meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Góc kỳ lạ: Tại sao nhiều người thường bị bóng đè khi ngủ, dù sợ đến mấy cũng không thể thoát khỏi?

Thứ sáu, 14/10/2022-17:10
Nhiều người tin tưởng rằng, hiện tượng bóng đè là do người âm gây ra hoặc một nguyên nhân kỳ bí nào khác. Trong dân gian cho rằng, những người bị bóng đè là những người "yếu bóng vía". Thế nhưng, sự thật có phải như vậy?

Dưới con mắt khoa học

Bóng đè được gọi là chứng tê liệt khi ngủ, một hiện tượng rối loạn giấc ngủ khoogn có toornt hương thực tế. Trên thế giới, cứ 10 người lại có 4 người từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Những triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện từ 14-17 tuổi và có thể mang tính di truyền. 

Khi bị bóng đè, một phần não bộ vẫn hoạt động bình thường nhưng hệ thần kinh vận động lại không hoạt động dù não phát đi tín hiệu điều khiển và khiến cơ thể không cử động được. Vì thế, dù có thể thức giấc một cách tỉnh táo nhưng mọi người lại không thể cử động, dù bên ngoài như đang ngủ nhưng thực chất họ đang chìm trong sợ hãi.

Y học gọi bóng đè là một loại ảo giác và chia làm 3 nhóm:

Ảo giác thực tế: Loại này phổ biến nhất và thường xuất hiện ở cuối giấc ngủ. Theo mô tả của nhiều người, họ cảm giác như có thứ gì đang đè lên ngực, bụng khiến họ tê dại, không thở được và cũng không thể nào đẩy vật đó ra được. 


Khi bị bóng đè, một phần não bộ vẫn hoạt động bình thường nhưng hệ thần kinh vận động lại không hoạt động dù não phát đi tín hiệu điều khiển và khiến cơ thể không cử động được
Khi bị bóng đè, một phần não bộ vẫn hoạt động bình thường nhưng hệ thần kinh vận động lại không hoạt động dù não phát đi tín hiệu điều khiển và khiến cơ thể không cử động được

Ảo giác đột nhập: Khi bị bóng đè, khoảng 5% bệnh nhân có ảo giác nhìn thấy những điều đáng sợ như nghe tiếng bước chân, hình ảnh đáng sợ, có người lạ vào phòng, có người ngồi ngay đầu giường, giọng nói ai đó ngay sát cạnh… Mọi việc xảy ra chân thực đến nỗi họ nghĩ mình đang thức, cảm giác sợ hãi khiến cơ thể tê cứng, khó thở hoặc có thể là thở dốc, đến khi tỉnh dậy thấy cơ thể mỏi nhừ, đó là hậu quả của những cơn co cơ.  

Ảo giác thăng bằng: Hiện tượng này có thể liên quan tới chứng rối loạn tiền đình. Họ thường cảm giác mình bị rơi xuống vực sâu, ngã từ tòa nhà cao tầng vô cùng chân thực. Khi rơi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đất, chỉ rơi lưng chừng là đã tỉnh giấc vì quá sợ hãi…

Hiện tượng bóng đè có thể xảy ra trong vài giây nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút. Có những trường hợp đã tỉnh dậy sau khi bị bóng đè nhưng lại ngủ thiếp đi và tiếp tục bị bóng đè lần nữa. Đôi khi tỉnh dậy họ sẽ không nhớ được những chuyện xảy ra nhưng lại rất mệt mỏi, đau đầu, toàn thân đầy mồ hôi. 

Thực tế, có người ghi nhận lại hiện tượng bóng đè, khẳng định đây chỉ là một giấc mơ, giấc mơ này tái hiện những gì con người ghi nhận được trước khi chìm vào giấc ngủ. Trong mơ, con người tin mình đã thức, mắt đã mở và có thể nhìn thấy xung quanh, thế nên cơ thể muốn ngồi dậy nhưng không được. Và thế là ác mộng bắt đầu. Người ra cố vận động tay chân của mình trong mơ nhưng không thành, những người có mặt hay ở gần trước khi ngủ sẽ thấy trong mơ để cầu cứu. Cảnh tiếp theo là thấy người bên cạnh, cố gắng gọi nhưng không thể phát ra tiếng, cố gắng tạo ra tiếng động nhưng thực tế lại không thể cử động. Sau đó, trạng thái nguy hiểm được khởi động, tim đập nhanh hơn, mồ hôi toát ra. 

Bóng đè đến từ đâu?

Theo y học hiện đại, hiện tượng bóng đè được gây ra bởi sự chồng chéo bất thường của ngủ động (hoặc ngủ mơ) và những giai đoạn thức dậy khi ngủ. Bình thường trong giấc ngủ động, bạn sẽ trải nghiệm nhiều kích thích dưới dạng giấc mơ, não sẽ mất đi ý thức và hoàn toàn ngủ. Một chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt được tiết ra để gây tê liệt gần như toàn bộ các cơ bắp, đó là cơ chế bất động của ngủ động. Điều này giúp chúng ta không chạy trên giường ở trong mơ khi bị rượt đuổi. 


Theo y học hiện đại, hiện tượng bóng đè được gây ra bởi sự chồng chéo bất thường của ngủ động (hoặc ngủ mơ) và những giai đoạn thức dậy khi ngủ
Theo y học hiện đại, hiện tượng bóng đè được gây ra bởi sự chồng chéo bất thường của ngủ động (hoặc ngủ mơ) và những giai đoạn thức dậy khi ngủ

Khi bị bóng đè, bạn sẽ trải nghiệm những trạng thái bình thường của ngủ động: Đang mơ, cơ bắp bị tê liệt, chỉ có não và ý thức, hoàn toàn tỉnh táo. Vì thế, chúng ta tưởng tượng bản thân đang gặp phải nhiều thế lực nguy hiểm. Cơ chế bất động của ngủ động cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát hơi thở. Khi đó, hơi thở sẽ nông và gấp hơn, cảm giác như bị tắc nghẽn đường thở. Cộng thêm phản ứng sợ hãi khi nghĩ mình bị tấn công sẽ kích hoạt phản ứng khiến cơ thể cần nhiều oxy hơn, gây nên cảm giác ngộp thở như có áp lực đang đè lên ngực.  

Theo Tiến sĩ Clete Kushida - Trung tâm Y tế Sleep Stanford ở Redwood, California (Hoa Kỳ), ngoài rối loạn trong chu kỳ giấc ngủ, hiện tượng bóng đè còn có thể là triệu chứng của một số bệnh tâm thần. Những người bị chấn thương tâm lý hoặc trầm cảm thường ghi nhận tần suất bị bóng đè khá cao. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở những người khỏe mạnh nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Đồng thời, bóng đè còn thường xuất phát từ căng thẳng tâm lý hoặc áp lực từ công việc và cuộc sống; những người mới ốm dậy; chế độ sinh hoạt không đều đặn; người mắc chứng ngủ rũ.  

Làm sao để tránh được bóng đè?

Cách hạn chế tốt nhất tình trạng bóng đè là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, suy nghĩ lạc quan, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tập yoga, thiền… Đồng thời, việc tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tránh được rối loạn giấc ngủ. Nằm ngủ trong tư thế thoải mái, quần áo rộng rãi, phòng ngủ thoáng khí, có thể sử dụng gối nằm bằng các loại thảo dược hoặc dược liệu có tác dụng thư giãn và an thần… Đồng thời, học cách thích nghi và cân bằng công việc với cuộc sống, giảm tải áp lực và căng thẳng. 

Bên cạnh đó, mọi người có thể áp dụng một số cách sau:

Cử động nhẹ ngón chân hoặc cố nắm chặt bàn tay lại. Tập trung tất cả sự chú ý vào ngón chân, cố gắng di chuyển. Điều này sẽ giúp bạn chống lại cơn bóng đè bởi chỉ cần cơ thể cử động được thì sẽ thoát khỏi trạng thái bị bóng đè (nếu nhẹ) ngay lập tức. 


Cách hạn chế tốt nhất tình trạng bóng đè là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, suy nghĩ lạc quan...
Cách hạn chế tốt nhất tình trạng bóng đè là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, suy nghĩ lạc quan...

Hướng sự chú ý vào hơi thở, tập trung vào việc hít thở có kiểm soát. Điều này có thể giúp giảm cảm giác đau ngực khi bị bóng đè và kiểm soát nỗi sợ hãi tốt hơn. Nếu không thể cử động được ngón chân hay bàn tay, thứ duy nhất là những hơi thở sâu sẽ giúp bạn trấn an nỗi sợ của bản thân. Hãy hít vào một cách từ từ, sau đó nén hơi xuống sao cho phần bụng căng lên rồi thở ra mạnh hết cỡ để vùng cơ bụng này có thể chuyển động. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh lại, cơ thể có thể cử động và thoát khỏi tình trạng bóng đè. 

Nhờ người nằm chung giường có thể chú ý đến dấu hiệu của bóng đè, đánh thức bạn mỗi khi thở gấp hoặc có những tiếng kêu ú ớ những khi đang ngủ. Nếu cảm thấy bị kìm hãm và không thể chuyển động, bạn đừng cố gắng chống cự bởi điều này chỉ khiến cơ thể bị áp lực nhiều hơn, nỗi sợ hãi cũng vì thế mà gia tăng. Thay vào đó, hãy cố gắng thả lỏng cho cơ thể trải dài hoàn toàn trên giường, trấn an bản thân rằng chuyện này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng kết thúc. 

Những lúc bị bóng đè, hãy nghĩ đến người mà mình yêu quý hoặc bề trên mà bạn vô cùng kính ngưỡng cũng sẽ mang đến cho bạn cảm giác an toàn. Bạn có thể tập trung để niệm Phật hiệu hoặc Kinh Phật, Kinh Thánh, bạn sẽ cảm thấy bản thân đang được che chở, trạng thái không tốt này cũng sẽ nhanh chóng qua đi. Ngoài tập thể dục thể thao, một số phương pháp khác như tập dưỡng sinh hoặc ngồi thiền cũng có tác động rất tốt đến tinh thần. Tinh thần minh mẫn, thông tuệ sẽ ít chịu chi phối của các cảm xúc tiêu cực hoặc căng thẳng, đồng thời hạn chế được việc bị bóng đè.

Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể tham khảo một số biện pháp dân gian như: Đặt con dao ở đầu giường (dưới chiếu) hoặc dưới gầm giường, để một ít tỏi đã thái lát. Những lúc như thế, chỉ cần sử dụng một con dao cùn và không có khả năng sát thương cỡ nhỏ là đủ. Ngoài ra, không nên đặt khung ảnh to ở đầu giường, kê đầu giường tránh cửa sổ hoặc đối diện với gương soi.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

13 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

13 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

13 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

13 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước