meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu cá tra tiếp tục lập kỷ lục, mang về 2 tỷ USD

Thứ ba, 25/10/2022-20:10
Dù xuất khẩu liên tục đạt kỷ lục, thế nhưng ngành cá tra vẫn được đánh giá là lớn nhưng chưa mạnh, tăng trưởng cũng chưa bền vững bởi chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu. Chưa kể, những sản phẩm chế biến vẫn còn ít trong khi công tác xây dựng thương hiệu ở nước ngoài mới chỉ là khởi đầu. 

Tiếp tục thiết lập kỷ lục mới về tăng trưởng

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu cá tra trong 9 tháng đầu năm đạt gần 2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng trưởng mạnh 83%. Đáng chú ý, thị trường dẫn đầu là Trung Quốc khi chiếm đến 30% thị phần, so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng 111% về giá trị. Xếp ở vị trí thứ 2 là thị trường Mỹ và chiếm 23% thị phần với kim ngạch là 454 triệu USD.

Các doanh nghiệp cho biết, Mỹ được biết đến là thị trường có vai trò dẫn dắt thương mại cá tra trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là về giá cả khi đã góp phần lớn cho việc tăng giá trị xuất khẩu cho cá tra năm nay. Mức tăng trưởng tại thị trường EU là hơn 100% và đạt 160 triệu USD, trở thành điểm sáng của ngành trong lần “tái xuất” tại thị trường vốn nổi tiếng là khó tính này.


Các doanh nghiệp cho biết, Mỹ được biết đến là thị trường có vai trò dẫn dắt thương mại cá tra trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là về giá cả khi đã góp phần lớn cho việc tăng giá trị xuất khẩu cho cá tra năm nay. Ảnh minh họa
Các doanh nghiệp cho biết, Mỹ được biết đến là thị trường có vai trò dẫn dắt thương mại cá tra trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là về giá cả khi đã góp phần lớn cho việc tăng giá trị xuất khẩu cho cá tra năm nay. Ảnh minh họa

Tại những thị trường riêng lẻ khác, xuất khẩu cá tra cũng ghi nhận mức tăng từ 2-3 lần so với cùng kỳ năm trước như Brazil, Anh, Thái Lan, Hà Lan, Úc, Singapore… Đặc biệt, xuất khẩu cá tra sang thị trường Đức trong tháng 9/2022 đã tăng gấp 41 lần so với cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sang Peru tăng gấp 17 lần so với cùng kỳ. Theo như dự báo của VASEP, trong năm nay ngành cá tra có thể đạt mức kỷ lục lên đến 2,5 tỷ USD, so với năm trước tăng 54% nhờ những đơn hàng xuất khẩu trong tháng 10 đang tăng lên - thời điểm vốn được biết đến là đỉnh điểm của mùa giao dịch cuối năm.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (tại tỉnh Tiền Giang) nhìn nhận, kết quả ấn tượng của ngành cá tra là nhờ sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Cụ thể, ông Đạo phân tích: “Sau suốt 3 năm ách tắc, thị trường thời điểm hiện tại đã được khơi thông khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Đặc biệt, cá tra được tiêu thụ mạnh tại kênh dịch vụ ăn uống nên khi nhà hàng, khách sạn, quán ăn… mở cửa trở lại, khách hàng liên tục đặt hàng. Năm 2022, khi thế giới đối mặt với lạm phát, cá tra có lợi thế là loại thủy sản chất lượng với giá bình dân nên nhu cầu tăng cao”.

Tiềm năng vẫn còn rất rộng

Vốn là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cá tra, ông Phạm Minh Thiện - Đại diện Công ty CP Tân Long (tại tỉnh Đồng Tháp) nhìn nhận, nếu như so sánh kết quả xuất khẩu của năm nay với năm ngoái có vẻ khá đột biến, nhưng nếu nhìn theo cả một quá trình của ngành cá tra trong những năm gần đây, ngành này chỉ là đang từng bước lấy lại những gì đã mất. Ông Thiện cảnh báo: “Trong năm 2018, ngành cá tra đã thiết lập kỷ lục xuất khẩu 2,26 tỷ USD; đến năm 2019 giảm xuống còn 2 tỷ USD và chạm dáy 1,54 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2021, xuất khẩu cá tra phục hồi nhẹ lên 1,64 tỷ USD. Nếu như năm nay xuất khẩu cá tra đạt 2,5 tỷ USD, chỉ tăng trưởng 10% khi so với năm 2018. Điều này cho thấy, ngành cá tra vẫn đang phát triển thiếu ổn định, nhiều khả năng sau khi lập đỉnh vào năm 2022 sẽ rơi vào khủng hoảng như trước đó”.  

Đồng thời, ông Thiện cũng nói thêm, năm 2018 có đối tác đang nuôi 17 ao cá tra đã tăng lên con số 40. Mật độ thả dày đã góp phần gây ra khủng hoảng thừa vào những năm sau đó; điều này khiến không chỉ người nuôi mà doanh nghiệp sản xuất, chế biến cùng với xuất khẩu đều lao đao. Vì thế, ông cho rằng cần phải kiểm soát lượng cho vừa đủ với thị trường là yếu tố cốt lõi để ngành cá tra phát triển bền vững. 


Trong 9 tháng đầu năm nay, sản phẩm cá tra chế biến chỉ chiếm 2% - một con số vô cùng ít ỏi, còn lại vẫn là cá tra nguyên liệu như phi lê, cá tra cắt khúc và cá tra nguyên con…
Trong 9 tháng đầu năm nay, sản phẩm cá tra chế biến chỉ chiếm 2% - một con số vô cùng ít ỏi, còn lại vẫn là cá tra nguyên liệu như phi lê, cá tra cắt khúc và cá tra nguyên con…

Trong 9 tháng đầu năm nay, sản phẩm cá tra chế biến chỉ chiếm 2% - một con số vô cùng ít ỏi, còn lại vẫn là cá tra nguyên liệu như phi lê, cá tra cắt khúc và cá tra nguyên con… Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cá tra vẫn có nhiều cơ hội lớn trong việc xây dựng thương hiệu. Nguyên nhân bởi, ngành này đang đi theo hướng kinh tế xanh, giảm phát thải trong khi toàn bộ phụ phẩm cá tra đều đã được sử dụng. Chưa kể, cá tra vốn là ngành sản xuất theo tiêu chuẩn cao và đáp ứng được yêu cầu của tất cả các thị trường khắt khe nhất trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản… và sở hữu được nhiều lợi thế cạnh tranh.  

Quan trọng hơn cả, các doanh nghiệp phải hợp lực cũng như đồng lòng trong việc xây dựng thương hiệu chung; chỉ có như thế họ mới có thể làm chủ được cuộc chơi, chủ động trong việc ấn định giá bán chứ không cần phải cạnh tranh với nhau rồi thi nhau giảm giá hoặc dìm chất lượng của đối phương. 

Ông Phạm Minh Thiện là một người theo đuổi thị trường nội địa cho cá tra đã rất nhiều năm. Người đàn ông này đánh giá, đây là một thị trường rất tiềm năng bởi cá tra là một loài thủy sản lành tính, có giá bình dân bên phù hợp với số đông người tiêu dùng. Ông cho biết: “Nếu như thị trường xuất khẩu chỉ tiến hành nhập một số kích cỡ cá tra nhất định, khi đó thị trường nội địa mọi kích cỡ đều có thể sử dụng được; ví dụ như vụn thịt cá sau khi cắt tỉa tạo hình thành miếng phi lê sẽ rất phù hợp để làm chả cá. Với nguồn đạm từ cá tra, chúng ta có thể cung cấp những bữa ăn sạch và giàu dinh dưỡng, giá rẻ, phù hợp với nhiều người. Chính vì thế, công ty chúng tôi chuẩn bị ra mắt bánh canh chả cá với giá chỉ khoảng 12.000 đồng/suất”.

Không nên bỏ qua “sân nhà”

Theo ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng, doanh nghiệp của ông đã đầu tư một nhà máy với trị giá lên đến 30 triệu USD chuyên hàng giá trị gia tăng cá tra, đồng thời đầu tư cho thị trường nội địa một cách bài bản, cùng với chiến lược “chậm mà chắc”. Năm 2022, dù xuất khẩu cá tra ghi nhận vô cùng ấn tượng nhưng doanh nghiệp vẫn kiên trì với thị trường nội địa.


Ông Đạo khẳng định dù phải cạnh tranh gay gắt nhưng tiềm năng của thị trường nội địa vẫn rất lớn và không thể bỏ qua. Ảnh minh họa
Ông Đạo khẳng định dù phải cạnh tranh gay gắt nhưng tiềm năng của thị trường nội địa vẫn rất lớn và không thể bỏ qua. Ảnh minh họa

Trong năm nay, doanh số bán hàng nội địa đã chiếm 10% trong tổng doanh thu trong khi năm trước chỉ là 5%. Thị trường miền Bắc có phần phát triển mạnh mẽ hơn, bởi người tiêu dùng khu vực này thường cảm thấy hứng thú với các sản phẩm mới. Trong khi đó, người tiêu dùng miền Nam thường đã quá quen với loài cá này nên họ đòi hỏi các sản phẩm phải tiện lợi và được chế biến sâu.  

Một khi có sản phẩm được thị trường đón nhận, tính độc quyền sẽ nâng tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với bán nguyên liệu. Tất nhiên, trong trường hợp này các doanh nghiệp có thể đối mặt với tình trạng bị “nhái” sản phẩm, thế nên họ không duy trì lâu dài được lợi thế của mình. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, ông Đạo khẳng định, dẫu có phải cạnh tranh gay gắt nhưng tiềm năng của thị trường nội địa vẫn rất lớn và không thể bỏ qua.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước