Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng mạnh
BÀI LIÊN QUAN
Lũy kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 2,6 tỷ USDNhững thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022Năm 2023, đơn hàng của nhiều ngành xuất khẩu chủ lực sụt giảm nghiêm trọngTrong tháng 10, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt gần 152 triệu USD (tăng hơn 44% so với tháng 10/2021) sau khi nhiều sản phẩm ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch. Tính từ đầu năm đến nay, đây là tháng duy nhất xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc chứng kiến mức tăng trưởng dương.
Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 10 ghi nhận những dấu ẩn khởi sắc nhất định khi tăng 23% so với tháng trước và tăng 28% so với tháng 10/2021, khi đạt 310 triệu USD.
Đặc biệt, trong tháng 10, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng mạnh khi đạt 152 triệu USD, tăng 44% so với tháng 10 năm ngoái. Đây là tháng duy nhất rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chứng kiến mức tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay. Xuất khẩu rau quả sang thị trường quốc gia tỷ dân này tính đến hết tháng 10 đã đạt 1,2 tỷ USD, giảm gần 26% so với cùng kỳ năm 2021.
Dù có nhiều tin tích cực từ thị trường Trung Quốc nhưng xuất khẩu rau quả vẫn khó đạt 3,5 tỷ USD
Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách Zero Covid nghiêm ngặt, xuất khẩu rau quả năm nay sẽ khó có thể đạt mức 3,5 tỷ USD vì những mặt hàng giá trị cao điển hình như sầu riêng đã ở cuối vụ, theo đại diện của Vinafruit. Tuy nhiên, chuyên gia này đưa ra dự báo rằng ngành rau quả sẽ bùng nổ vào năm sau.Xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn chưa tới hết các thị trường châu Á
Nhiều thị trường tiềm năng tại khu vực châu Á đang bị bỏ ngỏ, điều này cảnh tỉnh ngành rau quả Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện những hạn chế của mình.Xuất khẩu rau quả khởi sắc, dự báo tăng trưởng mạnh dịp cuối năm
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 10 đã cho thấy sự hồi phục trở lại. Đây là mặt hàng được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong dịp cuối năm sau khi chính sách Zero Covid của Trung Quốc được nới lỏng.Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả, việc Trung Quốc áp dụng chính sách phong tỏa Zero Covid đã khiến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam tới thị trường này giảm mạnh.
Thế nhưng, xuất khẩu rau quả thời gian gần đây có nhiều tín hiệu khả quan khi các loại rau quả như sầu riêng, chanh leo, chuối và gần đây nhất là yến sào và khoai lang liên tiếp lọt vào trong danh sách được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả tới thị trường này trong giai đoạn tới.
Theo dự báo của ông Nguyên, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm có khả năng sẽ tăng trở lại. Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả tới Trung Quốc có thể tăng trưởng khoảng 20-30% khi bước sang năm 2023, thời điểm mà các Nghị định thư bắt đầu thực hiện.
Xuất khẩu hàng rau quả tính đến hết tháng 10 giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 2,75 tỷ USD. Trong số đó, xuất khẩu rau quả tới thị trường Mỹ tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 219 triệu USD, Nhật Bản tăng 6% khi đạt 141 triệu USD, còn Thái Lan đạt 153 triệu USD.
Trước đó, theo đánh giá của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Vinafruit, xuất khẩu rau quả năm 2022 khó có thể đạt mốc 3,5 tỷ USD, và con số sẽ rơi vào khoảng 3,1 - 3,2 tỷ USD là khả quan nhất, ứng với mức giảm 10% so với năm ngoái.
Theo Đại diện Cục Xuất nhập khẩu, ngành rau quả Việt Nam cần tiếp tục dịch chuyển về cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ theo hướng tăng sản phẩm chế biến. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần thúc đẩy đầu tư cho công nghệ xử lý, sau thu hoạch và phát triển logistics nhằm phục vụ vận chuyển các chuyến hàng rau quả.