meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn chưa tới hết các thị trường châu Á

Thứ tư, 19/10/2022-08:10
Nhiều thị trường tiềm năng tại khu vực châu Á đang bị bỏ ngỏ, điều này cảnh tỉnh ngành rau quả Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện những hạn chế của mình.

Bangladesh là thị trường mà chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào khai thác được dù quốc gia này mỗi năm có nhu cầu nhập khẩu rau quả với kim ngạch 900 triệu USD. Đối với các thị trường lớn trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản thì thị phần nhập khẩu rau quả Việt Nam còn quá nhỏ.

Nhìn nhận về "khoảng trống" trên thị trường xuất khẩu rau quả khu vực châu Á hiện tại, Ông Đỗ Quốc Hưng - Phó vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi đưa dẫn chứng về thị trường Bangladesh tại Nam Á nhập khẩu rau khoảng 200 triệu USD/năm (chủ yếu là cà chua, hành, tỏi) và trái cây khoảng 700 triệu USD/năm (chủ yếu là hạt điều, nho, táo, lê). 


Thị phần rau quả Việt Nam ở các thị trường châu Á còn rất nhỏ
Thị phần rau quả Việt Nam ở các thị trường châu Á còn rất nhỏ

Tuy nhiên lại chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào khai thác được mảng xuất khẩu rau quả vào thị trường Bangladesh.

Thị phần không đủ mạnh

Với Ấn Độ, ông Hưng cho rằng riêng sản phẩm rau, kim ngạch nhập khẩu mỗi năm khoảng 2 tỷ USD, nhập khẩu trái cây là 2,4 tỷ USD/năm. Nhưng xuất khẩu rau Việt Nam vào thị trường này lại rất khiêm tốn khi chỉ đạt 7 triệu USD/năm. Còn xuất khẩu trái cây Việt cũng chỉ đạt vài triệu USD/năm trong vài năm gần đây.

Còn với Nhật Bản - Một trong các thị trường lớn của xuất khẩu rau quả châu Á, theo ông Hưng thì đây là thị trường có quy mô dân số trên 120 triệu dân, dung lượng nhập khẩu rau quả gần 20 tỷ USD/năm. 

Đây là thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đẩy mạnh khai thác, dành thị phần lớn hơn trong thời gian tới khi mà thị phần nhập khẩu rau quả từ Việt Nam vào Nhật Bản còn hạn chế, chỉ khoảng 3%. 

Chẳng hạn như nhu cầu nhập khẩu chuối tươi của Nhật khoảng 64 tỷ yên/năm, tuy nhiên thị phần chuối Việt lại chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp. Thị phần lớn chủ yếu rơi vào tay của các quốc gia như Philippines, Ecuador, Mexico, Israel, Nam Phi.

Hay như nhập khẩu chanh tại thị trường Nhật thông thường là 9 tỷ yên/năm, chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Nam Phi, Chi Lê.

"Các sản phẩm trái cây chính phục vụ nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản như dứa, xoài, dưa hấu hiện nay đều do các nước xuất khẩu khác (Philippines, Mỹ, Mexico…) chiếm được thị phần lớn. Trong khi Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng để xuất khẩu loại trái cây này" - Ông Hưng lưu ý.


Mọi loại rau quả nhập khẩu chính vào Nhật Bản dù có nhu cầu rất lớn nhưng Việt Nam lại hạn chế về mặt cung cấp
Mọi loại rau quả nhập khẩu chính vào Nhật Bản dù có nhu cầu rất lớn nhưng Việt Nam lại hạn chế về mặt cung cấp

Bên cạnh đó còn có rau tươi, riêng mặt hàng bắp cải, súp lơ thì Nhật Bản nhập khẩu khoảng 11 tỷ USD/năm và nhà cung cấp chính là Mỹ, đứng thứ 2 và thứ 3 là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hay như hành lá, Nhật Bản có nhu cầu nhập khoảng 11 tỷ USD/năm, trong đó Trung Quốc đã chiếm 58% thị phần, Mỹ chiếm 21% thị phần, Thái Lan chiếm 4% và New Zealand cũng chiếm 4%... 

Với mặt hàng cà rốt, Nhật Bản mỗi năm sẽ nhập khẩu 4 tỷ USD, Trung Quốc chiếm tới 82% thị phần. Số lượng nhập khẩu từ Việt Nam rất nhỏ nên không được thống kê.

Tại hội nghị khởi động triển lãm Hortex Vietnam 2023 (chuyên ngành sản xuất và chế biến rau - hoa - quả tại Việt Nam) được tổ chức vào ngày 11/10 tại TP. Hồ Chí Minh. Ông Đỗ Quốc Hưng chia sẻ và bày tỏ về mối băn khoăn khi gần như mọi loại rau quả nhập khẩu chính vào Nhật Bản dù có nhu cầu rất lớn nhưng Việt Nam lại hạn chế về mặt cung cấp.

Từ hạn chế tìm cách giải quyết

Kể cả Việt Nam đang là nhà sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới, nhưng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Nhật Bản chỉ khoảng 36 tỷ yên/năm, trong đó 88% thị phần của Ấn Độ, còn Việt nam chỉ có 9,3%.

Thêm nữa, quả dừa - loại quả là thế mạnh của Việt Nam, tuy nhiên Philippines vẫn chiếm 87% thị phần nhập khẩu của Nhật Bản, Thái Lan chiếm 9%, còn Việt Nam lại rất ít.

Giới chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm cơ hội, lợi thế để gia tăng xuất khẩu rau quả khi Việt Nam có ưu đãi về thuế từ 15 hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt là thuế nhập khẩu về rau quả.

Đây là lợi thế hàng đầu không phải quốc gia nào cũng có được. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có ưu thế về diện tích trồng trọt và đa dạng về sản phẩm rau quả.


Tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch XK và tỷ trọng rau quả chế biến vẫn còn thấp
Tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch XK và tỷ trọng rau quả chế biến vẫn còn thấp

Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong xuất khẩu của Việt Nam nằm ở vấn đề tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch XK vẫn còn thấp, tỷ trọng rau quả chế biến cũng tương tự. Đáng nói là cơ cấu thị trường chưa phong phú và còn phụ thuộc vào vài thị trường chủ lực.

"Một trong những hạn chế của xuất khẩu rau quả là không có sự đa dạng về thị trường, còn phụ thuộc vào các thị trường chính. Nếu thị trường chính gặp vấn đề thì dù doanh nghiệp Việt có chủ động, chuyển hướng thế nào thì sự chuyển hướng đó cũng không đủ để bù đắp vào sự thiếu hụt tại thị trường lớn" - Ông Hưng nói.

Vì vậy, để tăng thêm thị phần rau quả tại những thị trường tiềm năng khu vực châu Á thì đòi hỏi ở khâu phổ biến thông tin thị trường cần đẩy mạnh hơn nữa tới các nhà sản xuất.

Mặt khác, nhìn nhận dưới góc độ doanh nghiệp, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T - Ông Nguyễn Đình Tùng lưu ý rằng, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chưa đủ thực lực tạo ảnh hưởng lớn để quy hoạch lại vùng trồng lớn nhằm cạnh tranh được với các đối thủ quốc tế.

Theo ông Tùng, khi Việt Nam đàm phán để được xuất khẩu chính ngạch một loại quả vào một thị trường lớn, cần lưu ý về sản lượng của mặt hàng đó, vùng trồng có quanh năm hay không, công nghệ bảo quản hiện nay có đảm bảo độ dài ngày (khoảng 40 - 50 ngày) khi xuất đến nơi hay không.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

7 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

7 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

7 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước