Lũy kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 2,6 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Nhìn lại 10 năm "thăng trầm" của Bầu Đức: Từng mất tất cả vì giá cao su lao dốc không phanh đến khát vọng tỷ USD từ nông nghiệpLợi nhuận sau thuế quý 3 của công ty mẹ cao su Phước Hòa giảm tới 81%Bầu Đức trồng cao su bài bản, kết quả lại "sóng gió" suốt thập kỷ?Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trích dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam xuất khẩu được gần 223,6 nghìn tấn cao su trong tháng 10, trị giá 313,5 triệu USD, tăng 15,6% và 12,2% về lượng và trị giá so với tháng trước, trong khi đó, tăng 8,7% về lượng như giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cao su tính tổng 10 tháng năm 2022, đạt 1,62 triệu tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 8,5% và 4,6% lần lượt về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cao su xuất khẩu bình quân trong tháng 10 năm 2022 đạt 1.402 USD/tấn, giảm gần 3% và giảm 15,5% tương ứng so với tháng 9 và tháng 10 năm ngoái.
Quý 3/2022, hàng loạt doanh nghiệp báo lãi lao dốc vì giá cao su giảm sâu
Thị trường thế giới liên tục biến động cộng thêm sức tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc đã dần chậm lại, nguồn cung lại được dự báo dư thừa khiến giá cao su xuất khẩu bình quân liên tục sụt giảm. Như một lẽ tự nhiên, lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su trong quý 3/2022 cũng sụt giảm theo.Xuất khẩu cao su dự báo vẫn gặp khó khăn vì những bất ổn trên toàn cầu
Do Trung Quốc vẫn kiên trì với chính sách Zero Covid, cùng mối lo ngại về nhu cầu sụt giảm tại quốc gia này khiến xuất khẩu cao su cũng bị ảnh hưởng.Nhờ doanh thu hoạt động tài chính, Cao su Việt Nam có thể đạt chỉ tiêu lợi nhuận 2022
Theo lãnh đạo của Tập đoàn Cao su Việt Nam (Mã: GVR), về cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đã đạt được chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính.Thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, khi quốc gia tỷ dân chiếm 79,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước với sản lượng 177,81 nghìn tấn, 241,8 triệu USD về trị giá. Theo đó, xuất khẩu cao su đã tăng 19% và 16,3% tương ứng về lượng và trị giá so với tháng 9. Trong khi đó, con số trên đã tăng 22% và tăng 1,7% tương ứng về lượng và trị giá so với tháng 10 năm 2021.
Giá cao su xuất khẩu bình quân sang thị trường Trung Quốc ghi nhận ở mức 1.360 USD/tấn, giảm 2,3% và giảm 16,6% so với tháng 9 và tháng 10 năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sau tổng 10 tháng năm 2022 đạt 1,16 triệu tấn cao su, trị giá 1,81 tỷ USD, tăng lần lượt 11,5% và 6,8% về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cao su tới một số thị trường chủ lực như Nga, Malaysia, hay Brazil tiếp tục tăng so với tháng 10 năm ngoái. Thế nhưng, xuất khẩu tới một số thị trường như Mỹ, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan hay Indonesia đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù sau 10 tháng, trị giá xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ nhưng dự báo quý cuối năm, vẫn gặp khó khăn vì nhiều yếu tố như đồng USD đã bước vào chu kỳ tăng giá như một tài sản trú ẩn trước cơn bão lạm phát.
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su trong quý 4/2022 của Việt Nam vẫn gặp khó. Các chuyên gia cũng cho rằng việc USD tăng mạnh sẽ hạ giá trị của những loại hàng hóa cơ bản được tính bằng đồng USD.
Vì có giá mủ diễn biến giảm trong giai đoạn đồng USD tăng mạnh, nên cao su cũng không phải loại hàng hóa ngoại lệ. Bên cạnh đó, rủi ro đối với ngành cao su còn là mưa lớn nhiều ngày vào vụ cao điểm nên sản lượng mủ thu hoạch cũng bị ảnh hưởng.