Thị trường dầu mỏ toàn cầu bắt lệch sóng Trung Quốc
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, Chính phủ Trung Quốc chỉ có một số điều chỉnh nhỏ về vấn đề Zero Covid. Những điều chỉnh này có thể khiến các tác động của chính sách Zero COVID trở nên tồi tệ hơn. Vì vẫn chưa có loại vắc xin điều trị hiệu quả nên số ca bệnh có thể gia tăng. Thêm nữa, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại. Sự suy yếu này sẽ kìm hãm nhu cầu dầu khí của Trung Quốc.
Mặt khác, nếu nhu cầu dầu khí tại đây khởi sắc thì giá năng lượng sẽ tăng. Do đó, khi Trung Quốc không nhập nhiều dầu thô như trước thì giá loại “vàng đen” này sẽ hạ nhiệt. Trong năm qua, đà tăng giá năng lượng là một trong các nguyên nhân khiến cho “bộ đôi” độc hại đe dọa đến các nền kinh tế hàng đầu thế giới rơi vào suy thoái.
Zero Covid tạo ra lực cản lớn
Ngày 11/11, chính quyền Trung Quốc công bố 20 thay đổi nhỏ liên quan tới Zero Covid mà giới chức địa phương áp dụng trong suốt 3 năm nay. Hành khách hiện được nhập cảnh vào Trung Quốc sau khi cung cấp xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ.
Nguy cơ “công xưởng của thế giới” thiếu 30 triệu công nhân do người trẻ Trung Quốc “chê” việc làm tại nhà máy
Có vẻ như "công xưởng của thế giới" - Trung Quốc đang gặp rắc rối với nguồn lao động trẻ tương lai. Hơn 80% nhà sản xuất Trung Quốc cho biết họ thiếu hàng trăm nghìn công nhân trong năm 2022.Zero Covid của Trung Quốc có đang “làm khó” việc xuất khẩu heo qua đường tiểu ngạch của Việt Nam?
Thời điểm hiện tại, giá heo hơi của Trung Quốc đang cao hơn khá nhiều so với Việt Nam. Dữ liệu từ trang Zhu Wang cập nhật đến ngày 22/11, giá heo hơi Trung Quốc đang ở mức khoảng 25 nhân dân tệ cho 1kg, tương đương với khoảng 86.000 đồng/kg, cao hơn 32.000 đồng/kg so với giá trong nước.Muốn giảm bớt phụ thuộc vào USD, Trung Quốc âm thầm tích trữ 600 tấn vàng?
Sau 6 năm không công khai bất kỳ giao dịch mua vàng nào, Trung Quốc đã gây bất ngờ khi hé lộ nắm giữ 600 tấn vàng. Hiện tại, quốc gia này đang âm thầm tiếp tục tích trữ vàng.Du khách nước ngoài chỉ cần cách ly trong vòng 8 ngày, thay vì 10 ngày. Bên cạnh đó, những người được coi là “tiếp xúc gần với người tiếp xúc gần” người bệnh sẽ không cần cách ly.
Tuy nhiên, chính phủ nước này cũng công bố các điều chỉnh, Bắc Kinh yêu cầu cư dân thành phố phải xem xét hàng ngày và thường xuyên hơn. Oilprice.com cho biết, vấn đề cốt lõi của chiến lược mới nhất là những chính sách mang tính thỏa hiệp nửa vời: chúng chỉ khiến các vấn đề tồi tệ hơn.
Bất kỳ động thái nới lỏng nào cũng khiến ca nhiễm Covid tăng lên, bởi Trung Quốc chưa có vắc xin hiệu quả chống lại đại dịch. Trung Quốc đang thiếu loại vắc xin nhưng không chấp nhận sử dụng vắc xin của nước khác dù nhiều nhà sản xuất từng đề nghị cung cấp nguồn hàng đều đặn cho họ. Giới chức địa phương đang ưu tiên sử dụng vắc xin nội địa hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình từng ủng hộ những biện pháp chống dịch của Trung Quốc, nhiều lần nhắc tới Zero Covid như một chính sách mang tính dân tộc.
Đơn cử vào hồi tháng 4 năm nay, Chủ tịch nước Trung Quốc đã kêu gọi: "Chúng ta phải tuân thủ sự chính xác của khoa học, của chính sách Zero Covid một cách linh động… kiên trì mới là chiến thắng. Zero Covid là cuộc chiến của tất cả chúng ta nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan".
Hơn nữa, số ca nhiễm vẫn đang tăng cao khiến nhiều ca tử vong hơn, cũng một phần vì Trung Quốc chưa có vắc xin điều trị hiệu quả. Bắc Kinh vẫn từ chối nhập khẩu thuộc từ các nhà cung ứng nước ngoài, dù họ đã từng đề nghị cung cấp thuốc cho Trung Quốc.
Lập trường của ông Tập tại đảng hội đảng lần thứ 20 đã thể hiện gần như chắc chắn rằng cách tiếp cận của Trung Quốc đối với dịch Covid - 19 sẽ không thay đổi theo hướng có ý nghĩa trong thời gian này.
Người đứng đầu mảng chiến lược châu Á tại công ty dịch vụ tài chính SEB (Thuỵ Điển) - Bà Eugenia Fabon Victorino cho rằng: "Cam kết của Trung Quốc về chiến lược Zero Covid vào thời điểm này vẫn là thách thức lớn nhất của tăng trưởng kinh tế…".
"Các tuyên bố chính thức và tại đại hội đảng mời qua càng (giúp Bắc Kinh) khẳng định đây là chính sách rất phù hợp đối với đất nước" - Bà Victornio đã nhấn mạnh tain cuộc trao đổi với oilprice.com.
Vị chuyên gia này cho hay, vào năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi rất nhanh sau làn sóng Cobid lần thứ nhất khi việc hạn chế di chuyển của họ thành công ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.
Tuy nhiên, những biến chủng dễ lây lan này sai đó đã khiến số ca lây nhiễm ngày một gia tăng ở nhiều khu vực, bà Victorino lưu ý.
Trong vòng 1 tháng nay, ngay trước khi Bắc Kinh có sự điều chỉnh liên quan tới Zero Covid, 26 trong số 31 khu vực cấp tỉnh đã chứng kiến dịch bệnh bùng phát mạnh. Vào tuần trước, Uỷ ban Y tế Quốc gia thông báo có hơn 23.000 ca nhiễm mới trong ngày.
Tác động rõ rệt lên nhu cầu dầu thô
Zero Covid tác động một cách tiêu cực lên sức tăng trưởng kinh tế nước này. Chẳng hạn, chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) sản xuất đã sụt giảm bất ngờ vào tháng 10, xuống còn 49,2 điểm, giảm 0,9 điểm so với tháng trước.
Bên cạnh đó, nhập khẩu dầu thô trong 3 quý đầu tiên của Trung Quốc giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên chỉ số này sụt giảm trong cùng giai đoạn kể từ năm 2014.
Trải qua 6 tháng đầu năm 2022, triển vọng kinh tế Trung Quốc xấu đi đáng kể so với dự báo trước đó. Bà Victorino đến từ SEB đã hạ dự báo tăng trưởng GDP trong cả năm 2022 xuống 3,5%.
Tương lai của nền kinh tế Trung Quốc đang ảm đạm hơn, khiến cho nhu cầu năng lượng nước này cùng giá dầu thô thế giới tụt giảm.
Giá dầu giảm là điều mà các công ty năng lượng không muốn, tuy nhiên sẽ là thứ mà nền kinh tế toàn thế giới, nhất là các nước phát triển phương Tây đang rất cần.
Kể từ cuối quý III/2021, các nhà đầu tư trên mọi loại tài sản, hàng hóa đã chú ý tới sự kết hợp độc hại của áp lực lạm phát phình to vì chi phí năng lượng leo thang cùng lãi suất liên tục tăng cao nhằm chống lại xu hướng này.
Đồng thời, nhiều nhà phân tích e ngại việc lãi suất có xu hướng tăng mạnh hơn trong thời gian dài. Điều này sẽ đẩy các nền kinh tế phát triển rơi vào suy thoái.
Do đó, nếu nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sụt giảm dưới tác động của chính sách Zero Covid thì giá dầu có khả năng đi xuống. Như vậy sẽ giúp ích lớn cho cuộc chiến chống lạm phát của các ngân hàng trung ương toàn cầu.