meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tăng tỷ giá USD/VND: Nhập khẩu bị hạn chế nhưng xuất khẩu lại hưởng lợi

Thứ năm, 20/10/2022-20:10
Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD trong thời gian qua là động thái phù hợp và được ủng hộ.

Thời gian gần đây, phía Ngân hàng Nhà nước đã có động thái tăng biên độ tỷ giá đồng USD. Ngay sau đó, rất nhiều người đã quan tâm đến một vấn đề quan trọng: Nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn sẽ bị tác động thế nào sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá?

Cụ thể, ngày 17/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND và tham chiếu theo tỷ giá trung tâm, từ mức +/-3% lên mức +/-5%. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng mạnh giá bán ra USD với mức độ chưa từng có trong lịch sử. 


Ngày 17/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND và tham chiếu theo tỷ giá trung tâm, từ mức +/-3% lên mức +/-5%, tăng mạnh giá bán ra USD với mức độ chưa từng có trong lịch sử. Ảnh minh họa
Ngày 17/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND và tham chiếu theo tỷ giá trung tâm, từ mức +/-3% lên mức +/-5%, tăng mạnh giá bán ra USD với mức độ chưa từng có trong lịch sử. Ảnh minh họa

Khi trao đổi về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cho biết việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD trong thời gian qua là động thái phù hợp và được ủng hộ. Nguyên nhân bởi, trong suốt một thời gian dài trước đó, ngay từ khi đồng USD tăng giá trên phạm vi toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có rất nhiều nỗ lực về việc giữ ổn định tỷ giá, mục đích là giữ ổn định cho những biến số khác của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Thế nhưng, việc giữ ổn định tỷ giá cũng tạo nên những chi phí rất lớn với Ngân hàng Nhà nước nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh hiện nay, khi “đồng bạc xanh” trên toàn cầu đang ngày càng mạnh lên, các nền kinh tế ở bên ngoài nước Mỹ, đặc biệt là các nền kinh tế mạnh ở xung quanh Việt Nam đã “phó mặc” cho đồng nội tệ của họ yếu đi. Vô hình chung, điều này đã đẩy đồng USD tăng lên một cách phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế thế giới.  

Đây cũng là lý do mà Việt Nam buộc phải đi theo xu hướng của rất nhiều quốc gia khác. Nếu không, Việt Nam sẽ bị mất đi vị thế cạnh tranh giữa nền kinh tế trong nước với các nền kinh tế trong khu vực. Dù sớm hay muộn, Việt Nam cũng phải thay đổi tỷ giá bởi đây là động thái phù hợp với xu hướng chung. 

Cụ thể, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành chỉ ra rằng: “Việc Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá đồng USD sẽ có tác động trong ngắn hạn, nó có thể gây ra một số xáo trộn hơi có chút tiêu cực về mặt tâm lý đối với những nhóm bị ảnh hưởng trực tiếp do tỷ giá. Ví dụ như những món nợ nước ngoài hoặc ảnh tỷ giá hưởng nhất định đến các nhà nhập khẩu hàng hóa và nguyên phụ liệu khi có sẵn những hợp đồng đã ký trước đó”.


PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cho biết việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD trong thời gian qua là động thái phù hợp và được ủng hộ
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cho biết việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD trong thời gian qua là động thái phù hợp và được ủng hộ

Ngược lại, theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, trong dài hạn, khi thị trường hối đoái đã được điều chỉnh với mức độ phù hợp hơn, điều này sẽ tạo ra tính tích cực lớn hơn về dòng chảy đối với các nhà xuất khẩu. Khi đồng tiền trong nước yếu đi sẽ giúp họ lấy lại được sự cạnh tranh so với trước.  

“Ngoài ra, khi những kỳ vọng và những diễn biến khác trong nền kinh tế được giải tỏa, những tổ chức và doanh nghiệp sẽ có cơ hội tái sắp xếp để chuẩn bị các phương án đầu tư trong môi trường mới ổn định hơn. Giữa việc đánh đổi trong ngắn hạn và dài hạn này, Ngân hàng Nhà nước đã chọn con đường đúng, tạo ra sự ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn”, ông Thành cho biết.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nâng giá bán?

Câu trả lời thời điểm hiện tại vẫn còn ở phía trước. Tuy nhiên, qua 3 lần thực tiễn vừa qua, một mặt niềm tin về một mức “giá chốt chặn” hiện đã không còn được như trước. Mặt khác, kỳ vọng với việc tăng giá trên thị trường sẽ càng có thêm cơ sở để nối dài. 

Ngoài ra, còn có một điểm quan sát thứ hai đó là: Dường như diễn biến tỷ giá USD/VND thời gian gần đây có điều khá “lạ”. Theo đó, tỷ giá trung tâm - vốn được sử dụng để tham chiếu cho các tỷ giá giao dịch ở các ngân hàng) đã có chuỗi tăng giá mạnh liên tục và kéo dài. “Lạ” ở chỗ, trong chuỗi tăng mạnh cũng như kéo dài này đã diễn ra ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng các lãi suất điều hành. Chưa kể, chỉ số USD Index trên thị trường thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh, sau khi tiến đến gần 115 điểm đã giảm về quanh mức 111-112 điểm.

Chính điều ở trên đã khiến cho vấn đề của tỷ giá trung tâm, những vấn đề cấu phần tính ở trên nó cũng như công bố hàng ngày cũng được chú ý và khi chỉ một chiều tăng mạnh và liên tiếp. Tuy nhiên, sẽ không có gì quá xa lạ khi nhìn nhận rằng, tỷ giá trung tâm hiện tại đã không còn là trung tâm nữa mà trở nên quá thấp, kể từ đầu năm cho đến nay ghi nhận mức tăng chưa đầy 2%; trong khi đó, tỷ giá trên nhiều thị trường đã tăng quanh mức 6%, thậm chí còn cao hơn rất nhiều.  


Tỷ giá trung tâm hiện tại đã không còn là trung tâm nữa mà trở nên quá thấp, kể từ đầu năm cho đến nay ghi nhận mức tăng chưa đầy 2%. Ảnh minh họa
Tỷ giá trung tâm hiện tại đã không còn là trung tâm nữa mà trở nên quá thấp, kể từ đầu năm cho đến nay ghi nhận mức tăng chưa đầy 2%. Ảnh minh họa

Đương nhiên, phía Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có những tính toán ở trong “cấu phần” của tỷ giá trung tâm. Việc điểm liên kết cùng với tỷ giá này tăng cao liên tiếp sẽ tạo nên một mức nền cơ sở đẩy mức tỷ giá trần cao hơn và rộng hơn. Tuy nhiên kể từ tuần trước, tại nhiều ngân hàng, giá USD bán ra trên biểu niêm yết đã đạt mức kịch trần biên độ. Một khi tỷ giá đã kịch trần, không gian giao dịch cũng trở nên ngày càng ngột ngạt, bên cung không thể nới thêm dù chi phí đầu vào ngày càng bị dồn nén. Một khi thị trường xuất hiện dấu hiệu ngột ngạt, giao dịch cũng vì thế mà trở nên kém thông suốt. Trong bất kỳ một thị trường nào, giao dịch không hoặc kém thông suốt thường phát sinh ra những bất cập, thường là điều tiêu cực.

Diễn biến trên đã kết nối đến quyết định nới rộng biên độ tỷ giá, từ mức +/-3% lên mức +/-5% theo quyết định ngày 17/10 của Ngân hàng Nhà nước. Ngay sau khi làn đường được cơi nới, giao dịch cũng vì thế mà có thêm không gian để cung - cầu dễ dàng gặp nhau hơn. Một biên độ rộng hơn cũng sẽ phản ánh tính thị trường hơn và bao hàm mức độ biến động rộng lớn hơn cũng như rủi ro tỷ giá mang tính thời điểm cũng có biên lớn hơn.

Trong quá khứ, trên thị trường cũng nhiều lần chứng kiến “một công cụ” có sức nặng neo giữ cũng như lai dắt được tâm lý và kỳ vọng thị trường trước biến động tỷ giá. Đó là tuyên bố, khẳng định trước và là cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với mức độ biến động của tỷ giá USD/VND trong năm hoặc là trong các quãng “nóng”.. Tất nhiên, trong bối cảnh và thử thách, các yếu tố cùng với các nhân tố trên thị trường và các công cụ, chính sách điều hành, các mục tiêu cùng với các lựa chọn mục tiêu mỗi giai đoạn sẽ có nhiều điểm khác biệt. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước