Thách thức khiến giới công nghệ Mỹ rơi vào khủng hoảng chưa từng có
Theo VTV, nhiều năm gần đây, giá cổ phiếu của các ông lớn công nghệ đã tăng lên mức cao kỷ lục. Có thể thấy ảnh hưởng của họ tới thị trường chứng khoán Mỹ tăng lên. Tuy nhiên hiện nay tình hình đó đã thay đổi…
Nối bước Twitter và Meta, sau những thông tin đồn đoán, cuối cùng gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon trở thành hãng công nghệ lớn tiếp theo tại Mỹ công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn lên tới gần 10.000 người phải ra đi, bắt đầu từ tuần này.
Giám đốc điều hành, Công ty chứng khoán Wedbush - Ông Dan Ives cho biết: “Đây là đợt sa thải quy mô rất lớn của Amazon. Tuy nó không chiếm tỷ lệ quá cao trên đội ngũ nhân sự toàn cầu nhưng nếu nhìn vào những bộ phần bị cắt giảm thì có thể thấy đây đều là các lĩnh vực đang gặp thách thức lớn trong giai đoạn vừa rồi và chuyện phải thu hẹp là điều khó tránh khỏi".
Nhiệt độ giảm xuống âm tại các công ty công nghệ: Sau Meta, Amazon cũng sa thải 10.000 nhân sự vào tuần này
Chỉ trong vòng 1 tháng nay, hàng chục nghìn nhân viên công nghệ bỗng thành người thất nghiệp. CNBC đưa tin, trong tuần này, Amazon có kế hoạch sa thải khoảng 10.000 nhân viên của mảng công nghệ và quản trị doanh nghiệp.Một startup công nghệ tài chính Việt huy động thành công 1 triệu USD từ 3 quỹ đầu tư
Ba quỹ đầu tư bao gồm BK Fund, Genesia Ventures, và ThinkZone Ventures đã tham gia vòng gọi vốn pre-seed của startup sáng lập bởi cựu CEO AhaMove Nguyễn Xuân Trường.Không khí đã có thể biến thành thịt nhờ loại công nghệ siêu kỳ lạ
Được biết, quy trình làm thịt từ không khí của công ty Air Protein giống như quy trình lên men của sữa chua hoặc phô mai. Tuy nhiên, thay vì để cho các vi khuẩn lên men ở đường/sữa, những khí như CO2, nitơ và oxy sẽ được đưa qua các bể lên men lớn - nơi nuôi cấy và tạo ra protein chỉ trong vòng vài giờ.Làn sóng sa thải chỉ là bước đầu tiên trong những khó khăn liên tiếp đã xảy ra với những ông lớn công nghệ hàng đầu của Mỹ từ đầu năm nay. Cả Amazon và Microsoft đều đã báo cáo doanh thu trong quý kém khả quan, lợi nhuận của Google giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Hay như cổ phiếu của Meta đã lao dốc tới 1/4 chỉ trong một phiên sau các dự báo kém lạc quan về thị trường quảng cáo - vốn đang chiếm hơn 90% nguồn cung của doanh nghiệp này.
Những khó khăn trên đều phản ảnh vào giao dịch cổ phiếu của họ, khi vốn hóa những tên tuổi hàng đầu trong ngành đã mất hàng trăm tỷ USD vào năm nay. Có lẽ, chịu ảnh hưởng ít nhất là Apple, tuy nhiên hãng cũng bị giảm hơn 500 tỷ USD kể từ đầu năm.
“Tôi nghĩ rằng giai đoạn này đúng là một thời kỳ đen tối đối với giới công nghệ. Từ Amazon, Apple, Microsoft tới cả các cái tên khác trên thị trường đều ghi nhận sự sụt giảm. Thời kỳ “siêu tăng trưởng” đã qua đi, hiện tại là lúc các công ty cần tái cơ cấu chi phí khi mà tốc độ phát triển đang chậm dần” - Ông Dan Ives nhìn nhận.
Cũng như những doanh nghiệp khác của Mỹ, giới công nghệ cũng phải chịu những tác động không nhỏ từ tình trạng lạm phát và những đợt tăng lãi suất của Fed. Thêm một yếu tố nữa được các chuyên gia chỉ ra là các ông lớn này vẫn chưa giảm được sự phụ thuộc vào một nguồn thu lớn như quảng cáo với Meta hay Apple. Vì vậy nó cũng nhạy cảm hơn với các biến động trên thị trường.
Ngành chip đang diễn ra cuộc đua khốc liệt
Rõ ràng là áp lực lên nhóm ngành công nghệ rất lớn trước bối cảnh kinh tế được dự báo đối mặt với các khó khăn sắp tới. Vì thế mà việc tối đa hóa chi phí sản xuất cũng như tìm kiếm công nghệ mới là nhiệm vụ được nhiều hãng công nghệ hàng đầu đặt ra.
Chẳng hạn như những con chip nhỏ bé nhưng lại giữ một vai trò ngày một quan trọng đối với thế giới. Thiếu những con chip thì chiếc xe không thể vận hành, mọi người cùng không có máy tính để làm việc hay giải trí, cũng không có điện thoại để liên lạc hay lướt web. Do đó, cuộc đua chip bán dẫn ngày càng nóng lên trên toàn cầu. Hiện tại, không có một quốc gia hay một tập đoàn công nghệ nào mà có thể ngồi ngoài cuộc đua khốc liệt này.
Những bộ vi xử lý, còn gọi là con chip thực sự giữ vai trò vô cùng quan trọng trong kỷ nguyên số. Những công ty công nghệ liên tục công bố về các con chip có hiệu năng ngày càng cao và liên tục mở rộng phạm vi sản phẩm. Ví dụ như tại hội nghị cấp cao về chip bán dẫn với tên gọi Snapdragon Summit 2022 tại Hawaii (Mỹ) thì con chip Snapdragon 8 thế hệ 2 đã được Qualcomm giới thiệu.
Như giai đoạn trước, Qualcomm chủ yếu tập trung trong mảng kết nối và vi xử lý cho smartphone, nhưng hiện tại hãng đã nhắm tới cả mảng máy tính xách tay hay máy tính cá nhân. Công ty cho biết, Qualcomm và Microsoft vẫn tiếp tục kết hợp nhằm cải thiện tốt hơn hiệu năng của các thiết bị xách tay sử dụng Windows 11 trên con chip SQ3 với lõi Snapdragon.
Hay như Apple, rõ ràng họ đã rất thành công với những con chip serie M trên dòng máy tính cá nhân. Vì thế mà Qualcomm, Microsoft không hề muốn bị loại bỏ. Tuy nhiên, trong cuộc đua này, không chỉ riêng các công ty công nghệ của Mỹ mà còn có sự cạnh tranh của rất nhiều những tên tuổi lớn khác tới từ châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ đều đang tham gia đầu tư vào việt sản xuất chip bán dẫn.
Cụ thể, Ấn Độ đã mạnh tay chi khoảng 9,6 tỷ USD, Nhật Bản dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất trị giá 8,6 tỷ USD tại Kumamoto. Trong khi những công ty nổi tiếng hàng đầu của Mỹ là Qualcomm, Apple hay NVidia cơ bản đều theo hình mẫu của Fabless - không có nhà máy.
Tuy họ đang chiếm thị phần hơn 47%, những cũng chỉ có khoảng 12% sản phẩm được sản xuất tại Mỹ. Do đó quốc gia này phải ban hành dự luật CHIP & SCIENCE - Chip và khoa học công nghệ cùng khoản tín dụng 24 tỷ USD. Trong vòng 10 năm sau sẽ lên tới 200 tỷ USD để nâng cao sức cạnh tranh của họ.
Dự kiến sẽ có một nhà máy chip trị giá 20 tỷ USD được xây ngay tại New York. Intel cho biết họ đã đạt được thỏa thuận sản xuất chip cho Qualcomm. Tuy vậy, ghi nhận của Snapdragon Summit thì thấy các con chip mới công bố vẫn tiếp tục gia công tại một số công ty châu Á.
Cho tới thời điểm này, cục diện cuộc đua vẫn rất khó đoán với sự đầu tư mạnh mẽ trên toàn cầu. Như vậy nhiều chuyên gia đánh giá về cuộc khủng hoảng chip trên toàn cầu sẽ được giải quyết vào năm 2023.