Lạm phát, tỷ giá cùng gây sức ép lên ngành xuất khẩu
BÀI LIÊN QUAN
Xuất khẩu cá tra tiếp tục lập kỷ lục, mang về 2 tỷ USDNăm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể cao hơn dự báo9 tháng đầu năm tăng trưởng khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần xoay sở ra sao?Theo chuyên gia Yuanta, trước áp lực từ lạm phát cùng tỷ giá, xuất khẩu tại các ngành gỗ, sắt thép và nông sản hay xơ sợi đều đã ghi nhận dấu hiệu suy giảm.
Báo cáo của Chứng khoán Yuanta cho thấy kể từ tháng 3, xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu chậm lại, dù vẫn ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ. Điều này xảy đến sau khi lạm phát bắt đầu gia tăng và tỷ giá giá USD/ VND cũng tăng nhanh đáng kể từ tháng 4.
Từ tháng 7, xuất khẩu sang các thị trường chính như Mỹ đã chậm lại rõ ràng với một số ngành gần đây đã ghi nhận mức giảm mạnh như gạo, sắt thép, chè, xơ sợi dệt, hải sản. Những mặt hàng thép, hóa chất, gỗ, dây cáp xuất khẩu sang EU cũng chứng kiến sự suy giảm.
Áp lực lên VNĐ còn lớn
Từ tháng 4, thị trường Trung Quốc đã ghi nhận sự chậm lại vì quốc gia này thực hiện giãn cách Covid 19 trở lại. Trong tháng 8, sau khi mở cửa, nhu cầu đã bùng phát mạnh. Thế nhưng, con số vẫn thấp hơn cùng kỳ. Kể từ tháng 6, thị trường Đông Nam Á cũng đã đi xuống.
Xuất khẩu cá tra tiếp tục lập kỷ lục, mang về 2 tỷ USD
Dù xuất khẩu liên tục đạt kỷ lục, thế nhưng ngành cá tra vẫn được đánh giá là lớn nhưng chưa mạnh, tăng trưởng cũng chưa bền vững bởi chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu. Chưa kể, những sản phẩm chế biến vẫn còn ít trong khi công tác xây dựng thương hiệu ở nước ngoài mới chỉ là khởi đầu.9 tháng đầu năm tăng trưởng khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần xoay sở ra sao?
Theo như đánh giá của các chuyên gia ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, bên cạnh thị trường xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa vẫn đang bị bỏ trống. Thời điểm hiện tại, người tiêu dùng nội địa có nhu cầu về trang trí nhà cửa và văn phòng ngày càng nhiều hơn.Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể cao hơn dự báo
Có thể thấy, trong khi giá gạo của Thái Lan giảm xuống thì giá gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn không đổi và có nhiều đơn đặt hàng. Chính vì thế mà xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay có thể cao hơn so với dự báo.Theo chứng khoán Yuanta, sức mua giảm do lạm phát leo thang tại những thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, những nước này hầu như đều có chỉ số CPI cao hơn Việt Nam, do đó gây sức ép lên các đồng tiền các nước này và làm giảm sức mua so với đồng VNĐ.
Trong số các đồng tiền, VNĐ thuộc top giữ giá ổn định, dường như chỉ có USD tăng giá so với đồng VNĐ. Tuy nhiên, sức mua ở thị trường Mỹ vẫn giảm so với mức lạm phát cao 8,3%.
Theo phân tích từ các chuyên gia, vẫn có nhiều áp lực ở bối cảnh hiện tại khiến VNĐ mất giá so với USD, cũng như nguồn ngoại tệ thu từ xuất nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm khá yếu so với các năm 2018-2020.
Triển vọng nguồn thu ngoại tệ cũng giảm vì vốn FDI đăng ký suy giảm, bất chấp vốn giải ngân vẫn tích cực. Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm, nghĩa vụ trả nợ công quốc tế cao hơn cả năm ngoái nên gây sức ép lớn hơn đối với nhu cầu USD.
Thế nhưng, chính phủ vẫn duy trì quan điểm về việc ổn định tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kể từ đầu năm ước tính đã bán hơn 21 tỷ USD để đảm bảo nguồn cung về ngoại tệ. Qua đó giúp ổn định tỷ giá vĩ mô, tuy nhiên gây sức ép đối với việc xuất khẩu.
Theo chuyên gia Yuanta, để tránh né các cú sốc vĩ mô xảy ra, ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục giữ ổn định vĩ mô. Do đó, tỷ giá USD/ VND vẫn có thể tăng nếu USD tiếp tục tăng giá, tuy nhiên ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để tăng tốc độ không quá nhanh.
Báo cáo viết: “Dự kiến, các đồng nội tệ của các quốc gia xuất khẩu khác sẽ tiếp tục mất giá mạnh so với đồng VNĐ vẫn sẽ gây sức ép cạnh tranh về giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”.
Ảnh hưởng lên nhóm xuất khẩu
Chuyên gia Yuanta đã đánh giá tác động của tỷ giá và lạm phát lên các ngành xuất khẩu và cho rằng nên nhìn nhận, quan sát tình hình của các doanh nghiệp để biết được các thông tin tiêu cực hay tích cực đã phần nào phản ánh vào giá cổ phiếu hay chưa.
Sản lượng xuất của các ngành như gỗ, sắt thép, nông hải sản, nội thất hay xơ sợi đều giảm đáng kể từ vùng đỉnh so với tác động của lạm phát tăng cao và nguồn cung phục hồi.
Tỷ trọng xuất khẩu của riêng ngành thép cũng không chiếm quá nhiều trong tổng sản lượng sản xuất. Ngoài ra, cổ phiếu ngành thép lại bị điều chỉnh đáng kể về mức P/B hấp dẫn như hồi đỉnh của dịch bệnh Covid 19.
Ở một mặt khác, nhóm doanh nghiệp nội thất và gỗ, hải sả và nông sản, vật liệu xây dựng dù suy giảm về lượng xuất khẩu nhưng đã định giá các cổ phiếu vẫn chưa rơi về mức thấp trong lịch sử.
Ở chiều ngược lại, các nhóm xuất xuất khẩu tốt là ngành dệt may với các đơn hàng được ký trước, ngành hóa chất nhờ nguồn cung thiếu hụt hay ngành cao su hoặc giày dép cũng đang xuất khẩu một cách tích cực.
Xét về định giá cổ phiếu, nhóm hóa chất đang ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với những mức định giá P/E thấp và P/B không quá cao. Theo khuyến nghị của chuyên gia Yuanta, có thể cân nhắc và xem xét các cổ phiếu riêng lẻ ngành này với tiềm năng giá trong năm 2023.
Về nhóm dệt may, các chuyên gia nhận định rằng hiện định giá đang ở mức khá thấp là 7,35xx, gần với mức đáy 6,22x trong lịch sử. Bởi vậy, nhà đầu tư có thể cân nhắc các doanh nghiệp dệt may vẫn có đơn hàng xuất khẩu tốt.
Chuyên gia Yuanta nhận thấy nhóm sợi, nhựa, cao su tuy có kết quả xuất khẩu tốt nhưng định giá P/E hiện vẫn cao hơn so với giai đoạn 2018-2019. Bởi vậy, do giá dầu vẫn ở mức cao nên nhà đầu tư có thể theo dõi nhóm này.
Nhóm các nhà phân tích nhận định chung về chứng khoán rằng chỉ số VN Index đã mất khoảng 30% giá trị từ vùng đỉnh và hiện đang giao dịch ở mức P/E khoảng 11 lần, ứng với chỉ số E/P ở mức quanh 9%, chỉ thấp hơn giai đoạn 10-12-2012.
So với chỉ số CPI, mức lợi tức này cao hơn khoảng 4,77% và cao hơn mức lãi suất liên ngân hàng 3 tháng là 0,55%. Theo chuyên gia Yuanta, hiện tại mức định giá đã tương đối thấp khi những điều kiện vĩ mô cải thiện và lợi nhuận của doanh nghiệp quay lại tăng trưởng, do tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn nên thị trường có thể sẽ hồi phục.