meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 3/2022, hàng loạt doanh nghiệp báo lãi lao dốc vì giá cao su giảm sâu

Thứ năm, 03/11/2022-23:11
Thị trường thế giới liên tục biến động cộng thêm sức tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc đã dần chậm lại, nguồn cung lại được dự báo dư thừa khiến giá cao su xuất khẩu bình quân liên tục sụt giảm. Như một lẽ tự nhiên, lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su trong quý 3/2022 cũng sụt giảm theo.

Loạt doanh nghiệp báo lãi giảm sâu

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dựa theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 9 vừa qua đã giảm 4,7% so với tháng 8 và đạt 1.445 USD, so với cùng kỳ năm trước cũng đã giảm 12,7%. Điều đáng nói, đây là mức giá thấp nhất kể từ đầu năm cho đến nay.

Đối với ngành cao su, sự tăng trưởng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường sẽ bị tác động của diễn biến giá cũng như cung cầu của thị trường. Trong những tháng gần đây, giá cao su liên tục lao dốc đã trở thành một trong số nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh trong quý 3/2022 của các doanh nghiệp liên quan sụt giảm khi so sánh với cùng kỳ năm 2021. 


Giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 9 vừa qua đã giảm 4,7% so với tháng 8 và đạt 1.445 USD
Giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 9 vừa qua đã giảm 4,7% so với tháng 8 và đạt 1.445 USD

Theo như thống kê, trong số 8 doanh nghiệp mới công bố kết quả hoạt động, có đến một nửa trong số này có doanh thu sụt giảm, ⅞ đơn vị ghi nhận lợi nhuận sau thuế lao dốc.

Cái tên đầu tiên phải kể đến chính là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã chứng khoán: GVR). Trong quý 3 năm nay, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần là 5.487 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 5%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cũng giảm 35,2% so với cùng kỳ và đạt 993,8 tỷ đồng. Phía ban lãnh đạo tập đoàn cho biết, tình hình kinh tế có chiều hướng giảm đã khiến giá bán giảm sút đáng kể so với cùng kỳ, trong khi giá cả đầu vào của nhiều mặt hàng đã tăng mạnh, từ đó khiến lợi nhuận gộp lao dốc. Chưa kể, đồng Kíp Lào giảm giá đã khiến cho các đơn vị phải trích lập dự phòng. Những lý do này đã khiến lợi nhuận quý 3/2022 của ông lớn này giảm hơn 35% so với cùng kỳ.    


CTCP Cao su Phước Hòa (Mã chứng khoán: PHR) ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý 3 năm nay là 140,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm hơn 17,7%
CTCP Cao su Phước Hòa (Mã chứng khoán: PHR) ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý 3 năm nay là 140,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm hơn 17,7%

Tương tự, CTCP Cao su Phước Hòa (Mã chứng khoán: PHR) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý 3 năm nay là 140,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm hơn 17,7%. Trong khi đó, doanh thu thuần đi ngang so với cùng kỳ và đạt 522,7 tỷ đồng, chủ yếu là do giá bán mủ cao su giảm khiến cho lợi nhuận bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ trong quý giảm gần 2,4 tỷ đồng. 

Kém khả quan hơn một chút là CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (Mã chứng khoán: DRI) khi ghi nhận doanh thu thuần trong quý 3 sụt giảm 25,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 110 tỷ đồng; đồng thời doanh nghiệp cũng lỗ gần 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 15 tỷ đồng. Được biết, nguyên nhân thua lỗ là do công ty trong quý vừa qua đã bị ảnh hưởng bởi khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lên đến hơn 24,8 tỷ đồng ở công ty con; trong khi giá bán sản phẩm mủ cao su giảm 8,6% so với cùng kỳ cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Cao su Đắk Lắk.


Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp cao su
Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp cao su

Giá cao su liên tục giảm sâu do đâu?

Theo số liệu từ Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xu hướng giảm giá của cao su không chỉ mới xuất hiện ở quý 3/2022. Thực tế, đã có giai đoạn giá của mặt hàng này biến động mạnh từ quý 2 khi phục hồi mạnh mẽ vào tháng 5 và tháng 6, nhưng đến 3 tháng tiếp theo đã liên tục giảm nhanh. Nguyên nhân là do thị trường bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh, khủng hoảng chính trị cộng thêm tình trạng thiếu container và chi phí vận tải tăng cao cùng giá nhiên liệu tăng mạnh, thông quan chậm đã ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng trên toàn cầu.  

Đáng chú ý, theo số liệu từ Trading Economics, sau đợt phục hồi ngắn ngủi trong tháng 5, giá cao su đã nhanh chóng cuốn vào đà giảm mạnh, từ mức 1.684 USD/kg ở đầu tháng 6 xuống chỉ còn 1.294 USD/kg vào ngày 7/9 (mức thấp nhất hai năm qua). Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trong tháng 9 năm nay giá cao su trên thị trường thế giới tiếp tục có chiều hướng giảm xuống do lo ngại về nhu cầu tại thị trường Trung Quốc đang ngày càng chậm lại.

Điều đáng nói, Trung Quốc cũng chính là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, đất nước này đang có dấu hiệu giảm nhập khẩu khi trong tháng 8, kim ngạch nhập khẩu cao su từ Việt Nam đã giảm 10,2% so với tháng trước đó và đạt 205,7 triệu USD. 

Bước sang tháng 10, giá cao su đã phục hồi nhẹ khi so với tháng 9, thế nhưng trong thời gian tới nhiều khả năng giá của mặt hàng này vẫn ở mức thấp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Thời điểm hiện tại, giá của mặt hàng này đang dao động ở quanh vùng 124 US cents/kg và cũng chưa có tín hiệu phục hồi rõ ràng. Ngoài ra, trong năm nay, hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại sau dịch khiến tình trạng dư cung cao su thiên nhiên quay trở lại cũng đã tác động đến xu hướng giá.

Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho thấy, trong tháng 8 cùng với tháng 9 năm nay, tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu là khoảng 2,7 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 71.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu toàn cầu là khoảng 2,5 triệu tấn, so với cùng kỳ đã tăng 85.000 tấn. Liên quan đến vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu cho biết: “Nguồn cung dư thừa trong giai đoạn này đã góp phần vào biến động của giá cao su trên thị trường thế giới, bên cạnh các yếu tố như giá dầu thô giảm và triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu”.


Bước sang tháng 10, giá cao su đã phục hồi nhẹ khi so với tháng 9, thế nhưng trong thời gian tới nhiều khả năng giá của mặt hàng này vẫn ở mức thấp
Bước sang tháng 10, giá cao su đã phục hồi nhẹ khi so với tháng 9, thế nhưng trong thời gian tới nhiều khả năng giá của mặt hàng này vẫn ở mức thấp

Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên cũng khiến cho giá cao su giảm, nguyên nhân bởi hầu hết các đồng tiền của những quốc gia sản xuất cao su lớn đều đã mất giá khi so sánh với “đồng bạc xanh”. Theo Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), các doanh nghiệp cao su đang phải đối mặt với 2 rủi ro lớn: Thứ nhất là mưa lớn kéo dài trong mùa thu hoạch cao điểm đã ảnh hưởng đến sản lượng mủ; thứ hai là rủi ro suy giảm nhu cầu cao su ở Trung Quốc do thiếu điện do nước này vừa trải qua đợt nắng nóng, hạn hán kỷ lục.

Chính vì thế, các doanh nghiệp cao su thiên nhiên đang chú trọng vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh lĩnh vực cốt lõi đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Ví dụ, Cao su Đồng Phú đã lên kế hoạch đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nhà máy chế biến gỗ. Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam lại đẩy mạnh việc tái cơ cấu theo ba trụ cột chính, bao gồm trồng và chế biến mủ cao su, bất động sản công nghiệp và chế biến gỗ. 

Thế nhưng, theo như nhận định của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, các đơn vị đã hết quỹ đất công nghiệp có thể sẵn sàng cho thuê, vì thế họ có thể ghi nhận kết quả kém khả quan hơn trong khoảng thời gian ngắn hạn. Các doanh nghiệp cao su cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Trước đó, lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam từng chia sẻ rằng, quy mô mảng này của đơn vị còn nhỏ trong khi quỹ đất cho thuê hiện hữu cơ bản đã hết. Thời điểm hiện tại, nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp là lãi tiền gửi và thu phí dịch vụ, phân bổ doanh thu dài hạn đã thu kể từ các năm trước. Những dự án mới như mở rộng khu công nghiệp Nam Tân Uyên, An Điền, Minh Hưng III... hiện vẫn đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục pháp lý và chưa triển khai đầu tư.

Đáng chú ý, Cao su Phước Hòa cũng là đơn vị đang đầu tư mạnh mẽ vào mảng khu công nghiệp. Được biết, Cao su Phước Hòa đang phát triển khoảng 3.000 ha gồm có các dự án Tân Lập 1 và 2, Tân Bình 2, Hội Nghĩa và Bình Mỹ. Theo Mirae Asset, nhiều khả năng phải đến năm 2024, doanh nghiệp này mới có thể bắt đầu ghi nhận doanh thu đến từ khu công nghiệp Tân Lập 1 và Tân Bình 2. Còn trong năm nay, Cao su Phước Hòa sẽ ghi nhận hơn 340 tỷ đồng tiền đền bù từ VSIP 3, con số này chiếm 49% lợi nhuận ròng của cả doanh nghiệp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

15 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

15 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

15 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

20 giờ trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

1 ngày trước