meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Nút thắt" thanh khoản chưa thể sớm gỡ bỏ, chuyên gia bật mí 3 nhóm ngành dược đánh giá cao trong thời gian tới

Thứ ba, 29/11/2022-03:11
Dựa trên những kinh nghiệm tư vấn cũng như nghiên cứu chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam, chuyên gia bật mí 3 nhóm ngành mà nhà đầu tư cần chú trong thời gian tới.

Có thể thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn về dòng tiền cũng như áp lực trái phiếu trước hạn. Họ nỗ lực bằng mọi cách có thể để xử lý được các điểm nghẽn hiện tại, từ đó tiếp tục các dự án còn đang dang dở, đảm bảo tiến độ đưa hàng ra thị trường. Đơn cử là các biện pháp về việc hoán đổi trái phiếu sang nhận căn hộ hay sản phẩm bất động sản.

Bên cạnh đó, câu chuyện "thanh khoản" - giải pháp gỡ khó cho nền kinh tế, vừa đảm bảo chống lạm phát, ổn định tỷ lệ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô hiện vẫn đang là câu chuyện chính còn nhiều yếu tố khó đoán định.


Sang năm 2023, chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp BĐS sẽ tiếp tục gặp khó khăn huy động vốn để thực hiện cả dự án cũ và mới
Sang năm 2023, chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp BĐS sẽ tiếp tục gặp khó khăn huy động vốn để thực hiện cả dự án cũ và mới

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLaw, người có nhiều năm nghiệm tư vấn pháp luật tại những lĩnh vực như đầu tư, bất động sản, doanh nghiệp, năng lượng,... mới đây đã có chia sẻ: "Thời gian qua, doanh nghiệp bất động sản huy động tiền nhiều từ trái phiếu và giờ đang chịu áp lực đáo hạn nợ. Do vậy, các doanh nghiệp này rất khó phát hành trái phiếu mới trong khi nhà đầu tư lại mong đáo hạn trái phiếu trước hạn để thu tiền về".

Trước bối cảnh đó, một số doanh nghiệp bất động sản hiện nay đã phải trả trước tiền trái phiếu cho nhà đầu tư bằng cách hoán đổi căn hộ, Tuy nhiên, sau đó họ nhận thấy rằng rộng thái trả căn hộ cho trái chủ cũng khiến dòng tiền mặt bị ảnh hưởng, kết quả là các doanh nghiệp đó đã dừng động thái trên, dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư không còn tin tưởng.

Luật sư Hà nhận định, bước sang năm 2023, các doanh nghiệp bất động sản vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện các dự án cả cũ và mới. Trong bối cảnh tất cả các ngân hàng đều tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay, việc tiếp cận vốn vẫn là một khó khăn lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải trả nợ trái phiếu với khối lượng không hề nhỏ. 

Trên đây chính là những "khúc cua định mệnh" cực kỳ khó khăn mà các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

Nhận định về thị trường chứng khoán trong nước, mặc dù đã trở về định giá hấp dẫn trong dài hạn, nhưng vị luật sư vẫn cho rằng thị trường còn phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố tin đồn, trong khi nhà đầu tư phần lớn là những người mới gia nhập thị trường.

Tuy nhiên, ông Hà lưu ý rằng việc thay đổi chính sách quản lý thị trường, đặc biệt là quan tâm đến xây dựng thị trường chứng khoán theo hướng minh bạch, làm thế nào để thành kênh dẫn vốn do doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng.


Nhà đầu tư cần đặt niềm tin vào thị trường, nâng cao kiến thức để trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp
Nhà đầu tư cần đặt niềm tin vào thị trường, nâng cao kiến thức để trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp

Quan trọng là nhà đầu tư cần đặt niềm tin vào thị trường cũng như nâng cao kiến thức để trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bởi đa số nhà đầu tư thường hành động theo tin đồn, ít khi quan tâm đến các chỉ số vĩ mô, chỉ số doanh nghiệp, đặc biệt nghe theo đội lái khá nhiều. Do đó, luật sư Hà khuyến nghị nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ các yếu tố kỹ thuật nhiều hơn cũng như đầu tư theo hướng bài bản nhiều hơn.

Ông Hà nêu rõ, thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao, đặc biệt thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường mới nổi tại châu Á. Theo đó, kênh chứng khoán vẫn sẽ là một kênh đầu tư tốt trong tương lai cụ thể là năm 2023 nếu nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển cùng sự ấm dần lên của kinh tế thế giới.

Những nhóm ngành được đánh giá cao

Một chuyên gia khác là ông Mohammad Mudasser, lãnh đạo dịch vụ tư vấn quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam cũng có đánh giá, Việt Nam vẫn là điểm đến yếu thích của các nhà đầu tư nước ngoài bởi tiềm năng tăng trưởng tốt. Các doanh nghiệp lớn được đầu tư tại Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp hóa cũng như phát triển lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ lại vẫn gặp khó khăn về nguồn vốn. Đây là sự chênh lệch của 2 khu vực doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vị chuyên đến từ PwC Việt Nam nhận định xu hướng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài luôn khắt khe hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Nếu như trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài thường chấp nhận đầu tư và phải sau một thời gian mới có lợi nhuận, nhưng giờ đây họ nhìn ra lợi ích mới quyết định xuống tiền đầu tư. 

Dựa trên những kinh nghiệm đầu tư, tư vấn cũng như nghiên cứu chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam, vị chuyên gia tiết lộ 3 nhóm ngành cần chú trọng trong thời gian tới, cụ thể:

Thứ nhất, ngành tiêu dùng. Dựa vào thu nhập của người dân, thu nhập ngày càng được nâng cao, dân số trẻ hóa nên đây là ngành sẽ có tiềm năng lớn. 

Thứ hai, ngành ngân hàng. Đây là ngành phù hợp để đầu tư trong trung và dài bởi giá trị sổ sách đang lớn hơn nhiều so với giá trị vốn hóa, trong khi các ngân hàng đang đạt hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thứ ba, cổ phiếu nhóm có giá trị vốn hóa thấp. Những cổ phiếu này thuộc nhóm các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và giáo dục.

Trong thời điểm tâm lý nhạy cảm như hiện tại, vị chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cần đảm bảo nguồn vốn cần thiết và thận trọng.

Trong khi đó, ông Mohammad Mudasser đưa giải pháp và hành động gỡ nghẽn thanh khoản cho các doanh nghiệp hiện nay. Một trong số những phải pháp trọng tâm đó là doanh nghiệp cần củng cố hoạt động quản lý ngân quỹ bởi quá trình này tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Vị chuyên gia nêu quan điểm, các doanh nghiệp cần làm tốt hoạt động quản lý ngân quỹ để đảm bảo khả năng thanh khoản, nguồn vốn, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến lãi vay và rủi ro quản lý ngân quỹ khác nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của chính mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước