Xuất khẩu cao su dự báo vẫn gặp khó khăn vì những bất ổn trên toàn cầu
BÀI LIÊN QUAN
Xuất khẩu viên nén gỗ sớm đạt 1 tỷ USD trong tương lai gầnChuối tươi Việt Nam "rộng đường" xuất khẩu sang thị trường Trung QuốcĐể giảm đà "chững" lại của xuất khẩu cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở những thị trường ngáchXuất khẩu cao su tháng 10/2022 biến động không đồng nhất khi giá tăng ở 20 ngày đầu tháng sau đó giảm mạnh. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái nhờ thị trường quốc gia tỷ dân tăng cường nhập khẩu.
Thị trường Trung Quốc chiếm phần lớn trong tổng khối lượng xuất khẩu
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu cao su tháng 10/2022 đạt 223.592 tấn, trị giá 415,208 triệu USD, tăng 15,6% và 48,6% tương ứng về lượng và trị giá so với tháng trước. Tính tổng 10 tháng, đạt 1.620.139 tấn, trị giá 2,708 tỷ USD, tăng 8,5% và 8,7% về lượng và trị giá tương ứng.
Theo dự kiến, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu từ nay đến cuối năm 2022 sẽ còn tăng khi các thị trường lớn của Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và tích trữ cho dịp cuối năm.
Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó vì lượng đơn hàng sụt giảm mạnh
Đối với nhiều ngành hàng, giai đoạn cao điểm sản xuất là dịp cuối năm. Thế nhưng, các doanh nghiệp xuất khẩu các lĩnh vực như dệt may và da giày trong năm nay lại đang gặp tình trạng đơn hàng giảm mạnh khiến họ phải thu hẹp quy mô hoặc tạm dừng sản xuất.Xuất khẩu cá tra có thể cán mốc kỷ lục 2,5 tỷ USD trong cả năm nay
Theo ước tính của VASEP, đến cuối tháng 10 năm nay xuất khẩu cá tra có thể mang về hơn 2,2 tỷ USD. Nếu tính riêng trong tháng 10, xuất khẩu cá tra có thể tăng 60% so với cùng kỳ năm trước và đạt 218 triệu USD.Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD vào giữa tháng 11
Có thể thấy, với kết quả xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong 10 tháng và chiếm trên 7% thị phần giao thương thủy sản trên toàn cầu, Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba và đứng sau Trung Quốc và Na Uy. Ước tính đến tháng 11 thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD - đây là mốc kỷ lục lịch sử ngành thủy sản của Việt Nam sau thời gian 20 năm tham gia vào thị trường thế giới.Đa phần lượng cao su của Việt Nam được xuất khẩu sang khu vực châu Á. Trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước, châu Á chiếm tới 89,8%. Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất vẫn là Trung Quốc. Cùng với đó là Hàn Quốc và Ấn Độ nằm trong top 3 thị trường xuất khẩu cao su nước ta.
Trong tháng 10/2022, xuất khẩu cao su tới thị trường Trung Quốc đạt 177.811 tấn, trị giá 241,8 triệu USD, tăng 22,7% và 2,31% về lượng và trị giá so với tháng 10 năm ngoái.
Tính tổng 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc chiếm 72,05%/tổng khối lượng xuất khẩu đạt 1.167.365 tấn, trị giá 1,81 tỷ USD, tăng 11,57% và 6,84% lần lượt về khối lượng và trị giá.
Thị trường Ấn Độ đứng thứ 2 khi xuất khẩu cao su tới thị trường này 10 tháng đầu năm đạt 106.950 tấn, trị giá 184,981 triệu USD, tăng 15,74% về lượng và tăng 12,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Hàn Quốc xếp thứ 3, xuất khẩu cao su tới thị trường này 10 tháng đạt 40.249 tấn, trị giá 68,989 triệu USD; tăng 6,97% và 1,74% lần lượt về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ.
Giá mủ cao su chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố
Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết xuất khẩu cao su 10 tháng qua có tăng trưởng. Tuy vậy, vẫn gặp khó khăn trong quý 4/2022 vì đồng USD tăng giá như một tài sản trú ẩn trước lạm phát. Việc USD tăng mạnh sẽ làm giảm giá trị của những loại hàng hóa này vì những loại hàng hóa cơ bản đều được tính bằng USD. Khi giá mủ có diễn biến đi xuống trong giai đoạn đồng USD tăng cao, cao su cũng không phải là ngoại lệ. Hơn nữa, sản lượng mủ thu hoạch bị ảnh hưởng do mưa lớn kéo dài vào vụ mùa cao điểm, đây là một rủi ro của ngành cao su.
Theo ông Võ Hoàng An – Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, ngoài yếu tố cơ bản cung cầu, giá cao su còn chịu tác động của diễn biến trên thị trường giá dầu, biến động kinh tế hoạt động sản xuất ở những quốc gia tiêu thụ lớn và tâm lý nhà đầu tư.
Thị trường cao su năm 2022 chịu tác động mạnh vì cuộc xung đột tại Ukraine, nguồn cung gián đoạn và những chính sách của các ngân hàng trung ương nhằm kìm hãm lạm phát. Cùng với đó là biến động về sức mạnh đồng tiền của các quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên so với đồng USD và sự bùng phát những ca nhiễm covid ở Trung Quốc.
Mặc dù đã vượt khó và đạt được bước tiến sản xuất, song ngành cao su Việt Nam vẫn ghi nhận giá bình quân cao su còn thấp hơn các quốc gia trong khu vực dù Việt Nam có những doanh nghiệp sản xuất cao su có chất lượng tốt và đạt tiêu chuẩn quốc gia cao hơn tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Việc giá bán cao su Việt thấp hơn thị trường toàn cầu là do khách hàng chưa tin về chất lượng và uy tín của doanh nghiệp, nhất là với nguồn cao su của tiểu điền đang ở trên 60% tổng sản lượng nhưng chưa ổn định về chất lượng và chưa có hệ thống kiểm tra chất lượng.
Ngoài ra, nhiều khách hàng cũng cần nguồn nguyên liệu cao su có chứng nhận sản xuất bền vững, hợp pháp từ các tổ chức độc lập.
Ở thời kỳ gặp khó vì dịch bệnh, các doanh nghiệp cao su đã cố gắng vượt qua thách thức để duy trì sản xuất, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Thế nhưng, ngành cao su cũng gặp những khúc mắc về chính sách và cơ chế, khó phát triển bền vững.
Giải quyết khó khăn về chính sách
Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết các doanh nghiệp hiện nay đã gặp khó về chính sách thuế, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, chính sách môi trường, chính sách về phát triển thương hiệu ngành cao su và chính sách tài chính đối với đất đai.
Bởi vậy, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã kiến nghị và đề xuất các giải pháp sau:
Đầu tiên, với thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, kiến nghị Bộ Tài chính cân nhắc áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng với mủ cao su sơ chế như những nông và thủy sản sơ chế khác, xem xét áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với thu nhập từ thu hoạch gỗ cây cao su thanh lý.
Đối với chính sách tài chính với đất đai, kiến nghị Bộ Tài chính cân nhắc thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản đối với diện tích đất rông của vườn cây cao su.
Với chính sách môi trường, kiến nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa mã ngành nghề chế biến cao su thiên nhiên từ nguyên liệu mủ cao su thành cao su cô đặc và cao su khối về mã ngành nghề nông nghiệp.
Cuối cùng là với chính sách phát triển thương hiệu, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra những chính sách hỗ trợ trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh và đăng ký bảo hộ ở thị trường nước ngoài như các nông sản khác. Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp tham gia góp phần phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” để trở thành thương hiệu quốc gia.