meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bầu Đức trồng cao su bài bản, kết quả lại "sóng gió" suốt thập kỷ?

Thứ hai, 03/10/2022-13:10
Có thể thấy, một hạn chế cố hữu của nền nông nghiệp Việt Nam chính là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và lực lượng sản xuất chủ yếu là dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu tính liên kết trong quá trình kinh doanh sản xuất. Trong những năm 2011 - 2012, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã dồn hết vốn liếng cũng như của cải của Hoàng Anh Gia Lai đi làm nông nghiệp trên quy mô lớn và trải dài ở 3 nước là Việt Nam - Lào - Campuchia.

Bầu Đức quyết tâm trồng cao su một cách bài bản trên quy mô lớn

Theo Nhịp sống thị trường, năm 2012, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là Bầu Đức đã khiến dư luận sôi nổi với câu nói “Phải bán nhà cũng trồng cao su". Trên thực tế thì ông không hề nói suông. Con đường làm nông nghiệp với chủ lực là cây cao su được bầu Đức đã bắt đầu từ cuối năm 2007 với những cánh rừng cao su bạt ngàn ở Attapeu - Lào.

Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai đã thuê nhiều chuyên gia cũng như các nhà khoa học tư vấn và mua công nghệ cao, đầu tư bài bản cho nông nghiệp. Trung bình thì ở Attapeu tổng chi phí đầu tư cho 1ha cao su là 5.000 USD, trong đó riêng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp lên đến 1.000 USD. 


Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức

Được biết, vùng đất Attapeu khô cằn ở Nam Lào với rừng khộp nghèo nàn đã được bầu Đức cho quy hoạch một cách bài bản đề trồng mía, cao su và cọ dừa bằng công nghệ tiên  tiến. 

Bên cạnh nông trường cao su ở Tây Nguyên - Việt Nam và Attapeu ở Lào thì Bầu Đức con tìm đến Campuchia. Nếu như tính tổng cộng diện tích trồng cao su ở ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia của Hoàng Anh Gia Lai cũng đã tăng rất nhanh trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. 

Và trong báo cáo thường niên năm 2009, HAGL cũng đã không giấu diếm tham vọng Tập đoàn cũng sẽ đạt mục tiêu 51.000ha diện tích trồng cao su ở Tây Nguyên (Việt Nam) và Lào, Campuchia trong năm 2012. 

Mặc dù vậy thì vì nhiều lý do khách quan mà mục tiêu này đã bị lùi sang năm 2013 và cho đến hiện tại, sau thời gian 10 năm đã không có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Tổng diện tích trồng cao su của HAGL đạt đỉnh vào năm 2-13 ghi nhận là 50.540 ha và sau đó cũng đã giảm dần sau đó.


Vườn cao su của HAGL
Vườn cao su của HAGL

Thực tế cho thấy, bầu Đức và HAGL không chỉ thực hiện canh tác ở trên diện tích lớn mà còn trồng cao su một cách rất bài bản với sự đầu tư mạnh về công nghệ. Lúc đó, Hoàng Anh Gia Lai chính là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cao su. Hệ thống này bao gồm các bể chứa nước và van điều áp mà nước bơm nhỏ giọt qua các van đặc biệt, được nhập từ Israel vào từng gốc cao su đều một lượng nước là 2 lít/giờ.

Thường thì cây cao su phát triển nhanh vào mùa mưa còn mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm thì cây chậm phát triển học không cạo được mủ bởi vì thiếu nước. 

Và hệ thống tưới nước nhỏ giọt cũng giúp cho cây cao su phát triển quanh năm nên cao su của Hoàng Anh Gia Lai trồng chỉ 4 năm tuổi là có thể thu hoạch được, rút ngăn được thời gian 1 năm so với quy trình trồng cũng như chăm bón phổ biến của các doanh nghiệp khác và sau này cũng có thể khai thác mủ vào cả mùa mưa. Bầu Đức so sánh giống như một đứa trẻ, cây cao su cũng cần được chăm sóc đặc biệt thì sẽ lớn nhanh hơn nhiều. 


Nguồn ảnh: Tổng hợp
Nguồn ảnh: Tổng hợp

Ông Đoàn Nguyên Đức nói rằng, khối lượng công việc mà Hoàng Anh Gia Lai làm để cho cánh rừng cao su rộng 22.000ha mọc lên, trong tổng diện tích quy hoạch là 36.000ha là rất lớn. Và riêng đường ống tưới cây lắp đặt cũng đủ quấn 3 vòng trái đất bởi vì trung bình cứ 1ha lại có 1.600m ống. 

Và dù đầu tư một cách bài nản trên diện tích rộng như thế nhưng những gì mà cây cao su đem lại cho bầu Đức cùng với HAGL không được như kỳ vọng. Còn chưa kịp mang tiền về cho HAGL thì giá cao su trên thế giới từ năm 2012 đã liên tục sụt giảm và bắt đầu quãng thời gian khó khăn nhất của Tập đoàn này. 

Hé lộ nguyên nhân thất bại!

Đầu tiên, nói về thiên thời, địa lợi thì chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn khi gắn hành trình trồng cao su của HAGL vào biểu đồ giá cao ở thời gian là 15 năm. Và giai đoạn bầu Đức đoạn tuyệt với bất động sản để tất tay sang cao su là thời kỳ lập đỉnh của giá cao su lên đến hơn 6.000 USD/tấn mủ. 

Và đặc thù của ngành nông nghiệp vào vòng đời sản phẩm dài, vòng quay vốn chậm, vì thế mà có độ trễ khi tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Bầu Đức cũng trồng cây lúc giá cao nhưng đến lúc có thể thu hoạch thì giá lại lao dốc liên tục. 

Song song với đà giảm của giá cao su thì doanh thu cao su trong năm 2014 của HAGL chỉ đạt mức 227 tỷ đồng, so với kế hoạch bằng 67%. Bên cạnh doanh thu sụt giảm thì tỷ suất lợi nhuận của cao su cũng đã giảm đáng kể. 


Nguồn ảnh: Tổng hợp
Nguồn ảnh: Tổng hợp

Chi tiết, tỷ suất lợi nhuận gộp đã giảm từ mức 68,6% của năm 2013 xuống còn mức 47,3% năm 2014 bởi giá bán bình quân giảm. Có thể thấy, giá bán bình quân năm 2014 ghi nhận là 34,3 triệu  đồng/tấn, so với năm 2013 giảm đến 43,9%. 

Đứng trước tình hình đó, HAGL đã chủ động giãn tiến độ và chỉ chọn những cây to để cạo mủ với mục đích đào tạo tay nghề và duy trì lực lượng công nhân. Và cũng theo báo cáo thường niên năm 2014, trong năm 2014 HAGL cũng đã thực hiện việc chuyển đổi 2.000ha cao su ở HAGL sang dự án chăn nuôi bò. Và diện tích cao su giảm từ mức 44.500 ha xuống 42.500 ha. Và trong báo cáo thường niên khi đó cho thấy HAGL sẽ không tăng thêm diện tích cây cao su. 

Cũng trong năm 2015, HAGL đã tiếp tục chuyển đổi một số diện tích cao su sang dự án chăn nuôi bò và diện tích cao su còn giảm 38.428 ha cao su, trong đó có 22.177 ha tại Lào và 2.394 ha tại Việt Nam cùng 13.857 ha tại Campuchia. Mặc dù vậy thì không chỉ có yếu tố khách quan thiên thời, địa lợi thì trong bài học rút ra từ thất bại với cây cao su của HAGl, không thể không nhắc đến yếu tố nhân hòa - đây cũng chính là vấn đề về quản trị rủi ro và chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo. 


Nguồn ảnh: Tổng hợp từ BCTC của Tập đoàn
Nguồn ảnh: Tổng hợp từ BCTC của Tập đoàn

Đầu tiên là sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Cụ thể trong giai đoạn làm nông nghiệp cũng là thập kỷ vay nợ nhiều nhất của HAGL. Những rừng cao su chờ thu hoạch hay những đồn điền múa, cánh đồng ngô và cọ dầu mênh mông đến mấy cũng không thể gánh đỡ nổi lãi vay và trả gốc cho hàng chục nghìn tỷ đồng nợ vay của HAGL ở trong giai đoạn này. Dù vậy thì trên thực tế, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn không phải là câu chuyện của riêng HAGL mà có nhiều doanh nghiệp khi đầu tư dự án cũng đã mắc phải. 

Điều thứ hai chính là hoạt động kinh doanh đã khiến cho dòng tiền mắc kẹt. Không thể phủ nhận rằng rừng cao su có giá trị lớn nhưng đó là câu chuyện của tương lai. Cây cao su cũng đã phải mất khoảng 5 năm trồng và chăm sóc mới có thể cho thu hoạch. Và trong thời gian đó thì các chi phí vận hành và đầu tư là rất lớn, chưa kể đến chi phí tài chính vô cùng khổng lồ, HAGL đã lấy dòng tiền ở đâu để có thể bù vào các khoản chi ra? 
Như thế, mặc dù ông Đức cùng HAGL luôn nhấn mạnh rằng chiến lược "lấy ngắn nuôi dài" với việc trồng những cây ngắn ngày để lấy nguồn thu nuôi cao su nhưng trên thực tế lại không có hiệu quả. 

Và cây mía mà ông Đức chọn cũng là một câu chuyện đầu ra chìm nỗi cũng như phức tạp về giá. Cọ dầu mặc dù ngắn ngày hơn cao su nhưng cũng đã phải đầu tư mất 30 tháng mới cho thu hoạch. 

Đến năm 2014, HAGL đã bắt đầu xoay chuyển sang nuôi bò để có thể cứu tập đoàn trong những năm khủng hoảng tài chính bởi chi phí đội lên quá cao. Và khi mà các lĩnh vực khác bế tắc thanh khoản, nguồn thu từ chăn nuôi bò chính là động lực chính để có thể thúc đẩy được dòng tiền. 

Cũng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 của HAGL với mức doanh thu ghi nhận là 5.347 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế đạt 1.680 tỷ đồng. Và có điểm đáng chú ý là vào quý 3, doanh thu từ bán bò chiếm 63%. Lúc đó, doanh thu từ bò đã vượt qua mía đường và trở thành lĩnh vực có đóng góp chính cho doanh nghiệp. 

Đến khi bước sang năm 2016, giai đoạn khủng hoảng tài chính của HAGL cũng đã lên đến đỉnh điểm, với việc cầm cố hầu hết tài sản để trả nợ vay đến hạn thì mức doanh thu từ đàn bò vẫn đang là bệ đỡ duy nhất từ đó giúp cho đế chế của bầu Đức thoát khỏi thảm cảnh sụp đổ. 


Trang trại nuôi bò của HAGL thời điểm đó
Trang trại nuôi bò của HAGL thời điểm đó

Và vai trò của đàn bò nó lớn đến mức khiến cho bầu Đức đã bày tỏ thẳng thắn rằng: “Năm nay (2016), không có bò thì chúng tôi cũng… bò luôn”.

Và dù thế, khi biên lợi nhuận nuôi bò giảm nhanh thì đàn bò cuối cùng cũng đã giảm dần về số lượng nhường chỗ cho trái cây ngắn ngày và mới đây nhất là heo. Cho đến hết quý 2/2022, trồng chuối và nuôi heo cũng đang cho thấy dấu hiệu dòng tiền tích cực hơn với HAGl. 

Cuối cùng là dự phóng tương lai quá lạc quan của BLĐ khi đánh giá về thị trường cũng như biến động giá. Một vài bài báo năm 2013 có nêu ý kiến một vị lãnh đạo của Hoàng Anh Attapeu rằng, về mặt lý thuyết năm 2013 mới chỉ là năm bắt đầu. Vị này phát biểu rằng: “Hiện nay (năm 2013) giá cao su trung bình từ 2.500 USD đến 3.000 USD / tấn, khoảng 5 năm nữa 25.000 ha cao su Attapeu được khai thác hết. Nhân sản lượng, diện tích, giá cả bình quân sẽ ra con số doanh thu và lợi nhuận khổng lồ trong tương lai".

Cũng tại thời điểm phát biểu, vị lãnh đạo này chẳng thể ngờ rằng, giá cao su từ năm 2013 - 2016 đã liên tục trượt dốc và chạm đáy vào hồi tháng 1/2016 vào khoảng 1.500 USD/tấn. Và cùng chung sự lạc quan này, bầu Đức cũng kỳ vọng doanh thu mỗi năm ghi nhận khoảng 765 triệu USD còn lợi nhuận mỗi năm khoảng 653 triệu USD. Khi đối chiếu với thực tế, doanh thu từ cao su trong giai đoạn năm 2-13 - 2016 ghi nhận chỉ đạt cao nhất là 241 tỷ đồng và đạt đỉnh là 454 tỷ đồng vào năm 2017 song song với sự tăng giá trở lại của cao su. Và dù HAGL luôn khẳng định rằng lợi thế của họ đó chính là tìm được quỹ đất với chi phí thấp cũng như có được đội  ngũ cán bộ công nhân viên nông lâm nghiệp có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm nhưng khui chứng kiến đà giảm mạnh của hai năm 2014 - 2016 thì chính HAGL đã phải thừa nhận giá vốn cao su của họ có tốt đến đâu cũng không thể nào chống chọi với mức độ giảm giá của thị trường. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước