meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia nhận định: Sự sụt giảm niềm tin sẽ gây rất nhiều rủi ro cho cả doanh nghiệp, thị trường và nền kinh tế

Thứ ba, 29/11/2022-15:11
Có thể thấy, thanh khoản chậm, hàng tồn kho nhiều đã đẩy thị trường vào giai đoạn ngủ đông. Cũng có ý kiến cho rằng, một số phân khúc và khu vực đang rơi vào tình trạng “đóng băng”.

Thị trường bất động sản “gặp khó”

Theo thống kê từ đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, tính đến ngày 30/9, dữ liệu từ 15 doanh nghiệp bất động sản lớn cũng đã được niêm yết ở trên sàn chứng khoán ghi nhận với tổng lượng tồn kho là gần 261.000 tỷ đồng, tương đương với 10,4 tỷ USD, so với quý trước tăng gần 7,4% và so với cùng kỳ tăng hơn 28%. 

Có liên quan đến vấn đề hàng tồn kho, Chủ tịch FiinGroup - ông Nguyễn Quang Thuân đã đưa ra dữ liệu đáng chú ý đó là thời gian vòng quay hàng tồn kho tăng ở mức rất cao lên mức 1.497 ngày ngày, nghĩa là hơn 4 năm. Đây cũng chính là mức cao đáng báo động dành cho các doanh nghiệp bất động sản. Cũng theo ông Thuân, đây chính là một con số rất đáng quan ngại. 



Có thể thấy, thanh khoản chậm, hàng tồn kho nhiều đã đẩy thị trường vào giai đoạn ngủ đông. Cũng có ý kiến cho rằng, một số phân khúc và khu vực đang rơi vào tình trạng “đóng băng”
Có thể thấy, thanh khoản chậm, hàng tồn kho nhiều đã đẩy thị trường vào giai đoạn ngủ đông. Cũng có ý kiến cho rằng, một số phân khúc và khu vực đang rơi vào tình trạng “đóng băng”

Đưa ra lý giải cho giai đoạn chồng khó của thị trường bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, sự điều chỉnh một số chính sách đặc biệt việc co hẹp nguồn vốn vào thị trường bất động sản cũng đã tạo nên khó khăn cho việc giải ngân vốn vay cho ngân hàng, đồng thời người mua cũng đắn đo đưa ra quyết định. Những điều này cũng khiến cho hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh. 

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng có một vấn đề đáng lo ngại đó chính là niềm tin của các nhà đầu tư. Cũng theo ông Hiếu, hiện tại niềm tin của các nhà đầu tư đang ở mức rất thấp. 

Và với việc mất đi sự tin tưởng của nhà đầu tư ở trên thị trường vốn nói chung, đã bao gồm cả thị trường trái phiếu, cổ phiếu mà tất cả các quỹ phát triển cũng đang gặp nhiều trở ngại. Đáng chú ý là các quỹ đầu tư phát triển nhà ở, bất động sản hầu như tất cả các kênh vốn đang đóng băng. Tình hình này cũng rất rủi ro cho nền kinh tế. 

Và trong văn bản kiến nghị ở các diễn đàn, cung như trả lời giới truyền thông, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu đã nhấn mạnh nhiều lần về sự khó khăn của thị trường bất động sản. Ông cũng cho rằng thị trường cũng có thể rơi vào tình cảnh suy thoái. Trong đó có một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn, đáng chú ý là rủi ro bị sụt giảm sâu về thanh khoản. Tình thế khó khăn như hiện nay của thị trường bất động sản cũng có một điểm tương đồng nhưng cũng có điểm khác biệt so với thời điểm tiền khủng hoảng đã dẫn đến việc thị trường khủng hoảng đóng băng trong giai đoạn năm 2008 - 2013. 


Đối với những dự án đã đầy đủ các thủ tục về mặt pháp lý thì hiện cũng cần nguồn vốn để có thể phát triển thì cũng cần phải cấp vốn cho doanh nghiệp
Đối với những dự án đã đầy đủ các thủ tục về mặt pháp lý thì hiện cũng cần nguồn vốn để có thể phát triển thì cũng cần phải cấp vốn cho doanh nghiệp

Đâu là giải pháp để “rã băng” bất động sản

Có một giải pháp mà ông Lê Hoàng Châu đưa ra để có thể gỡ khó cho thị trường địa ốc đó chính là kiến nghị Chính phủ tiến hành nới thêm 1% tăng trưởng tín dụng ngân hàng để có thể khơi thông dòng tiền ở trên thị trường. 

Cũng theo ông Hiếu, sự sụt giảm niềm tin cũng sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp, thị trường cũng như nền kinh tế. Vị chuyên gia này cũng đặt ra câu hỏi rằng: “Vậy, làm sao chúng ta có thể tạo lại được niềm tin cho nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.. Tôi nghĩ trước hết chúng ta cần phải ngăn chặn làm sao để không xảy ra tình trạng vỡ nợ hàng loạt thị trường bất động sản”.



Có một giải pháp mà ông Lê Hoàng Châu đưa ra để có thể gỡ khó cho thị trường địa ốc đó chính là kiến nghị Chính phủ tiến hành nới thêm 1% tăng trưởng tín dụng ngân hàng để có thể khơi thông dòng tiền ở trên thị trường
Có một giải pháp mà ông Lê Hoàng Châu đưa ra để có thể gỡ khó cho thị trường địa ốc đó chính là kiến nghị Chính phủ tiến hành nới thêm 1% tăng trưởng tín dụng ngân hàng để có thể khơi thông dòng tiền ở trên thị trường

Vị chuyên gia này cũng đề ra một số giải pháp như, đối với trái phiếu đang đến hạn trong năm nay và trong năm 2023 thì Chính phủ cũng cần có chương trình hoãn nợ dành cho các doanh nghiệp làm ăn bài bản và đúng luật. 

Cũng theo đó cần có chương trình cho vay đặc biệt dành cho doanh nghiệp làm ăn chân chính. Cùng với tất cả điều đó thì dần dần nhà đầu tư sẽ có lại niềm tin cũng như trở lại với thị trường vốn, đầu tư trở lại vào cổ phiếu và trái phiếu cùng các quỹ phát triển, quỹ đầu tư cũng đã có lại nguồn vốn để có thể hỗ trợ lại thị trường. 

Ông Hiếu cho rằng, những giải pháp này cũng cần phải được làm ngay cũng sẽ giúp cho thị trường bất động sản, thị trường vốn và thị trường trái phiếu có thể hồi phục vào giữa năm 2023 để cho chúng ta có thể tiếp tục vấn đề phát triển kinh tế. 



Đưa ra lý giải cho giai đoạn chồng khó của thị trường bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, sự điều chỉnh một số chính sách đặc biệt việc co hẹp nguồn vốn vào thị trường bất động sản cũng đã tạo nên khó khăn cho việc giải ngân vốn vay cho ngân hàng, đồng thời người mua cũng đắn đo đưa ra quyết định
Đưa ra lý giải cho giai đoạn chồng khó của thị trường bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, sự điều chỉnh một số chính sách đặc biệt việc co hẹp nguồn vốn vào thị trường bất động sản cũng đã tạo nên khó khăn cho việc giải ngân vốn vay cho ngân hàng, đồng thời người mua cũng đắn đo đưa ra quyết định

Trong khi đó thì Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam - TS. Sử Ngọc Khương cho biết, vấn đề ở đây chính là pháp lý cũng như vốn khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Và khi mà Ngân hàng Nhà nước siết cho vay cũng như kiểm soát chặt chẽ trái phiếu đã gây ra khó khăn cho thị trường bất động sản. Chính vì thế mà cần sớm hỗ trợ doanh nghiệp với các dự án đã triển khai, ngân hàng cũng đã thẩm định hồ sơ thì tiếp tục giải ngân. Còn đối với những dự án đã đầy đủ các thủ tục về mặt pháp lý thì hiện cũng cần nguồn vốn để có thể phát triển thì cũng cần phải cấp vốn cho doanh nghiệp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước