meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

9 tháng đầu năm tăng trưởng khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần xoay sở ra sao?

Chủ nhật, 23/10/2022-15:10
Theo như đánh giá của các chuyên gia ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, bên cạnh thị trường xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa vẫn đang bị bỏ trống. Thời điểm hiện tại, người tiêu dùng nội địa có nhu cầu về trang trí nhà cửa và văn phòng ngày càng nhiều hơn. 

Xuất khẩu tăng trưởng nhưng không hồi phục

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương đã dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 9/2022, xuất khẩu gỗ cùng với các sản phẩm từ gỗ đã đạt 1,41 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng mạnh mẽ lên đến 56,5%. Đồng thời, Cục Xuất nhập khẩu cũng lý giải rằng: “Trong tháng 9, xuất khẩu gỗ cùng với sản phẩm gỗ đến các thị trường đều có trị giá tăng mạnh so với tháng 9 năm trước bởi sự gián đoạn của hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, điều này khiến cho trị giá xuất khẩu trong tháng 9/2021 ở mức thấp”.

Thông tin trên cùng với sự theo dõi hoạt động xuất khẩu của những tháng vừa qua cho thấy, đà tăng trưởng trong tháng 9 không phải là kết quả của sự hồi phục sau nhiều tháng khó khăn, nguyên nhân bởi, trị giá xuất khẩu của tháng này đã giảm xuống 21% so với tháng liền trước đó. Tuy nhiên, tính chung trong 9 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu gỗ cùng với sản phẩm gỗ vẫn tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt 12,3 tỷ USD.  


Đà tăng trưởng trong tháng 9 không phải là kết quả của sự hồi phục sau nhiều tháng khó khăn, nguyên nhân bởi, trị giá xuất khẩu của tháng này đã giảm xuống 21% so với tháng liền trước đó
Đà tăng trưởng trong tháng 9 không phải là kết quả của sự hồi phục sau nhiều tháng khó khăn, nguyên nhân bởi, trị giá xuất khẩu của tháng này đã giảm xuống 21% so với tháng liền trước đó

Theo ông Nguyễn Liêm - Tổng Giám đốc CTCP Lâm Việt, ngoài nguyên nhân mức nền tăng trưởng của cùng kỳ năm trước ở mức thấp, trong 9 tháng đầu năm nay con số tăng trưởng hơn 105 của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng đến từ hàng loạt các mặt hàng như dăm gỗ, cửa gỗ hay viên nén gỗ…

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu dăm gỗ trong 8 tháng đầu năm nay đã tăng 51% so với cùng kỳ; trong khi đó cửa gỗ tăng 55,3%, gỗ ván cùng với ván sàn tăng 12%. Trong khi đó, xuất khẩu gỗ cùng với sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất của ngành gỗ - liên tục sụt giảm trong thời gian qua đã khiến ngành hàng này dù ghi nhận tăng trưởng nhưng lại khó có thể lạc quan trong những tháng còn lại.  

Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 9 đã giảm 18,3% so với tháng 8. Đáng chú ý, đây là tháng sụt giảm thứ 7 liên tiếp kể từ đầu năm cho đến nay; nếu như không tính tháng 2 (có kim ngạch thường ghi nhận ở mức thấp vì rơi vào dịp Tết Nguyên đán), tháng 9 này nhiều khả năng sẽ là tháng ghi nhận trị giá xuất khẩu thấp nhất trong vòng 9 tháng qua. 

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) - cho biết, dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lạm phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu đối với ngành chế biến gỗ trong những tháng cuối năm. Ví dụ, không riêng gì Mỹ, lạm phát vẫn đang gia tăng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là các quốc gia EU; bên cạnh đó tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng khiến người dân nơi đây có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Vì thế, nhu cầu đối với các mặt hàng không thiết yếu như sản phẩm gỗ khó có thể tăng trưởng như trước kia, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ký kết và thực hiện đơn hàng của các doanh nghiệp.  


Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) - cho biết, dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lạm phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu đối với ngành chế biến gỗ trong những tháng cuối năm
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) - cho biết, dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lạm phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu đối với ngành chế biến gỗ trong những tháng cuối năm

Xét ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Liêm cũng bổ sung, những tháng cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường cao hơn so với đầu năm vì nhu cầu hoàn thiện, sửa sang và trang trí nội thất tăng cao. Thế nhưng năm nay tình hình lại không mấy khả quan, bởi ngành gỗ đang phải đối mặt với rất nhiều yếu tố bất lợi. “Đơn hàng quý 3 năm nay của các doanh nghiệp chỉ còn khoảng 40 đến 50%, sang quý 4 sẽ tiếp tục sụt giảm hơn và hiện tại vẫn chưa có đơn hàng cho năm mới”, Tổng Giám đốc Lâm Việt cho hay.

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ xoay sở ra sao?

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tỷ trọng xuất khẩu gỗ cùng với sản phẩm gỗ sụt giảm ở Mỹ thì những thị trường khác như Nhật Bản và Hàn Quốc lại ghi nhận sự gia tăng thị phần trong 9 tháng đầu năm. Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết họ đang chuyển hướng sang một số thị trường mới để có thể duy trì việc sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu được thiệt hại và chi phí.  

Ông Phùng Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng, cho biết công ty trong thời gian gần đây đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc vốn ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Dù đây chỉ là giải pháp tình thế nhưng lại có thể giúp cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất, giữ chân được người lao động. 


Ông Phùng Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng, cho biết công ty trong thời gian gần đây đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
Ông Phùng Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng, cho biết công ty trong thời gian gần đây đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là một trong số 5 thị trường xuất khẩu gỗ cùng với sản phẩm gỗ lớn nhất Việt Nam, kim ngạch luôn đứng ở vị trí thứ 2 hoặc 3 trong những năm gần đây. Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 13,25 tỷ trọng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 3,1 điểm %. Điều này cho thấy, nhiều doanh nghiệp trong nước đang cố gắng khai thác dư địa tăng trưởng từ thị trường đông dân này. 

Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch HAWA, các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua vẫn tập trung vào một số thị trường chủ lực, mỗi khi những thị trường này có biến động sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chính vì thế, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả quản trị…, từ đó tăng sức cạnh tranh hàng hóa.  

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang áp một cách ứng phó khác, đó là quay về thị trường nội địa. Theo như đánh giá của các chuyên gia ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, bên cạnh thị trường xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa vẫn đang bị bỏ trống. Thời điểm hiện tại, người tiêu dùng nội địa có nhu cầu về trang trí nhà cửa và văn phòng ngày càng nhiều hơn. 


Ông Phùng Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng
Ông Phùng Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng

Theo ước tính của HAWA, khoảng 30% doanh nghiệp ngành gỗ hiện đang phục vụ thị trường trong nước. Thị trường này được cho là tiềm năng, bởi các dự án xây dựng sẽ được tái khởi động sau dịch, phần nào bù đắp cho việc xuất khẩu đang ngày càng chậm lại. Tuy nhiên, ông Nguyễn Liêm cho rằng, quay về thị trường nội địa chỉ là giải pháp ngắn hạn, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được bởi thị trường xuất khẩu cùng với dây chuyền sản xuất cho hàng xuất khẩu cũng có sự khác biệt so với các đơn hàng nội địa.

“Nhu cầu thị trường nội địa dù lớn nhưng sản phẩm vẫn còn nhỏ lẻ, thị hiếu mỗi người khác nhau, thế nên nên khi chuyển về thị trường nội địa không thể “một sớm một chiều” là có thể làm ngay được. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tìm thêm khách hàng ở những hội chợ trong và ngoài nước, ký kết những các đơn hàng dù nhỏ lẻ và nhu cầu khác nhau nhưng doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận trong giai đoạn này”, ông Nguyễn Liêm cho biết.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước