Một startup công nghệ tài chính Việt huy động thành công 1 triệu USD từ 3 quỹ đầu tư
BÀI LIÊN QUAN
FlexOS có gì khi gọi vốn thành công 1 triệu USD?Hành trình “ngã ngựa” của Propzy - startup Việt đình đám từng gọi vốn 37 triệu USD phải đóng cửa sau 5 năm khởi sựAnt Group hậu thuẫn cho quỹ đầu tư Do Ventures dẫn đầu trong vòng gọi vốn của VuihocMới đây, Rootopia - một startup công nghệ tài chính Việt đã huy động vốn thành công 1 triệu USD từ vòng gọi vốn pre-seed (tiền hạt giống) từ 3 quỹ đầu tư bao gồm ThinkZone Ventures, Genesia Ventures và BK Fund.
Rootopia được biết đến là nền tảng công nghệ tài chính với mục đích hỗ trợ học viên tiếp tục giấc mơ học tập bằng cách khắc phục những vấn đề học phí và nhiều hơn thế.
Trải qua 5 vòng gọi vốn và được định giá hơn 2 tỷ USD, kỳ lân MoMo đang kinh doanh ra sao?
Ra đời vào năm 2007, Công ty cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) - đơn vị sở hữu của MoMo có xuất phát điểm là một đơn vị chuyên về cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại. Sau 3 năm ra đời, ví điện tử MoMo chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2015, M_Service được cấp giấy phép ví điện tử tại Việt Nam.Piktina - startup thời trang "second-hand" của Co-founder Be Group: Gọi vốn thành công 1 triệu USD chỉ sau 4 tháng
Sau khi rời Be Group, Co-founder Nguyễn Hoàng Phương đã cùng với Trịnh Thanh Huyền - một người cộng sự lâu năm của mình để sáng lập ra Piktina. Bên cạnh đó, app của sàn TMĐT chuyên mua bán thời trang cũ này cũng đã chính thức vào tháng 6 năm nay, gọi vốn thành công 1 triệu USD từ quỹ Touchstone.Glints - một startup tuyển dụng nhân tài ở Việt Nam vừa gọi vốn thành công 50 triệu USD
Theo như giới thiệu của Glints: “Sứ mệnh của chúng tôi là trao quyền cho 120 triệu lao động chuyên nghiệp tại khu vực Đông Nam Á, mục đích là nhận ra tiềm năng của những con người này…”Founder Nguyễn Xuân Trường, Trần Quang Khánh và các cộng sự là những người thành lập Rootopia. Trong số đó, ông Trường từng đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo ở một số doanh nghiệp khác như Ahamove hay MoMo…
Ông Trần Quang Khánh đã cùng góp sức sáng lập và trở thành CTO (Giám đốc công nghệ) của GEEK Up. Đồng thời, đứng sau sự phát triển những sản phẩm fintech của TPBank, SSI, Waitrr, Shinhan Finance, hay Funding Society...
Hiện tại, một số mạng lưới đối tác giáo dục chính của Rootopia có thể kể đến như iDuhoc, Codegym, LCV, Trường Cao đẳng An ninh mạng iSpace, Magic Code Institute, MindX Technology School,...
Các nhà bảo trợ tài chính (Angel) dựa theo kết nối của Rootopia có thể đầu tư vào những trường hợp cần vay đóng học phí. Sau đó, Rootopia sẽ triển khai phần thẩm định nguồn vốn có thể được đầu tư đúng mục đích, đúng người và người vay có thể trả được nợ. Tại Rootopia, tiền học phí sẽ đóng trực tiếp cho tài khoản của trường học, do vậy sẽ hạn chế được tình trạng dùng tiền sai mục đích.
Rootopia sau hơn 1 năm hoạt động đã giúp kết nối hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên tại hơn 100 trường học của hơn 10 tỉnh thành, trong đó 70% đại diện của gia đình được bảo trợ là các mẹ và nữ sinh viên.
Dư địa phát triển thị trường công nghệ tài chính hỗ trợ học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn còn rất lớn. Bởi lẽ Việt Nam là một nước có truyền thống hiếu học, do vậy các gia đình đều theo dõi quan tâm sát sao việc học tập của các con. Công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu Nielsen đã đưa ra khảo sát cho thấy các gia đình dành tới 47% thu nhập cho giáo dục.
Ngoài ra, mức học phí có thể tăng tới 10% mỗi năm trong điều kiện trường học đang được mở cửa để tăng quyền tự chủ và giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Điều này cùng với tình hình tăng giá cả tiêu dùng hiện tại, khiến những khoản chi phí cho học sinh sinh viên ngày một tăng và nhiều gia đình sẽ phải tìm đến các tín dụng hỗ trợ học phí.
Thông qua vòng gọi vốn pre-seed vừa qua, ban lãnh đạo Rootopia cho biết công ty sẽ duy trì hướng đi chiến lược để thử nghiệm và phát triển sản phẩm người dùng. Ngoài ra, startup này cũng nghiên cứu hoàn thiện nền tảng công nghệ, qua đó phục vụ được tệp khách hàng có quy mô lớn hơn.