meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dù có nhiều tin tích cực từ thị trường Trung Quốc nhưng xuất khẩu rau quả vẫn khó đạt 3,5 tỷ USD

Chủ nhật, 18/09/2022-21:09
Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách Zero Covid nghiêm ngặt, xuất khẩu rau quả năm nay sẽ khó có thể đạt mức 3,5 tỷ USD vì những mặt hàng giá trị cao điển hình như sầu riêng đã ở cuối vụ, theo đại diện của Vinafruit. Tuy nhiên, chuyên gia này đưa ra dự báo rằng ngành rau quả sẽ bùng nổ vào năm sau.

Khó đạt được mức 3,5 tỷ USD

Theo VietnamBiz, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu rau quả trong tháng 9 đạt mức 273 triệu, tăng 9% so với tháng 7. Xuất khẩu rau quả sau 8 tháng đầu năm đạt mức gần 2,2 tỷ USD, đã giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ghi nhận, xuất khẩu rau quả tới những thị trường trọng yếu như Trung Quốc đã giảm 32,5% so với cùng kỳ năm trước với mức 967,5 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu rau quả được kỳ vọng sẽ khởi sắc sau một thời gian dài u ám khi Trung Quốc đồng ý để Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sầu riêng và chanh leo.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã có buổi trao đổi cho biết bình quân kim ngạch xuất khẩu rau quả 8 tháng đầu năm rơi vào khoảng 250-260 triệu USD/tháng.


Xuất khẩu rau quả năm nay khó có thể đạt được mức 3,5 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả năm nay khó có thể đạt được mức 3,5 tỷ USD

Ông Nguyên dự báo: “Xuất khẩu rau quả năm nay khó có thể đạt được mức 3,5 tỷ USD với đà tăng trưởng này. Con số khả quan sẽ là 3,1 – 3,2 tỷ USD, ứng với mức giảm 10% so với năm ngoái”.

Về cơ bản, đại diện Vinafruit nhận định rằng do Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách Zero Covid nên xuất khẩu rau quả năm nay sẽ chậm lại. Trong khi đó, những thị trường khác như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn tăng trưởng tốt, tuy nhiên giá trị lại không cao và không thể bù lại cho những gì mà thị trường Trung Quốc để lại.

Trong khi đó, chanh leo mới chỉ được xuất khẩu thí điểm nên số lượng và kim ngạch chưa lớn, còn mặt hàng sầu riêng được xuất khẩu những lô đầu tiên nhưng lại đang là cuối vụ nên sản lượng thu hoạch không còn nhiều.

Bởi vậy, 4 tháng cuối năm nay sẽ là giai đoạn mà Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu những đơn hàng đầu tiên, và chuẩn bị cho những sự khởi sắc vào năm sau.

Ông Nguyên nói: “Việt Nam sẽ ghi nhận lượng xuất khẩu rau quả bùng nổ trong năm sau, nhất là ở thị trường Trung Quốc. Vừa qua, đợt hạn hán tại Trung Quốc đã để lại hậu quả rằng nhiều diện tích trái cây bị hư hại, vì vậy quốc gia này sẽ đẩy mạnh nhập khẩu để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói cho đến chính vụ sầu riêng (tháng 4,5/2023). Kim ngạch chung sẽ tăng trưởng mạnh nhờ việc xuất khẩu loại quả có giá trị cao này”. 

Ở một mặt khác, do người tiêu dùng tại Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản có xu hướng chú ý đến sức khỏe nên các thị trường này sẽ tiếp tục đà tăng trưởng của năm ngoái khi tiêu thụ nhiều rau quả hơn sau đại dịch.

Thương hiệu nông sản thông qua câu chuyện sầu riêng

Thực tế cho thấy Trung Quốc đang giữ khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Ngành rau quả Việt Nam đứng trước cơ hội lớn khi nhìn từ Malaysia và Thái Lan về sự kiện xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc.

Thế nhưng, khu vực cửa khẩu đã có tình trạng một số lô hàng gian lận mã số vùng trồng sau khi Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, cùng với đó là việc container đưa sầu riêng tới cửa khẩu nhưng thực tế là chưa có quả và cây mới đang ra hoa.

Dù có nhiều tin tích cực từ thị trường Trung Quốc nhưng xuất khẩu rau quả vẫn khó đạt 3,5 tỷ USD - ảnh 2

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật đưa ra cảnh báo rằng: “Công sức của chúng ta sẽ đổ sông đổ bể nếu Trung Quốc phát hiện ra điều này. Chúng ta có thể mất cả thị trường chứ không chỉ dừng lại ở việc mất uy tín. Ngành sâu riêng, 30 tỉnh trồng sầu riêng và hàng vạn nông dân sẽ bị ảnh hưởng chỉ vì một người gian lận”.

Theo khuyến cáo từ Cục Bảo vệ Thực vật, các vùng trồng và cơ sở đóng gói cần đưa ra biện pháp bảo vệ mã số đã được cập, đầu tiên là khi ủy quyền xuất khẩu sẽ phải đưa tin về Cục để không xảy ra tình trạng gian lận mã số.

Bên cạnh đó, Cục cũng nhấn mạnh về việc không gian lận mã số, trộn hàng từ vùng không được cấp mã số hay dùng mã số khi chưa được phép sẽ khiến hàng sầu riêng của Việt Nam mất uy tín.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, để chuẩn bị cho chuyến đi xa, những chuỗi ngành hàng rau quả cần ngồi lại với nhau.

Một ví dụ được đề cập là một số thương lái đem cam ở Cao Phong, Hòa Bình đem trộn với cam ở Vinh khi giá cam Vinh lên cao. Bộ trường nhấn mạnh rằng hành vi làm ăn chộp giật không thể lặp lại với ngành rau quả nói chung. 

Bộ trưởng mong muốn doanh nghiệp Việt phải xây dựng hình ảnh sầu riêng mà không phải chỉ bán chúng. 

Ông Hoan nói: “Các quốc gia như Thái Lan hay Malaysia vốn đang giữ thị phần sầu riêng lớn tại Trung Quốc nên sẽ không đi nếm thử sầu riêng Việt Nam mà sẽ nhìn cách chúng ta triển khai việc xuất khẩu”.

Dù có nhiều tin tích cực từ thị trường Trung Quốc nhưng xuất khẩu rau quả vẫn khó đạt 3,5 tỷ USD - ảnh 3

“Chúng ta cần dựa vào hệ sinh thái gồm những người làm trong ngành hàng để có thể thúc đẩy giá trị của loại trái cây đặc biệt. Đây là mới là yếu tố tạo nên sức sống của sầu riêng tại thị trường Trung Quốc”.

Ông Hoan đã nói về câu chuyện một ngôi làng nghèo nhất nhờ trồng xà lách đã trở nên giàu nhất tại Nhật Bản.

“Đó là ngôi làng thần kỳ tại Nhật Bản. Họ bán niềm tin và sức khỏe cho người dùng và đạt thành công. Thương hiệu xà lách của làng sẽ loại ra những ai làm sai quy trình”.

Bởi vậy, ông cho rằng cần xây dựng nền công nghiệp minh bạch,xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh hệ thái tạo ra sầu riêng mà không chỉ là hình ảnh của trái sầu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

8 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

8 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

8 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

8 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước