Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu có gây ảnh hưởng tới Việt Nam?
Châu Âu "sợ hãi" mùa Đông sắp tới
Tại Đức, hợp đồng giá điện năm tới (kỳ trước) là 995 Euro mỗi MWh (khoảng 0,99 USD/kWh – 23.760 đồng/kWh). Còn tại Pháp đã vượt 1.100 Euro (1,1 USD/ kWh – 26.400 đồng/kWh). Nghĩa là giá điện năm nay tăng gấp 10 lần năm ngoái.
Cơ quan quản lý năng lượng Ofgem của nước Anh cho biết, từ ngày 1/10 họ đã tăng trần giá điện và khí đốt gần gấp đôi, lên mức trung bình là 3.549 bảng Anh/năm (tương đương 4.197 USD).
Theo Ofgem, sự gia tăng này là vì giá khí đốt bán buôn trên thế giới tăng đột biến ngay khi các hạn chế Covid - 19 được dỡ bỏ và việc Nga hạn chế nguồn cung.
Cách tính giá điện mới 5 bậc hay 4 bậc sẽ có lợi hơn?
Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới sẽ được rút từ 6 bậc xuống còn 5 hoặc 4 bậc. Trong đó, bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình sử dụng dưới 100 kWh thay vì 50 kWh như trước. Như vậy giá điện bán lẻ theo dự kiến sẽ óc mức thấp nhất là 1.678 đồng/kWh, cao nhất 3.356 đồng/kWh, thay cho mức 1.549 đồng và 2.701 đồng/kWh hiện hành.Châu Âu chật vật vượt qua sự mâu thuẫn về việc điều chỉnh giá điện
Các bộ trưởng năng lượng của khối EU đã phải chật vật với kế hoạch điều chỉnh giá điện cũng như những điểm thiếu sót trong đề xuất áp mức giá trần giá khí đốt.Khủng hoảng giá điện tại châu Âu: Thị trường xe EV đi về đâu?
Thị trường ô tô tại châu Âu phải chuyển dịch dựa theo giá năng lượng. Người tiêu dùng khi lựa chọn mua xe sử dụng xăng hay chạy bằng điện còn phải đắn đo vì cả hai loại nhiên liệu sử dựng cho ô tô tại châu Âu đều có những biến động khó lường.Cộng hòa Séc cho biết, phải triệu tập gấp một hội nghị thượng đỉnh về khủng hoảng năng lượng của các nước châu Âu.
Ngay khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên thì giá năng lượng tại châu Âu tăng vọt, cùng lo ngại về việc năng lượng sẽ còn giảm mạnh hơn khi vào mùa đông trong bối cảnh vẫn còn căng thẳng địa chính trị
Trong khi 20% sản lượng điện của châu Âu được được sản xuất tại các nhà máy điện khí bằng khí đốt. Vì thế khi nguồn cung giảm thì dẫn tới giá tăng cao.
Giá khí đốt châu Âu vào tháng 8 năm nay đạt mức 341 Euro mỗi MWh, gần như cao nhất mọi thời đại (345 Euro vào tháng 3/2022).
Tại Pháp, giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến giá điện tăng là vì lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động do bị ăn mòn. Chỉ 24/56 lò phản ứng của Tập đoàn năng lượng EDF được vận hành. Pháp vốn là nước xuất khẩu điện thì nay lại thành nước nhập khẩu điện.
Trợ lý nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Bruegl ở Brussels - Giovanni Sgaravatti nhận định, vào mùa Đông, giai đoạn này rất khó khăn với châu Âu khi giá điện còn tăng cao hơn nữa.
Theo một nghiên cứu của Bruegel, các quốc gia thuộc EU đã phân bổ 236 tỷ Euro từ tháng 9/2021 đến tháng 8/2022 nhằm bảo vệ doanh nghiệp và hộ gia đình khỏi cuộc khủng hoảng giá năng lượng.
Những ngày qua, các quốc gia bắt đầu triển khai chiến dịch tiết kiệm năng lượng, khuyến khích người dân tiết giảm tối đa việc tiêu thụ điện vào mùa Đông.
Chẳng hạn như Đức đã thông báo về nhiệt độ tại các phòng hành chính công trong mùa Đông sẽ giới hạn mức 19 độ C và nước nóng sẽ bị tắt.
Bên cạnh đó là cấm sưởi ấm bể bơi tư nhân từ tháng 9/2022 và trong vòng 6 tháng kể từ khi quy định này có hiệu lực.
Phần Lan thì khuyến khích người dân giảm nhiệt độ, tắm nhanh hơn và hạn chế dùng phòng tắm hơi…
Các ngành công nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn. Như những nhà máy sản xuất amoniac - một thành phần chính sản xuất phân bón, đã thông báo tạm dừng hoạt động tại Ý, Hungary, Ba Lan và Na Uy. Ngân hàng HSBC cảnh báo "suy thoái kinh tế có lẽ sẽ khó tránh khỏi" tại khu vực EU.
Thua lỗ vì giá nguyên liệu ngày càng tăng
Báo cáo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết giá nguyên liệu đầu vào đang tăng mạnh khiến giá thành khâu phát điện cũng tăng cao.
Theo tính toán của đơn vị này, giá bán lẻ điện bình quân trong năm 2022 đạt mức 1.915,59 đồng/kWh, cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 1.844,64 đồng/kWh.
Nhưng đã 3 năm liên tiếp, giá bán điện bình quân vẫn không tăng theo biến động đầu vào (kể từ tháng 3/2019. Điều này khiến EVN gánh khoản lỗ lớn, lỗ sau thuế hợp nhất trong 6 tháng đầu năm nay là 16.586 tỷ đồng.
Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương Hoàng Tiến Dũng cho hay, Việt Nam hiện là một quốc gia nhập khẩu ròng năng lượng với mức nhập đáng kể mặt hàng than, dầu, tương lai gần sẽ nhập khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Tác động lớn nhất của cuộc khủng khoản năng lượng đối với Việt Nam là việc giá các loại năng lượng nhập khẩu sẽ tăng theo xu hướng chung toàn cầu. Với những năng lượng sản xuất trong nước cũng tăng nhưng với mức độ khác nhau.
Năng lượng được xem là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất điện cũng như mọi hoạt động của nền kinh tế. Vì thế sẽ khiến chi phí sản xuất điện nói chung hay chi phí kinh doanh nói riêng của các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Bộ Công thương hiện đang có dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế để điều chỉnh giá bán lẻ điện.
Theo đó, trong trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện hiện hành và trong khung giá thì được điều chỉnh tăng.
Điểm này khác so với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện tại Quyết định 24 đã quy định thông số đầu vào tăng 3% thì mới tăng giá điện. Dự thảo cũng nêu rõ thẩm quyền quyết định dành cho Bộ Công thương và EVN.
Thực tế là dù Quyết định 24 trước đó vẫn cho Bộ Công Thương và EVM thẩm quyền điều chỉnh giá khi có biến động thông số đầu vào, tuy nhiên EVN luôn phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi điều chỉnh giá điện.
Năm 2022, tuy đã tính toán được khoản lỗ, nhưng EVN vẫn cam kết không tăng giá điện nhằm hỗ trợ người dân cùng doanh nghiệp sau giai đoạn Covid - 19.
Năm ngoái, EVN cũng giảm giá điện, tiền điện 5 đợt để hỗ trợ cả nước chống dịch và góp phần chia sẻ khó khăn của các khách hàng sử dụng điện, tổng giá trị hỗ trợ khoảng 16.950 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân khó có thể "gồng lỗ" để thực hiện nhiệm vụ chính trị như EVN, vì khi đầu tư thì cần có lời. Do vậy, chính sách trong giai đoạn tới cần được điều chỉnh kịp thời, hợp lý, đảm bảo vận hành trơn tru hệ thống điện và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia…