meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 4/2022, doanh nghiệp cá tra chờ cơ hội tăng trưởng

Thứ ba, 18/10/2022-20:10
Có thể thấy, xuất khẩu cá tra trong tháng 9 ghi nhận tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái nhưng so với tháng 8 thì kim ngạch vẫn giảm 15%. Thị trường cũng đang chờ đợi những tín hiệu cuối năm khi mà tồn kho ở Mỹ cạn dần và nhu cầu mua hàng phục vụ cho dịp lễ tết cũng đã tăng lên.

Tháng 9/2022, xuất khẩu cá tra “xanh vỏ đỏ lòng”

Theo số liệu của Cục Hải quan, xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 9 đạt mức 164 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gấp đôi. Trong đó thì xuất khẩu sang thị trường đã tăng gấp 2 - 3 lần so với cùng kỳ ví dụ như Trung Quốc, Brazil, Thái Lan, Anh, Hà Lan, Australia, Singapore,…  Như vậy, xuất khẩu cá tra sang thị trường Đức trong tháng 9 cũng tăng gấp 41 lần so với cùng kỳ và xuất khẩu sang thị trường Peru cũng tăng 17 lần. 

Mặc dù vậy thì VASEP cũng cho rằng mức tăng trưởng đột phá trên không phải là tín hiệu lạc quan bởi vì tháng 9/2021 bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, xuất khẩu cá tra cũng đã sụt giảm xuống mức thấp nhất. 



Tháng 9/2022, xuất khẩu cá tra “xanh vỏ đỏ lòng”
Tháng 9/2022, xuất khẩu cá tra “xanh vỏ đỏ lòng”

VASEP nhận định, hơn thế, thông thường hàng năm tháng 9 sắp vào mùa cao điểm có nhiều đơn hàng cho dịp lễ cuối năm và năm mới, tuy nhiên năm nay kim ngạch cá tra tháng 9 lại thấp hơn 15% so với hồi tháng 8. Trong đó thì các thị trường Trung Quốc, Mexico, Brazil, Anh, Canada, Hà Lan, Colombia cũng đều có mức nhập khẩu cá tra thấp hơn  17 - 36% so với hồi tháng 8. 

Và điều tương tự cũng đã xảy ra với một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn khi mà so với cùng kỳ năm 2021 kim ngạch tăng mạnh nhưng so với tháng 8 cũng tiếp tục giảm. 

Đáng chú ý có Công Ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã ghi nhận với kết quả kinh doanh trong tháng 8 với doanh thu xuất khẩu đạt mức 917 tỷ đồng, so với hồi tháng 9/2021 tăng 35% và so với tháng 8 trước đó giảm 28%. 

Trong đó thì mảng cá tra đã ghi nhận mức doanh thu là 540 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 15%. Đối với mảng sản phẩm phụ và sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số, ghi nhận lần lượt là 61% và 50%. Đối với các sản phẩm hỗn hợp khác cũng đã thu về 83 tỷ đồng, so với hồi tháng 9/2021 gấp 6,3 lần. 


Đơn vị tính: Triệu USD
Đơn vị tính: Triệu USD

Chứng khoán SSI cho biết, mặc dù Vĩnh Hoàn chủ yếu ký hợp đồng FOB thì công ty phải chia sẻ phí vận chuyển với các nhà nhập khẩu để có thể thúc đẩy doanh thu cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng ở trong giai đoạn lạm phát như hiện nay khi nhu cầu trở nên yếu đi. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty ở trong quý 3 năm nay. 

Đối với Công ty Cổ phần Nam Việt, Chứng khoán SSI cũng ước tính trong tháng 8, công ty đã ghi nhận doanh thu thuần là 320 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 69% và so với tháng 7 giảm 24% với mức giá bình quân là 2,4 USD/kg, so với cùng kỳ tăng 29% và so với tháng 7 tăng 3%. 

Cũng theo đó, Nam Việt đã tiến hành xuất khẩu sang thị trường Mỹ với mức doanh thu là 20 tỷ đồng, ghi nhận chiếm khoảng 5% tổng doanh thu trong tháng 8/2022. Mặc dù vậy thì giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng đã giảm từ 4,8 USD/kg trong quý 2 xuống còn 4,3 USD/kg trong quý 3. 

Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ có dấu hiệu “giảm dần” 

Có thể thấy, lũy kế trong 9 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra của cả nước đạt gần 2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 83%. Trong đó thì Trung Quốc và Hong Kong vẫn dẫn đầu tỷ trọng và chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu cá tra với mức 589 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 111%.

Như thế, thị phần cá tra của Trung Quốc và Hong Kong vẫn còn khá khiêm tốn với nhu cầu nhập khẩu cá đông lạnh của Trung Quốc ghi nhận khoảng 14 - 15%. Mặc dù vậy thì việc Trung Quốc tiến hành nới lỏng cơ chế kiểm tra dịch bệnh COVID-19 và không đình chỉ nhập khẩu khi phát hiện lô hàng bị nhiễm virus Sars-CoV-2 cũng được cho là sẽ giải tỏa tâm lý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này. 

Còn tỷ trọng của Mỹ cũng đã có xu hướng giảm dần, ghi nhận chiếm 23% với 454 triệu USD, so với giai đoạn 6 tháng đầu năm giảm 2 điểm phần trăm. Và theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, trong 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu trên 96 nghìn tấn cá phile đông lạnh với trị giá trên 405 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 26% về khối lượng và 95% về giá trị. 


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Giá trị trung bình nhập khẩu cá phi lê đông lạnh vào Mỹ ở trong 8 tháng đầu năm cũng đạt mức 4,21 USD/kg, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 54%. 

Mặc dù xuất khẩu sang EU vẫn tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ nhưng thị trường này vẫn chỉ chiếm 8% trong tổng xuất khẩu cá tra với gần 160 triệu USD. Trong khi đó thì TOP 3 thị trường trong khối này bao gồm Hà Lan ghi nhận chiếm 2,2% với rteen 44 triệu USD và tiếp đến là Đức với trên 21 triệu USD và Bỉ với gần 16 triệu USD. 

Còn khối CPTPP cũng ghi nhận chiếm 13% xuất khẩu cá tra trong 9 tháng đầu năm với gà 260 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 80%. 

Cuối năm 2022, xuất khẩu cá tra có thể phục hồi không?

Mới đây, dự báo đơn hàng cá tra có thể nhích lên trong tháng 10 và là tháng cao điểm của mùa dịch cuối năm. Đến thời điểm hiện tại, nguồn cung cá tra nguyên liệu ở nhiều địa phương đang giảm và giá cả nguyên liệu cũng đang tăng lên. 

Hiệp hội này cũng kỳ vọng nhu cầu sẽ hồi phục và giá cá tra xuất khẩu sang các thị trường cũng sẽ ổn định hoặc tăng trưởng trở lại để cho cá tra năm 2022 có thể cán đích với kỷ lục xuất khẩu là 2,5 tỷ USD, so với năm 2021 tăng 54%. 

Còn Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng dự đoán xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ có thể khả quan hơn trong những tháng còn lại của năm 2022 khi mà tồn kho giảm và nhu cầu nhập khẩu tăng vào cuối năm. 

Bên cạnh đó, lạm phát ở Mỹ cũng tiếp tục có thể duy trì ở mức cao, điều này cũng sẽ thúc đẩy tiêu dùng thực phẩm cũng như thủy sản ở nước này hướng đến các sản phẩm giá cả phải chăng là cá tra. 



Tỷ trọng các thị trường tiêu thụ cá tra của Việt Nam
Tỷ trọng các thị trường tiêu thụ cá tra của Việt Nam

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã ban hành kết quả cuối cùng của cuộc rà soát quản lý thuế chống bán phá giá lần thứ 18 (POR18). Cũng theo đó, DOC cũng đã giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho từng công ty dựa trên kết quả của POR17. Chính vì thế mà quyết định này đã không có ảnh hưởng đến xu hướng cá tra xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2022. 

Chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt nhận định: “Trong quý IV/2022, chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu cá tra sẽ dần cải thiện so với quý III, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và Mỹ”. 

Cũng theo đơn vị này, các đơn đặt hàng được nối lại vào quý IV để có thể đáp ứng nhu cầu cao trong dịp lễ cuối năm tại nhiều quốc gia và lượng hàng tồn kho cao cũng đang dần được giải phóng. Có thể thấy, giá cá tra nguyên liệu phục hồi đã báo hiệu nhu cầu và giá bán sẽ vẫn ở mức cao trong quý IV. 

Theo đó, các công ty ở trong ngành cũng sẽ có kết quả kinh doanh sụt giảm trong quý 3 nhưng sẽ dần hồi phục trong quý IV dù vẫn ở mức thấp hơn so với mức đỉnh trong quý 2. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

35 phút trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

36 phút trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

38 phút trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

39 phút trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

40 phút trước