Xuất khẩu rau quả khởi sắc, dự báo tăng trưởng mạnh dịp cuối năm
BÀI LIÊN QUAN
Biến động tỷ giá ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp xuất khẩuCà phê bước vào giai đoạn khó khăn sau niên vụ xuất khẩu kỷ lục: Nguyên nhân do đâu?Tháng 10/2022, xuất khẩu gạo tăng cao kỷ lụcSố liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm đã giảm 8% so với cùng kỳ khi đạt hơn 2,7 tỷ USD.
Thế nhưng, trong thời gian gần đây, xuất khẩu mặt hàng này đang cho thấy sự khởi sắc trở lại. Xuất khẩu rau quả tính riêng trong tháng 10 đạt 309,7 triệu USD, tăng 22,9% so với tháng 9 và tăng 28,3% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tháng 10 cũng là tháng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ngành rau quả trong nửa năm qua.
Xuất khẩu rau quả trong tháng 10 tới những thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, Nhật Bản, UAE, Trung Quốc hay Hà Lan đều ghi nhận tăng so với tháng 9.
Tin vui là xuất khẩu rau quả tới thị trường Trung Quốc đã được khơi thông với kim ngạch trong tháng vừa qua đạt 151,7 triệu USD, đã tăng 64,4% và tăng 44,2% lần lượt so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái.
Biến động tỷ giá ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp xuất khẩu
Tỷ giá USD tăng lên sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là về lĩnh vực nông sản và thủy sản... Tuy nhiên với những doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ tiêu thụ trong nước, những đơn vị nhập khẩu nguyên phụ liệu lại không được khả quan như thế.Lũy kế 10 tháng năm nay, xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục gần 3,3 tỷ USD
Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê đã đem về gần 3,3 tỷ USD, kim ngạch tăng 33,7%.Dự báo xuất khẩu phân bón năm nay vượt ngưỡng 1 tỷ USD
Năm 2022, xuất khẩu phân bón được cho là có thể vượt mốc 1 tỷ USD. Đây là một con số kỷ lục được Hiệp hội phân bón dự báo dựa theo tình hình phân bón trên toàn cầu đang thiếu hụt. Ngoài ra, nhiều khả năng giá phân bón cũng sẽ bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm nay hoặc từ đầu năm sau.Đến hết tháng 10, Trung Quốc vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD, tuy nhiên đã giảm 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tỷ trọng của Trung Quốc đã giảm xuống còn 44% so với mức 54,5% của cùng kỳ.
Sự kiên định áp dụng chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam tới thị trường này trong những tháng đầu năm.
Mặc dù xuất khẩu rau quả của nước ta tới Trung Quốc sụt giảm, tuy nhiên tới các thị trường khác như Hàn Quốc, Thái Lan hay Mỹ đều tăng so với cùng kỳ.
Trong số đó, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đứng thứ 2 là Mỹ với kim ngạch đạt 21,5 triệu USD trong tháng 10, đã tăng 16,6% so với tháng trước. Sau 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng 18,8% đạt 219 triệu USD.
Với việc Trung Quốc chuẩn bị nới lỏng Zero Covid và mở cửa cho một số loại hoa quả của Việt Nam, xuất khẩu rau quả nước ta được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Thông thường, quý IV cũng là thời điểm mà Trung Quốc tăng cường nhập khẩu rau quả nhằm phục vụ cho mùa lễ Tết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc hồi đầu tháng này đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với chuối xuất khẩu của Việt Nam tới Trung Quốc. Trước đó, yêu cầu tương tự cũng được ký với quả chanh leo và sầu riêng.
Gần đây nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã nhận được công điện hỏa tốc của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc về Nghị định thư xuất khẩu tổ yến, khoai lang của Việt Nam tới Trung Quốc.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết xuất khẩu rau quả có nhiều tín hiệu vui như Trung Quốc và Việt Nam đã ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch, chanh dây được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bởi vậy, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí khắt khe để xuất khẩu rau quả phát triển mạnh, và mỗi thị trường sẽ có những quy định riêng.
Ví dụ như xuất khẩu sang Mỹ thì hàng rau quả không được chứa 7 loại chất cấm về dư lượng, có mã số nhà máy đóng gói do Mỹ cấp, mã vùng trồng hay nhà máy đạt chuẩn ISO HACCP… Ngoài ra, trái cây tươi phải được chiếu xạ do nhân viên kiểm dịch của Mỹ kiểm tra tại chỗ trước khi xuất khẩu đến thị trường này.