meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Để giảm đà "chững" lại của xuất khẩu cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở những thị trường ngách

Thứ bảy, 05/11/2022-16:11
Theo tìm hiểu, trong thời gian còn lại của năm 2022, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức như lạm phát gia tăng ở nhiều khu vực thị trường và nguy cơ suy thoái kinh tế có nhiều bất định.

Theo Vneconomy, nhận định được đưa ra ở “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 10/2022” vào ngày 31/10/2022 được chủ trì bởi Bộ Công Thương và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức.

Nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm

Theo số liệu mà Bộ Công Thương đưa ra cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 10/2022 ước đạt mức 30,27 tỷ USD, so với tháng trước tăng 1,5% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,5%. Tính chung trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt mức 312,82 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 15,9%. 

Xét về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trong 10 tháng của năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm đến 89,1%. Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2022 ước đạt mức 28 tỷ USD, so với tháng trước giảm 1,4% và so với cùng kỳ năm trước tăng 7,1%. 


Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 10/2022 ước đạt mức 30,27 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 10/2022 ước đạt mức 30,27 tỷ USD

Hoa Kỳ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt mức 93,4 tỷ USD. Và Trung Quốc chính là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch ước đạt mức 100,7 tỷ USD. 

Trong tháng 10/2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu là 2,27 tỷ USD. Và tính chung trong 10 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu là 9,4 tỷ USD trong khi đó cùng kỳ trước nhập siêu là 0,63 tỷ USD.

Mặc dù vậy thì trong thời gian còn lại của năm 2022, các ngành hàng xuất khẩu cũng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như lạm phát gia tăng ở nhiều khu vực thị trường và nguy cơ suy thoái kinh tế có nhiều bất định, nhất là ở EU, Mỹ và Trung Quốc đều là những thị trường xuất khẩu lớn, quan trọng đối với Việt Nam. 

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định, những bất định gia tăng có liên quan đến nền kinh tế trên toàn cầu đang dần chững lại, lạm phát trong nước cũng gia tăng và điều kiện huy động tài chính trên toàn cầu đã bị thắt chặt. Và trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi đầy đủ và tăng trưởng tại những thị trường xuất khẩu chủ lực dự kiến sẽ chậm lại thì chúng ta cà chủ động các biện pháp ứng phó với sự biến động của thị trường, điều chỉnh kế hoạch xuất nhập khẩu với mục đích tận dụng các cơ hội thị trường mới và tránh được các rủi ro, đặc biệt là các ảnh hưởng tác động từ sự điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ của các nước. 

Tiến hành mở rộng cơ hội ở những thị trường mới

Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) - ông Vũ Bá Phú cho rằng những thách thức trong thời gian tới là rất rõ rằng như xu hướng lạm phát ở trên thế giới tăng cao đã dẫn đến việc các ngân hàng trung ương nước ngoài sẽ tiến hành nâng lãi suất để thu tiền về. 

Chính điều này sẽ gián tiếp làm giảm đi mức cầu cũng như giảm khả năng thanh toán của người dùng ở trên toàn thế giới hay đứt gãy trong chuỗi cung ứng,... Kết quả chính là xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ “chững lại”. 



Trong tháng 10/2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu là 2,27 tỷ USD
Trong tháng 10/2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu là 2,27 tỷ USD

Chính vì thế, để có thể duy trì mức nhập khẩu trong thời gian tới và vượt lên trước những khó khăn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động theo chiều hướng ngược lại so với nền kinh tế của chúng ta thì các hoạt động xúc tiến thương mại cần được tăng cường hơn nữa. 

Đáng chú ý, tại những thị trường ngách, thị trường mới đối với các mặt hàng phù hợp với sở trường và năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam điển hình như thị trường châu Phi, Trung Đông, viễn đông của Nga, Trung Á, Mỹ La tinh,…

Còn chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở Nam Ninh, Trung Quốc đề xuất, trong bối cảnh nguồn ngân sách dành cho công tác xúc tiến thương mại vẫn còn hạn chế thì chúng ta cần xây dựng cho mình phương án trọng tâm có trọng điểm, chú trọng vào một vài ngành hàng hay một vài nhóm mặt hàng có thể có thể mạnh xuất khẩu với mục đích tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các nhóm hàng khác cùng loại. 

Điển hình như thị trường Trung Quốc thì cần phải cân nhắc tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng hình ảnh đối với trái sầu riêng và măng cụt Việt Nam (đây là hai sản phẩm Trung Quốc không sản xuất được) thông qua việc tổ chức tuần hàng nông sản ở các khu vực tập trung đông người như phố đi bộ, biên tập cẩm nang giới thiệu về lịch sử - văn hóa và ẩm thực về sầu riêng, măng cụt,... với mục đích tạo thương hiệu hàng Việt từ đó góp phần tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho các mặt hàng trái cây khác của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc. 


Trong thời gian còn lại của năm 2022, các ngành hàng xuất khẩu cũng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức
Trong thời gian còn lại của năm 2022, các ngành hàng xuất khẩu cũng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức

Đối với doanh nghiệp thì cần phải chủ động kết hợp với các đối tác nhập khẩu trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp cùng các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mình song song với việc nắm vững và đáp ứng tốt các yêu cầu về kiểm dịch, chất lượng của thị trường Trung Quốc. 

Song song với đó cũng cần chủ động xây dựng kênh trao đổi trực tiếp với các thương vụ trên cơ sở nắm rõ nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp địa phương. Có sự phối hợp hiệu quả với các thương vụ ở trong quá trình kết nối doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài với các doanh nghiệp xuất khẩu ở địa phương. 

Trưởng Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại New York - ông Nguyễn Mạnh Hùng khuyến nghị: “Các doanh nghiệp cần khai thác thế mạnh đặc sản vùng miền, lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng (cộng đồng gốc Á, Phi, Latinh)”. 

Ngoài ra, hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội doanh nghiệp, chuỗi phân phối hay đầu mối nhập khẩu. Không những thế cũng cần tuân thủ yêu cầu đăng ký, ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc cũng như giữ vững chất lượng. Quan tâm đến các tiêu chuẩn về lao động cũng như môi trường và xã hội. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước