meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lãi suất tiết kiệm tăng “khủng”, người dân ồ ạt gửi tiền vào ngân hàng 

Thứ tư, 19/10/2022-10:10
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 7 tháng đầu năm, số dư tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng đã tăng ròng hơn 328.500 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi so với mức tăng trong cả năm 2021 trước đó. 

Người dân gửi thêm 1.565 tỷ đồng/ngày vào ngân hàng 

Theo vtc.vn, số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng trong nước mua) hiện đạt trên 13,828 triệu tỷ đồng, tăng 3,18% so với cuối năm 2021. Mức tăng trưởng kể trên tương đương với việc toàn nền kinh tế đã được bổ sung gần 426.000 tỷ đồng sau 7 tháng từ đầu năm.

Số dư tiền gửi của cả hai nhóm khách hàng (tổ chức kinh tế và dân cư) đều ghi nhận tăng trưởng dương trong giai đoạn này. 

Tính đến cuối tháng 7, tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng vào khoảng 5,629 triệu tỷ đồng, tăng 6,2% so với cuối năm 2021. Mức tăng trong 7 tháng đầu năm 2022 đã cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng này cũng cao hơn gần 20% so với năm 2020. 


Tính đến cuối tháng 7, tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng vào khoảng 5,629 triệu tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 7, tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng vào khoảng 5,629 triệu tỷ đồng.

Trong 7 tháng đầu năm, tính theo số tuyệt đối, người dân đã gửi thêm hơn 328.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng. Như vậy, mỗi ngày người dân lại mang thêm gần 1.565 tỷ đồng gửi vào các ngân hàng. Con số này cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân 726 tỷ/ngày trong cùng kỳ năm 2021 và gần 1.200 tỷ/ngày giai đoạn đầu năm 2020. 

Cũng trong 7 tháng đầu năm nay, mức tăng ròng số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng lại giảm đáng kể so với những năm trước, chỉ đạt 2,13% so với cuối năm 2021, chỉ gần 121.000 tỷ đồng. Những năm trước, mức tăng bình quân số dư tiền gửi của nhóm khách hàng này tại hệ thống ngân hàng đều đạt xấp xỉ 200.000 tỷ đồng sau nửa đầu năm. 

Lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường 1 (giữa ngân hàng với cư dân) từ đầu năm đến nay tăng mạnh khiến người dân “ồ ạt” gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó các kênh đầu tư như chứng khoán và bất động sản có nhiều biến động trong thời gian qua cũng được xem là lý do cho việc dòng tiền chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng. 

Mặt bằng lãi suất huy động hiện nay của hầu hết các ngân hàng đều đã cao hơn so với giai đoạn 2020 - 2021. 


Lãi suất huy động tăng, kích thích dòng tiền gửi từ người dân vào ngân hàng.
Lãi suất huy động tăng, kích thích dòng tiền gửi từ người dân vào ngân hàng.

Ước tính của các công ty chứng khoán cho thấy, đến cuối tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng trên dưới 1 điểm phần trăm so với cuối năm 2021 và 1,5 điểm phần trăm so với cuối năm 2022. Tại nhiều ngân hàng hiện lãi suất huy động đã tăng trên 2 điểm phần trăm so với năm 2020. 

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ nhất là 2020 - 2021, ít ngân hàng thương mại tư nhân đưa ra mức lãi suất huy động 7%/năm cho các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân và chủ yếu chỉ áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tuy nhiên, hiện nay mức lãi suất này đã phổ biến ở kỳ hạn 6 tháng. 

Một số ngân hàng còn đẩy mức lãi suất của kỳ hạn 6 tháng lên tới hơn 8%/năm, điển hình như VietABank (8,3%/năm); NCB (8,2%/năm); Kienlongbank (8,1%); SCB (7,95%/năm); NamABank (7,6%/năm)…

Xuất hiện mức lãi suất huy động “khủng” 

Trên toàn hệ thống ngân hàng hiện nay, mức lãi suất 8,5%/năm đã không còn quá hiếm, thậm chí có ngân hàng áp dụng mức lãi suất lên tới 9,5%/năm. 

Cụ thể, biểu lãi suất mới của ngân hàng số Cake by VPBank được áp dụng từ ngày 17/10. Với mức tiền gửi tiền 300 triệu đồng trở lên, khách hàng của ngân hàng này sẽ được hưởng mức lãi suất 8,8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; mức lãi suất 9,3%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; mức lãi suất 9,4%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Đặc biệt, đối với kỳ hạn 36 tháng, ngân hàng này đang áp dụng mức lãi suất lên tới 9,5%/năm, đây là mức lãi suất cao nhất toàn hệ thống hiện nay. 


Nguồn: Ngân hàng số Cake by VPBank.
Nguồn: Ngân hàng số Cake by VPBank.

Đối với mức tiền gửi thấp hơn, ngân hàng số Cake by VPBank đang áp dụng mức lãi suất huy động từ 8,5 – 8,7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; mức lãi suất từ 9 – 9,2%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; mức lãi suất từ 9,1 – 9,3%/năm cho kỳ hạn 24 tháng; lãi suất từ 9,2 – 9,4%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.

Với mức lãi suất nêu trên, ngân hàng số Cake by VPBank hiện là đơn vị có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất thị trường. 

Trước đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất lên tới gần 9%/năm. Từ ngày, 8/10, khách hàng gửi tiết kiệm theo hình thức gửi online, lĩnh lãi cuối kỳ sẽ được hưởng mức lãi suất 8,9%/năm tại kỳ hạn 36 tháng.


Nguồn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Nguồn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Ngày 12/10, nhằm tri ân khách hàng ủng hộ trong thời gian qua, ngân hàng SCB đã tung thêm chương trình tặng coupon lãi suất 0,5% cho khách hàng tham gia sản phẩm tiền gửi tại quầy bằng VND theo tất cả hình thức lĩnh lãi với kỳ hạn gửi từ 06 tháng đến 11 tháng. Thời gian áp dụng từ 12/10 - 31/10/2022. Ngân hàng này cũng áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất 0,02% cho khách hàng trung và cao tuổi (từ 40 tuổi trở lên). SCB cũng chào bán chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên tới 8,9%/năm kỳ hạn 24 tháng.

Tại ngân hàng ABBank đang áp dụng mức lãi suất cao nhất lên tới 8,6%/năm tại chương trình “Tiết kiệm thu sang - Gửi tiền phát lộc”. Theo đó, từ ngày 10/10 - 31/12/2022, khách hàng mở mới tài khoản tiết kiệm với giá trị bất kỳ tại hệ thống quầy giao dịch của ABBank theo kỳ hạn 6 tháng sẽ hưởng lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 12 tháng hưởng lãi suất 8,5%/năm và kỳ hạn 15 tháng sẽ hưởng lãi suất lên tới 8,6%/năm.

Ngoài ra, một loạt ngân hàng cũng đang niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn này ở mức cao như VietABank trả 8,7%/năm; Kienlongbank đưa ra mức 8,6%/năm; NCB trả 8,4%/năm hay NamABank, BacABank đều trả 8%/năm… Mức lãi suất huy động trên của các ngân hàng này hiện nay cũng cao hơn 1,5 - 2 điểm phần trăm so với giai đoạn 2020 - 2021. 

Ở nhóm ngân hàng Big4 gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng hiện cũng phổ biến ở mức 4,1-4,4%/năm, cao hơn 1 điểm % so với một năm trước.

Tại kỳ hạn gửi từ 6 - 11 tháng, khách hàng có thể nhận mức lãi suất từ 4,7 - 4,8%/năm; kỳ hạn 12 tháng trở lên hưởng lãi suất 6,4%/năm, đều cao hơn 0,8-1,1 điểm %. Nếu gửi tiền theo hình thức online mức lãi suất của nhóm ngân hàng này còn cao hơn, lên tới 6,9%/năm. 


Nguồn: Ngân hàng Vietcombank.
Nguồn: Ngân hàng Vietcombank.

Trong bối cảnh, Ngân hàng Nhà nước mới tăng lãi suất điều hành và phân bổ thêm room tín dụng cho các ngân hàng khiến gia tăng nhu cầu về vốn, đây là căn cứ để các công ty chứng khoán đưa ra dự báo mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022 và sang cả năm 2023. 

Trong khi đó tăng trưởng tín dụng cao gấp đôi huy động vốn. Huy động của hệ thống ngân hàng năm nay ở mức thấp kỷ lục, 9 tháng đầu năm chỉ tăng 4,04 % (các năm khác tăng 8 - 9%). Trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,54% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,17%). Tăng trưởng huy động không theo kịp tăng trưởng tín dụng, đã gây sức ép lên lãi suất huy động. Lãi suất liên ngân hàng cũng tăng vọt từ mức chưa đến 1%/năm, lên 6 - 7%/năm ở các kỳ hạn.

Vì vậy, Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm phần trăm từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm nay. Đơn vị này còn đưa dự báo dài hạn khi đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục duy trì sang năm 2023 do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá; ngân hàng thương mại tăng nhu cầu huy động vốn để đẩy mạnh cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Như vậy, mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng thêm 0,5 điểm phần trăm trong năm 2023.

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022. Nguyên nhân là do nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi. Khi vào mùa cao điểm Tết Nguyên đán thanh khoản thị trường 1 cũng chịu nhiều áp lực.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

14 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

14 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

14 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

14 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước