meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự thay đổi chóng mặt của Hàn Quốc trong 2 thập kỷ: Chaebol là điểm tựa của nền kinh tế

Thứ bảy, 26/11/2022-09:11
Từng rơi vào cảnh kiệt quệ, nhưng chỉ trong chưa đầy 2 thập kỷ, nền kinh tế Hàn Quốc có sự bứt tốc và thay đổi một cách ngoạn mục, đưa quốc gia này trở thành “Hổ châu Á”.

Theo Nhịp sống thị trường, sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), nền kinh tế Hàn Quốc rơi vào kiệt quệ, tình cảnh khi đó người dân khắp nơi nghèo đói, đất nước không còn tài nguyên thiên nhiên để có thể khôi phục kinh tế. Điều này khiến cho Hàn Quốc trở thành nền kinh tế kém phát triển khi đó và hoàn toàn phụ thuộc vào nông sản cùng sự viện trợ từ Mỹ. 

Từ xuất phát điểm khó khăn này, tại sao Hàn Quốc lại có thể phục hồi và tăng trưởng chóng mặt trong vòng 2 thập kỷ và nhanh chóng trở thành một con hổ kinh tế châu Á? Câu trả lời đang nằm trong mô hình kinh tế với tên gọi "Kỳ tích sông Hán" (Kỳ tích Hán giang). Hàn Quốc đã chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục và tới nay đã là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới. Theo đó, có 3 yếu tố chính dẫn tới sự phát triển vượt bậc này. 

Đầu tư vào tái thiết và thay đổi hệ thống giáo dục

Trước Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, hệ thống đào tạo nghề được phát triển tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều này bị những cuộc chiến tranh làm gián đoạn và đã phá vỡ nền móng giáo dục của họ. 

Vì vậy, sau cuộc chiến, chính phủ Hàn Quốc phải xây dựng lại hệ thống giáo dục và đào tạo nghề mới với mục đích kép là tăng thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo cho toàn dân. 


Chính phủ Hàn Quốc phải xây dựng lại hệ thống giáo dục và đào tạo nghề mới
Chính phủ Hàn Quốc phải xây dựng lại hệ thống giáo dục và đào tạo nghề mới

Thập niên 1970, chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng chương trình giáo dục bắt buộc cho trẻ độ tuổi 6 - 15, đồng thời triển khai chính sách bình đẳng để giảm bớt sự cạnh tranh để học sinh nào cũng có thể theo học tại các trường đại học danh tiếng. Tại những “khu vực bình đảng”, học sinh có thể được xét vào các trường danh tiếng bằng hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên chứ không xét theo thành tích. 

Thêm một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh của nước này là người dân sẵn sàng đi học, đồng thời họ có thể linh hoạt chọn việc học nghề sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Điều này là nhờ Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực để thúc đẩy đổi mới và phát triển toàn diện cho đất nước. 

Công nghiệp hóa tại vùng nông thôn

Khi đã củng cố và đưa hệ thống giáo dục - đào tạo dần đi vào quỹ đạo thì chính phủ Hàn Quốc tiếp tục triển khai mục tiêu thứ hai là cải cách ngành công nghiệp đã lạc hậu của họ. Chính phủ bắt đầu tập trung công nghiệp hóa các vùng nông thôn, hỗ trợ để người nông dân không cần tự cung tự cấp. 


Hệ thống giáo dục đi đúng hướng giúp Hàn Quốc củng cố nguồn nhân lực tương lai
Hệ thống giáo dục đi đúng hướng giúp Hàn Quốc củng cố nguồn nhân lực tương lai

Kết quả tích cực là tỷ lệ người dân biết chữ ngày càng tăng, chính phủ cũng đầu tư thêm những ngành công nghiệp non trẻ để tại ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người dân. Bên cạnh các khoản đầu tư vào việc xây dựng nguồn nhân lực, quan hệ thương mại của Hàn Quốc và Mỹ đã giúp họ bắt kịp tốc độ trong lĩnh vực đầu tư và phát triển những ngành công nghiệp mới.

Sau khi đã đạt được 2 mục tiêu đầu tiên của mình, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tiến hành sản xuất hàng loạt với cấp độ toàn cầu hóa. Nhưng vào thời điểm đó, Nhật Bản đang là nhà cung cấp thiết bị điện tử - công nghệ, ô tô lớn nhất khu vực - đây đều là các lĩnh vực mà Hàn Quốc có chuyên môn cao. 

Vì vậy, ban đầu Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc tranh giành thị phần và lợi thế với các nhà cung cấp Nhật Bản. Tuy nhiên sau sự thúc đẩy phát triển mà Nhật Bản đã tăng chi phí, tận dụng cơ hội này, Hàn Quốc giành được lợi thế nhờ khả năng cung cấp sản phẩm có giá rẻ hơn trên quy mô toàn cầu. 

Chaebol - Các tập đoàn kinh tế lớn được chính phủ hỗ trợ

Sau khi phát triển vững nguồn nhân lực và năng lực sản xuất, kinh tế Hàn Quốc từng bước tăng trưởng. Chính phủ nước này khi đó đã tiếp tục thực hiện mục tiêu thứ 3 là duy trì đà phát triển của nền kinh tế cùng với việc hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp nước nhà góp phần phát triển đất nước. 

Theo đó, Chính phủ ủng hộ sự phát triển mạnh mẽ của những tập đoàn kinh tế lớn được điều hành bởi các đại gia tộc của Hàn Quốc - được gọi là Chaebol. Thực tế, kể từ cuối thập niên 1970, chính phủ Hàn Quốc đã nhìn nhận được tốc độ phát triển nhanh chóng của những tập đoàn này và hỗ trợ bằng cách đảm bảo dòng tiền từ chính phủ, thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung phát triển. 


Samsung, LG, Hyundai chịu trách nhiệm cho 2/3 nền kinh tế Hàn Quốc
Samsung, LG, Hyundai chịu trách nhiệm cho 2/3 nền kinh tế Hàn Quốc

Chỉ riêng ba trụ cột chính của nền kinh tế Đại Hàn là tập đoàn Samsung, LG, Hyundai đã chịu trách nhiệm cho 2/3 nền kinh tế nước này. Đồng thời phục vụ 3 ngành công nghiệp chính gồm sản xuất tàu thủy, ô tô và đồ điện tử. 

Dù chiến lược phát triển của Hàn Quốc sẽ phải phục thuộc vào các tập đoàn lớn nhưng giúp đất nước đạt được nhiều thành quả. Tuy nhiên nó cũng đi kèm với mặt trái khi giả định nền kinh tế sụp đổ hoặc cơ chế của một trong những tập đoàn trụ cột này bị cản trở sẽ đem tới hậu quả là hàng ngàn người mất việc, cổ phiếu mất giá kéo nền kinh tế Hàn Quốc vào một cuộc suy thoái lớn. 

Khi dịch bệnh Covid - 19 bùng phát khiến kinh tế toàn thế giới chao đảo thì nền kinh tế Hàn Quốc cũng phải trải qua sự suy thoái và lần đầu tiên đối mặt với việc GDP sụt giảm nghiêm trọng trong vòng 17 năm qua. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc vẫn lạc quan rằng họ sẽ lấy lại đà tăng trưởng như Trung Quốc. Dù vậy, vì diện tích Hàn Quốc không rộng lớn cũng không nhiều tài nguyên như Trung Quốc, có lẽ chính phủ nước này phải tiếp tục áp dụng những chính sách thúc đẩy giáo dục mới để bắt đầu vực dậy kinh tế một lần nữa. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước