Tại sao truyện cổ tích Hàn Quốc không bắt đầu bằng 'Ngày xửa ngày xưa...' giống như Việt Nam?
BÀI LIÊN QUAN
Kỳ lạ nơi được gọi là "chiếc lồng son" của Tử Cấm Thành: U ám và đáng sợ gấp 10 lần lãnh cungKỳ lạ ngôi làng đại gia có 1-0-2: Chỉ cần đến ở là được tặng biệt thự, siêu xeGóc kỳ lạ: Tại sao nhiều người thường bị bóng đè khi ngủ, dù sợ đến mấy cũng không thể thoát khỏi?Với những người may mắn có được một tuổi thơ êm dịu và khó quên, những câu chuyện cổ tích là một phần không thể thiếu. Những câu chuyện này thường được ông bà, bố mẹ kể trước khi đi ngủ bằng giọng nói thân thương, nhẹ nhàng, trở thành một phần ký ức ngọt ngào của tuổi thơ. Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới đều nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ thông qua những câu chuyện cổ tích, không chỉ truyền lại sợi chỉ văn hóa ngàn đời mà còn giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ nhỏ.
Có thể nói, kho tàng cổ tích của nhân lại dường như là vô cùng vô tận, với hàng trăm nền văn hóa khác nhau, vô số những mô típ, những mẩu truyện và cách lý giải thế giới khác nhau. Tuy nhiên, có một điều mà hầu hết ai cũng nhớ mỗi khi nhắc đến những câu chuyện đầy màu sắc ấy dù có ngủ quên đi chăng nữa, đó là cụm từ thần kỳ với 4 chữ “ngày xửa ngày xưa…”
Không chỉ ở Việt Nam mới có cụm từ với 4 chữ dẫn nhập mở ra cả thế giới diệu kỳ như thế, một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh (Once upon a time) hoặc tiếng Pháp (il était une fois) và tiếng Nhật (Mukashi Mukashi) đều có nghĩa tương tự.
Thế nhưng ở xứ sở kim chi thì khác, cụm từ “ngày xửa ngày xưa…” lại luôn luôn đi kèm với một ví von có một không hai “Xưa, xưa lắm, ở cái thời mà loài hổ vẫn còn hút thuốc…” Cụm từ này đã thấm sâu vào tâm trí của biết bao trẻ em Hàn Quốc về những câu chuyện cổ tích được bà, được mẹ kể lại. Giống như mọi thành ngữ của các ngôn ngữ khác, cụm từ này cũng ẩn chứa bên trong vô số các tâm tư, lịch sử, sự sáng tạo và thậm chí còn có cả sự châm biếm của người Hàn. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc về ý nghĩa của câu nói cùng với sự ví von này trong văn hóa người Hàn là gì.
Hình tượng của con hổ trong văn hóa Hàn Quốc
Thực tế, nguồn gốc của câu nói “Xưa, xưa lắm, ở cái thời mà loài hổ vẫn còn hút thuốc…” được bắt nguồn từ hình tượng con hổ cùng với quan niệm hút thuốc trong văn hóa dân gian của Hàn Quốc.
Thông tin từ Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc cho biết, loài hổ mang một dấu ấn văn hóa vô cùng sâu đậm đối với truyền thuyết của nước này. Nhờ địa hình nhiều đồi núi cùng với thung lũng, loài hổ trở nên là một trong số những con vật rất phổ biến tại đất nước châu Á này. Bên cạnh đó, trong hình tượng dân gian thì những con hổ luôn duy trì một tính nhị nguyên thú vị: Nó vừa là kẻ dẫn đường cho các anh hùng trên con đường chinh phục sức mạnh và đại diện cho những linh hồn nhân ái, vừa là kẻ thù hung dữ chuyên ngáng đường họ.
Bên cạnh đó, nếu như xét về mặt ẩn dụ, những con hổ mang hình tượng uy quyền cùng với sức mạnh đối với con người. Ví dụ như, hổ thường xuyên được khắc họa trong các bức tranh vẽ và bích họa với hình ảnh chuyên canh giữ mộ phần của hoàng tộc. Nói cách khác, những con hổ tượng trưng cho tầng lớp thống trị ở trong xã hội ngày xưa.
Bên cạnh đó, thuốc lá dù vẫn chưa có lịch sử xuất hiện quá lâu, thế nhưng đây lại trở thành biểu tượng vô cùng thú vị trong văn hóa Hàn Quốc và thường gắn liền với việc phân chia giai cấp. Thực tế, thuốc lá được du nhập vào xứ sở kim chi từ những năm 1600. Thời điểm đó, người dân nơi này tin rằng, hút thuốc lá trở thành một phương pháp trị liệu tốt cho sức khỏe. Vì thế, nó nhanh chóng trở thành thói quen “quốc dân” ở nơi này, từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng có thể hút thuốc. Theo Korea Times, mọi người khi ấy đua nhau hút thuốc để “rèn luyện” sức khỏe, đâu đâu cũng có thể bắt gặp cảnh tượng người dân đang hút thuốc lá.
Trong thời kỳ đó, dù mọi người vẫn được hút thuốc như bình thường, thế nhưng giới bình dân lại không được phép buôn lậu thuốc lá hoặc hút thuốc trước một lễ kỷ niệm nhất định. Đồng thời, họ cũng không được phép hút thuốc ở trước mặt những người thuộc tầng lớp cao hơn mình. Chính vì thế, cụm từ “Xưa, xưa lắm, ở cái thời mà loài hổ vẫn còn hút thuốc…” ra đời như một cách đả kích dân gian cũng như ẩn dụ về việc tầng lớp thống trị phong kiến được hút thuốc một cách tự do, thoải mái trong khi những người dân bình thường lại ngước nhìn với vẻ mặt ghen tị.
Theo thời gian và trải qua nhiều thế hệ, cộng thêm những sự thêm bớt nhất định, cụm từ “Xưa, xưa lắm, ở cái thời mà loài hổ vẫn còn hút thuốc…” cũng dần dần trở thành “văn mẫu”, bắt đầu cho những câu chuyện còn cổ xưa hơn cả lịch sử thuốc lá. Đương nhiên, nét nghĩa đả kích của câu “Xưa, xưa lắm, ở cái thời mà loài hổ vẫn còn hút thuốc…” cũng đã phai mờ hơn theo thời gian nhưng nguồn gốc của nó vẫn tồn tại vô cùng rõ ràng. Bên cạnh đó, câu nói này là một trong những minh chứng sâu sắc nhất về một xã hội vốn luôn luôn mong muốn có thể đấu tranh giành được sự bình đẳng cho tất cả mọi người.