meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nền kinh tế toàn cầu chịu thiệt hại lớn từ cuộc khủng hoảng dầu diesel

Thứ năm, 24/11/2022-13:11
Sự khan hiếm của dầu diesel - nhiên liệu quan trọng nhất thế giới đang ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực.

Theo Báo tin tức, các loại máy móc xây dựng, sản xuất và nông nghiệp hay xe tải, xe lửa hay tàu thủy đều cần tới dầu diesel để hoạt động. Dầu diesel cũng được dùng để sưởi ấm nhà cửa. Tại một số khu vực, diesel cũng được dùng để phát điện khi khí đốt tự nhiên đắt đỏ.

Sắp tới, đa số các khu vực trên hành tinh sẽ phải đối mặt với khả năng thiếu dầu diesel. Tình trạng này xảy ra trong bối cảnh nguồn cung trở nên khan hiếm ở hầu hết thị trường năng lượng trên toàn cầu, khiến lạm phát gia tăng và kiềm chế đà tăng trưởng.

Tình trạng này có thể gây nên tổn thất lớn, tác động đến mọi thứ từ giá gà tây đến hóa đơn sưởi ấm. Chuyên gia Mark Finley tại Viện Chính sách công Baker thuộc Đại học Rice nói rằng chi phí dầu diesel tại Mỹ tăng cao khiến nền kinh tế thiệt hại 100 tỷ USD. 


Dầu diesel khan hiếm trên toàn cầu
Dầu diesel khan hiếm trên toàn cầu

Dự trữ dầu diesel và dầu sưởi tại Mỹ đang ở mức thấp nhất 40 năm. Tình trạng cạn kho dự trữ cũng xảy ra ở khu vực Tây Bắc châu Âu. Từ tháng 3 năm sau, loại nhiên liệu này sẽ còn giảm mạnh hơn, sau khi lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực và cắt đứt khu vực này khỏi nguồn cung của Nga. 

“Đây chắc chắn sẽ là cuộc khủng hoảng dầu diesel lớn nhất mà tôi từng thấy”, theo Dario Scaffardi, cựu Giám đốc điều hành nhà máy lọc dầu Saras SpA ở Italy.

Trên thị trường giao ngay của New York, giá dầu diesel đã tăng khoảng 50% trong năm nay. Vào đầu tháng 11, giá của một gallon dầu diesel đã chạm mốc 4,9 USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

So với dầu thô, chênh lệch giá giữa loại nhiên liệu này đang lớn hơn. Điều này cho thấy hiện nay công suất lọc dầu đang bị giới hạn. Giá dầu diesel giao theo kỳ hạn tại Tây Bắc châu Âu cao hơn khoảng 40 USD/ thùng so với dầu Brent. Giá dầu diesel giao chậm của New York tháng 12 cũng cao hơn khoảng 12 cent so với giá giao tháng 1.

Nguyên nhân do đâu?

Công suất tinh chế còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn cung dầu thô khá hiếm, tuy nhiên đối với với dầu diesel và xăng thậm chí còn tồi tệ hơn. Đó là vì ảnh hưởng của dịch bệnh, sau khi những đợt phong tỏa diện rộng và kéo dài khiến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm đi và các nhà máy lọc dầu buộc phải đóng cửa những chi nhánh kém sinh lời nhất.

Bên cạnh đó, các khoản đầu tư vào lĩnh vực lọc dầu cũng bị sứt mẻ vì quá trình giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Công suất lọc dầu của Mỹ kể từ năm 2020 đã giảm hơn 1 triệu thùng/ ngày. Mặt khác gián đoạn vận chuyển và cuộc đình công của công nhân tại châu Âu cũng khiến hoạt động sản xuất lọc dầu bị ảnh hưởng.

Nền kinh tế toàn cầu chịu thiệt hại lớn từ cuộc khủng hoảng dầu diesel - ảnh 2

Khi EU thoát khỏi nguồn cung của Nga, mọi thứ có thể trở nên biến động hơn. So với bất kỳ nơi nào trên thế giới, châu Âu phụ thuộc nhiều vào dầu diesel hơn. Dữ liệu từ trang theo dõi vận tải biển Vortexa cho thấy hàng năm, có 500 triệu thùng dầu diesel được vận chuyển bằng tàu thủy mỗi năm, trong đó có một nửa đến từ những bến cảng của Nga. Từ mùa đông năm ngoái, Mỹ cũng đã dừng nhập khẩu dầu từ Nga.

Bên cạnh đó, phải đề cập tới sự xáo trộn trong cơ chế bù hoãn bán - chi phí bảo hiểm cao hơn. Không chỉ lớn bất thường, mức chênh lệch đó còn bù hoãn bán kéo dài một cách lạ thường. Theo đó, các nhà cung cấp có xu hướng bán ngay, thay vì dự trữ sản phẩm.

Những giao thức khẩn cấp

Tình trạng khan hiếm dầu diesel dọc theo Bờ Đông đã buộc các nhà cung cấp thực hiện quy trình khẩn cấp dù mùa đông còn chưa tới.

Vùng Đông Bắc là nơi tập trung nhiều dân cư nhất của Mỹ có nhiệt độ thường ở dưới mức đóng băng vào mùa đông. Nơi này cũng phụ thuộc nhiều vào dầu sưởi để giữ ấm ngôi nhà.

Chính phủ hiện đã nâng gần gấp 2 lần mức tăng dự tính về việc các gia đình dựa vào dầu sưởi có thể phải trả nhiều hơn 45% so với mùa đông 2021.

Vì Mỹ là nhà xuất khẩu nhiên liệu ròng, nên chắc chắn tình trạng thiếu dầu diesel nhiều ngày không thể xảy ra trên khắp nước Mỹ.

Tuy nhiên, giá tăng đột biến và tình trạng mất điện cục bộ sẽ xảy ra nhiều hơn, nhất là tại bờ Đông.

Lỗ hổng lớn

Lệnh trừng phạt của EU sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 2/2023 với những sản phẩm dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga. EU cần tìm ra nguồn cung thay thế nếu muốn nền kinh tế khu vực duy trì hoạt động. Thế nhưng, giải pháp đến nay vẫn chưa rõ ràng.

Các vấn đề tại châu Âu sẽ trầm trọng hơn vì mùa động lạnh giá. Lượng dầu tồn kho trên khắp vùng Tây Bắc sẽ giảm còn 211,9 triệu thùng trong tháng 3/2023. Đó sẽ là mức thấp nhất trong các kỷ lục ghi nhận từ năm 2011.

Nền kinh tế toàn cầu chịu thiệt hại lớn từ cuộc khủng hoảng dầu diesel - ảnh 3

Châu Âu vẫn đang nhập khẩu nhiều dầu diesel từ Nga, Ấn Độ, Saudi Arabia và một số nước khác khi thời hạn trừng phạt đến gần. Bởi vậy, hoạt động nhập khẩu qua đường thủy trong tháng 10 đã ghi nhận mức cao nhất tính từ đầu năm 2016.

Đức đã ghi nhận tình trạng khó khăn vì mực nước sông Rhine thấp làm hạn chế việc giao hàng và sản xuất. Sản lượng của Pháp đã giảm xuống vì loạt công nhân đình công.

Quốc gia nghèo hơn phải gánh chịu

Các nhà xuất khẩu như Ấn Độ và Trung Quốc có lợi hơn từ việc siết chặt nguồn cung nhiên liệu toàn cầu vì họ gửi hàng hóa tới các nước ở châu Âu - nơi có thể trả phí bảo hiểm cao hơn. Nhà tư vấn công nghiệp FGE cho biết dự kiến tổng xuất khẩu nhiên liệu từ Trung Quốc tăng 500.000 thùng/ngày lên gần 1,2 triệu thùng vào cuối năm.

Mặt khác, những quốc gia nghèo hơn sẽ phải gánh chịu vì không chi trả được cho giá cả tăng cao.

Sri Lanka đang phải chật vật mua nhiên liệu theo giá quốc tế và không thể bảo đảm có đủ nguồn cung. Thái Lan đã gia hạn cắt giảm thuế với dầu diesel nhằm bảo vệ người dùng trước tình trạng giá cả tăng. Theo dự báo của chính phủ Thái Lan, động thái này sẽ khiến doanh thu thiệt hại khoảng 551 triệu USD.

Cuộc khủng hoảng dầu diesel đã và đang gây thiệt hại lớn cho kinh tế toàn cầu, theo nhận định của Amrita Sen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty Energy Aspects.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước