meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguy cơ “công xưởng của thế giới” thiếu 30 triệu công nhân do người trẻ Trung Quốc “chê” việc làm tại nhà máy

Thứ ba, 22/11/2022-22:11
Có vẻ như "công xưởng của thế giới" - Trung Quốc đang gặp rắc rối với nguồn lao động trẻ tương lai. Hơn 80% nhà sản xuất Trung Quốc cho biết họ thiếu hàng trăm nghìn công nhân trong năm 2022. 

Công việc quá vất vả

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, anh Julian Zhu (32 tuổi) cho biết đã phải làm việc quần quật tại nhà máy dệt ở tỉnh Quảng Đông và chỉ được về nhà vào mỗi dịp lễ. Nếu như thế hệ trước, được làm việc tại nhà máy là cách để thoát nghèo cho dân nông thôn. Nhưng hiện tại, anh Zhu và hàng triệu lao động trẻ không thấy được sự hấp dẫn của một công việc lao động phổ thông với lương thấp, việc nặng, giờ làm kéo dài và rủi ro chấn thương cao. 

Hiện tại, Anh Zhu nghỉ việc ở nhà máy và kiếm sống bằng cách bán sữa và giao hàng cho một siêu thị tại Thâm Quyến. “Sau khoảng thời gian thì công việc tại nhà máy sẽ khiến đầu óc bạn tê liệt. Tôi đã không chịu nổi những áp lực lặp đi lặp lại mỗi ngày” - Zhu nói.

Hàng tháng, Zhu kiếm được tối thiểu là 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.421 USD), tùy theo số giờ làm việc. Mức thu nhập này gần gấp 2 lần tiền lương tại nhà máy. Tuy nhiên anh sẽ tốn thêm một khoản cho việc thuê nhà tại Thâm Quyến. 

Người trẻ ở độ tuổi 20 - 30 hiện nay đang từ chối làm việc tại các nhà máy. Điều này khiến cho tình trạng thiếu hụt nhân lực cho ngành sản xuất của Trung Quốc nghiêm trọng hơn. Các chủ nhà máy cho biết họ đang hướng đến việc sản xuất nhiều và nhanh hơn nếu có thế hệ lao động trẻ tuổi. Tuy nhiên, họ khó có thể tăng lương và tạo ra điều kiện lao động như kỳ vọng của lớp trẻ vì nếu làm vậy sẽ khiến lợi thế cạnh tranh giảm đi. 


Tình trạng thiếu hụt nhân lực cho ngành sản xuất của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng
Tình trạng thiếu hụt nhân lực cho ngành sản xuất của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng

Khảo sát của CIIC Consulting cho thấy, có trên 80% nhà sản xuất của Trung Quốc đang thiếu hàng trăm tới hàng nghìn nhân công trong năm 2022, tức khoảng 10 - 30% lực lượng lao động. Theo dự báo của Bộ Giáo dục Trung Quốc, đến năm 2025, đất nước sẽ thiếu khoảng 30 triệu công nhân sản xuất, nhiều hơn cả dân số của Úc.

Nguồn cung lao động trên giấy tờ của nước này đang dư dả. Khoảng 18% thuộc độ tuổi 16 - 24 đang thất nghiệp. Riêng năm 2022 có tới 10,8 triệu sinh viên tốt nghiệp và tiến vào thị trường lao động ảm đạm.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang bị giới hạn bởi các hạn chế dịch Covid - 19, cùng với những khủng hoảng của thị trường bất động sản và loạt chính sách kiểm soát khu vực tư nhân. Do đó, Trung Quốc phải đối mặt với sự tăng trưởng chậm nhất từ trước tới nay.

Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu khu vực miền nam Trung Quốc - Ông Klaus Zenkel cho biết, khoảng 2 thập kỷ trước, sinh viên tốt nghiệp chưa bằng 1/10 năm nay và GDP chỉ bằng 1/15 hiện tại. Khi đó ông điều hành một nhà máy tại Thẩm Quyến với 50 công nhân sản xuất phòng chắn từ tính dùng trong bệnh viện. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây đã tăng chóng mặt, nâng cao nguyện vọng của người trẻ và cũng làm công việc nhà máy trở nên mất ưu thế. “Sớm muộn gì chúng tôi cũng cần thêm lớp lao động trẻ, nhưng việc tuyển dụng ngày càng khó” - Klaus Zenkel chia sẻ. 

Giải pháp sẽ tới từ Việt Nam

Các nhà sản xuất cho biết họ đang có 3 phương án giải quyết cho tình trạng thiếu cung lao động là: Hy sinh lợi nhuận để tăng lương công nhân; Đầu tư vào tự động hóa; Chuyển cơ sở sản xuất sang các khu vực rẻ hơn như Việt Nam hoặc Ấn Độ. Tuy nhiên các nước chọn này đều khó thực hiện. 

Chủ nhà máy trong chuỗi cung ứng pin xe điện - Ông Liu cho biết, đã đầu tư vào các thiết bị sản xuất tiên tiến hơn. Tuy nhiên, công nhân lớn tuổi đang gặp khó với việc sử dụng thiết bị công nghệ. Ông phải cố gắng thu hút người trẻ bằng việc tăng 5% lương nhưng vẫn không được. 


Việc chuyển nhà máy tới khu vực giá rẻ hơn là một giải pháp chính
Việc chuyển nhà máy tới khu vực giá rẻ hơn là một giải pháp chính

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho biết, việc tự động hóa và nâng cấp công nghiệp sẽ là giải pháp tốt cho lực lượng lao động già hóa. Tuy nhiên việc tự động hóa cũng chỉ trong một giới hạn.

Bà Dotty - Một quản lý tại nhà máy xử lý thép không gỉ ở thành phố Phật Sơn cho biết họ đã tự động hóa hoạt động đóng gói sản phẩm và làm sạch bề mặt sản phẩm. Bà nói rằng việc cải tiến này quá đắt đỏ và công ty cần có lao động trẻ để duy trì sản xuất. 

“Các sản phẩm của chúng tôi rất nặng, cần có người để chuyển chúng giữa các công đoạn xử lý. Hoạt động này sẽ cần nhiều lao động làm việc dưới nhiệt độ cao. Chúng tôi đã rất khó khăn với việc tuyển dụng” - Bà Dotty giải thích. 

Mâu thuẫn bắt đầu

Tờ Reuters cho biết, trong vài thập kỷ qua, ngành chế tạo tại Trung Quốc hình thành sự cạnh tranh lớn so với những quốc gia khác nhờ vào chi phí lao động giá rẻ. Tuy nhiên, kỳ vọng duy trì hiện trạng này đang xảy ra xung đột với mong muốn về việc làm của giới trẻ. Người trẻ đang được giao dục tốt hơn và không muốn sống trong vòng luẩn quẩn chỉ ngủ-làm-ngủ để kiếm sống.


Người trẻ đang được giao dục tốt hơn và không làm việc chỉ để kiếm sống
Người trẻ đang được giao dục tốt hơn và không làm việc chỉ để kiếm sống

Thay vì chấp nhận một công việc chân tay, khoảng 4,6 triệu người Trung Quốc đã đăng ký học hệ sau Đại học trong năm 2022 - con số cao kỷ lục. Truyền thông nhà nước cho hay, đang có 6.000 đơn ứng tuyển vào mỗi vị trí công chức nhà nước. 

Nhiều thanh niên Trung Quốc đã lựa chọn lối sống “nằm thẳng” khi họ chỉ cần làm đủ sống thay vì vắt kiệt sức để mua nhà, mua xe. Những nhà kinh tế cho rằng, các lực lượng thị trường có thể buộc giới trẻ và các nhà sản xuất Trung Quốc hạ thấp nguyện vọng của mình. 

Giáo sư tài chính tại Đại học Hong Kong - Zhiwu Chen dự đoán: “Có lẽ tình hình thất nghiệp của giới trẻ phải tệ hơn thì sự chênh lệch cung - cầu nhân lực của các nhà máy mới có thể giải quyết”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước