát triển như hôm nay.

Dữ liệu từ viện nghiên cứu Hyundai cho thấy nhóm nhạc idol thần tượng BTS đã đóng góp vào GDP của Hàn Quốc ngang hàng với hãng hàng không Korean Air. Hơn nữa, vào năm 2019, nhóm nhạc này còn đem lại hiệu quả kinh tế 5.560 tỷ won (khoảng 4,5 tỷ USD) cho xứ sở kim chi.


Làn sóng Hallyu
Làn sóng Hallyu

Thậm chí, giá trị kinh tế mà BTS mang lại còn gần như sánh ngang với các ông trùm, tập đoàn lớn trên thị trường như SK, LG, Samsung hay Hyundai.

Lee Soo-Man - người sáng lập công ty giải trí SM Entertainment là một trong những người tiên phong và đưa Kpop ra thế giới. Ban đầu, công ty được thành lập với tên SM Studio vào năm 1989, với nhiều lĩnh vực từ idol, ca sĩ, diễn viên… giúp quảng bá văn hóa Hàn Quốc.

Nền móng của K-pop

Từ năm 19 tuổi, Lee Soo-Man đã là ca sĩ nhạc dân ca. Ông nhận ra những bài hát sôi động nước ngoài có sức hút lớn hơn đối với khán giả. Do đó, ông đã ra hàng loạt thể loại nhạc mới bắt tai và vui vẻ hơn, qua đó đưa nhạc Hàn Quốc ra quốc tế.

Sự xuất hiện của ngành công nghiệp Idol

Người đàn ông 70 tuổi Lee Soo-Man qua nhiều năm đã phát triển “culture- technology” - công nghệ văn hóa, đóng góp cho việc hình thành ngành công nghiệp idol. Ngành này đã tạo nên những ca sĩ idol có thể nhảy, hát, biểu diễn và tương tác với người hâm mộ với hệ thống đào tạo, tuyển chọn, quản lý và sản xuất âm nhạc.

Công ty đã hợp tác với các nhà sản xuất và nhạc sĩ từ Mỹ và Anh để tạo nên nhạc đệm và giai điệu, rồi điều chỉnh sao cho phù hợp gu của châu Á.

Ngoài ra, công ty cũng chú trọng đến vấn đề sức khỏe tâm lý. Cùng với đó, đội ngũ nhân sự cũng đánh giá cao tài năng và thái độ cũng như việc rèn luyện nhân cách.

Đơn vị tiên phong với nhiều nhóm/ca sĩ thần tượng đời đầu như Girls' Generation, Super Junior, HOT hay BoA là SM Entertainment đã giúp thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Ví dụ, album ‘Listen to my heart’ của thần tượng BoA (trực thuộc SM) năm 2002 đã trở thành album đầu tiên của nghệ sĩ Hàn đem lại doanh thu khổng lồ khi bán được 1 triệu bản tại Nhật.


Nghệ sĩ của SM Entertainment
Nghệ sĩ của SM Entertainment

Một nghiên cứu từ đại học Luân Đôn cho thấy Hàn Quốc khi chi 1 USD để đào tạo nghệ sĩ có thể nhận lại 5 USD, nghĩa là 1 vốn 4 lời.

Hơn nữa, sức ảnh hưởng của Kpop còn lan tỏa đến giao dịch chứng khoán. Số liệu năm 2018 cho thấy giá cổ phiếu của nhiều công ty giải trí đã tăng vọt khi BTS đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200.

Công nghệ văn hóa này thành công tới mức có một cuốn sách lý giải công thức để tạo nên một nhóm nhạc triệu bản cùng với bí kíp phát triển.

Sự vượt trội về công nghệ mới

Ông Lee đã tạo dựng thêm một “đế chế khác biệt” dù âm nhạc của SM Entertainment đã vươn ra toàn cầu vì ông cho rằng công ty cần đổi mới liên tục và dẫn đầu ngành công nghiệp âm nhạc quốc gia.

Với tham vọng khiến K-Pop và Hallyu trường tồn với thời gian mà không phải chỉ là nhất thời, Lee Soo-man đã tạo SM Metaverse hay SM Culture Universe (SMCU).

Vũ trụ văn hóa SM hay metaverse của SM gồm 2 thế giới cùng tồn tại song song. Một là thế giới thực, còn lại là chiều không gian KWANGYA. Vũ trụ này có Blackmamba - nhân vật phản diện và các ae - nhân vật chính diện.

Công ty đã tạo dựng một nhóm nhạc thần tượng tên là Aespa trong thế giới thực, cùng với những phiên bản AI để tạo nên mạch truyện xuyên suốt cho công nghệ này. Có 4 thành viên trong nhóm nhạc thực bao gồm Karina, Winter, Ning Ning và Giselle.

Trong metaverse, con người có thể tạo nên nhiều nội dung như thiết kế quần áo, tạo nhạc, động tác nhảy cho những thần tượng của họ. Và P2C (Play-2-Create) được thiết lập để làm được điều này. Với P2C, người dùng có thể dùng công cụ cùng IP có trong metaverse để tạo nên nội dung và sản phẩm cho idol Kpop. Những sản phẩm và nội dung này có thể được chuyển đổi thành NFT và người dùng có thể kiếm lợi nhuận từ đó.


Metaverse của SM Entertainment
Metaverse của SM Entertainment

Theo Lee Soo-Man, quốc gia nào cũng có thể tạo nên một lĩnh vực thành công như Kpop, tuy nhiên chìa khóa sẽ là Metaverse. Ông cũng kỳ vọng bước tiến này sẽ được ghi nhận là di sản văn hóa và hòa bình nhân loại với vai trò hoạt động sáng tạo và đơn vị tiên phong sẽ là SM Entertainment.

Thống kê cho thấy doanh thu của các tập đoàn đào tạo ca sĩ thần tượng hàng đầu Hàn Quốc trong quý 3 năm nay như sau.

Doanh thu của Hybe (với nghệ sĩ toàn cầu BTS) đạt 445,5 tỷ won (hơn 8 nghìn tỷ đồng) tăng 30,6% so với cùng kỳ. Công ty hiện cũng đang dần phát triển Weverse tương tự Metaverse.

SM Entertainment ghi nhận doanh thu đạt được trong quý III năm nay là 238.1 tỷ won (hơn 4,4 nghìn tỷ đồng). Doanh thu của YG Entertainment là 114.6 tỷ won, tăng 33% so với cùng kỳ. 

JYP Entertainment chứng kiến doanh thu đạt 95.1 tỷ won (hơn 1,7 nghìn tỷ đồng), tăng 66,1%. Lợi nhuận tăng 50,9% khi đạt 27.5 tỷ won (gần 500 tỷ đồng).

Hiện Kpop là một trong những vũ khí lợi hại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Hàn Quốc lên một tầm cao mới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước