Khối tài sản của người giàu Hàn Quốc chủ yếu đến từ chứng khoán và bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Giới nhà giàu Trung Quốc nỗ lực chuyển tiền ra nước ngoàiHết thời "bỏ phố về rừng": Nhà đầu cơ mới phải cắt lỗ "đau" còn nhà giàu mua để nghỉ dưỡngGiải mã khu nhà giàu nằm cạnh Itaewon (Seoul): Quy tụ loạt ngôi sao nổi tiếng, trâm anh thế phiệt tới sinh sốngTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy những người giàu có tại Hàn Quốc được cho là những người tích lũy được ít nhất 820 triệu won (630.000 USD) ở tuổi 42. Tài sản của nhóm người này chủ yếu đến từ tiết kiệm, chứng khoán và bất động sản.
Cụ thể, một báo cáo được công bố ngày 4/12 cho thấy điều kiện tối thiểu để những người ở Hàn Quốc được gắn mác với hai chữ “giàu có” là tích lũy được khối tài sản trị giá 820 triệu won, bằng khoảng 630.000 USD ở độ tuổi 42.
Korea Herald cho biết một nhóm chuyên gia cố vấn thuộc Tập đoàn tài chính KB đã biên soạn báo cáo về sự giàu có của Hàn Quốc năm 2022 dựa theo một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 6 và tháng 7, trong đó có một cuộc khảo sát trực tiếp với 400 người sở hữu khối tài sản chính có trị giá từ 1 tỷ won trở lên. Như vậy, những người sở hữu khối tài sản chính có giá trị từ 1 tỷ won trở lên tại Hàn Quốc được xem là thuộc tầng lớp giàu có.
Chân dung Bill Gross - người được mệnh danh là "vua trái phiếu": Trong mắt mọi người là “kẻ lập dị” nhưng trên thương trường là một nhân vật giàu có, bản lĩnh
Có thể thấy, nếu như không có cuốn sách “The Bond King” được phát hành và nhanh chóng trở thành best seller thì chắc hẳn vẫn có rất ít người biết được kẻ lập dị mình từng gặp chính là một nhân vật giàu có, bản lĩnh đến thế ở trên thị trường.Gia tộc giàu có nhưng vô cùng bí ẩn: Giàu gấp 4 lần Hoàng gia Qatar, tài sản lớn hơn cả Elon Musk và Jeff Bezos cộng lại
Được biết, gia tộc Thani vốn trị vì đất nước và nắm giữ nhiều khoản đầu tư vào bất động sản trên phạm vi toàn cầu. Những bất động sản này bao gồm: Tòa nhà chọc trời Shard, làng Olympic, cửa hàng bách hoá Harrods (Anh) và Tòa nhà Empire State (New York, Mỹ). Thế nhưng, nhà Thani vẫn chưa phải gia tộc giàu có nhất.Giới đầu tư giàu có vẫn lạc quan bất chấp thị trường lao dốc và suy thoái đang lan rộng
Giới đầu tư giàu có vẫn rất lạc quan vì những tín hiệu tích cực như nhu cầu hàng hóa - dịch vụ vẫn mạnh mẽ, nền kinh tế đang dần hồi phục từ dịch bệnh và thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng tốt.Tính đến năm 2021, có tổng cộng 424.000 người Hàn Quốc giàu có tăng 31.000 người so với mức 393.000 người vào năm 2020. Tại Hàn Quốc, số người giàu có chiếm 0,82% trên tổng số dân của quốc gia này vào năm 2021, cao hơn so với 0,06 điểm phần trăm so với năm trước.
Báo cáo cho thấy những người được hỏi cho hay số tiền gốc tối thiểu nhằm tích lũy tài sản trung bình là 820 triệu won. Họ cho biết đã tiết kiệm được khoản tiền ban đầu ở độ tuổi trung bình 42. Ngoài ra, họ cũng tiết lộ rằng tích lũy được khối tài sản này đa phần nhờ đầu tư chứng khoán, bất động sản và tiết kiệm.
Trong khối tài sản của những người giàu có tại Hàn Quốc, thu nhập từ mảng kinh doanh chiếm trung bình khoảng 37,5%. Trong khi, số phần trăm còn lại được tạo thành từ đầu tư bất động sản, thu nhập kiếm được, thừa kế và đầu tư tài chính.
Xét về vị trí địa lý, có khoảng 45,1%, tương đương 191.000 người thuộc nhóm giàu có tại Hàn Quốc đang sinh sống tại thủ đô Seoul, sau đó là tỉnh Gyeonggi và Busan với 94.000 người và 29.000 người tương ứng.
Báo cáo cũng cho biết, chỉ có 44,85, nghĩa là chưa đến một nửa trong nhóm những người được xác định là “giàu có” tại Hàn Quốc cho biết họ tự xem bản thân là những người “giàu có”. Thế nhưng, chỉ 21,6% những người có tổng tài sản hơn 5 tỷ won cho hay họ “giàu có”. Thậm chí, lại có 23,8% những người có tổng tài sản hơn 10 tỷ won còn tự nhận bản thân là những người không giàu.
Trong số những người được hỏi, có khoảng 27% cho biết một người trở nên giàu có thì cần phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ won, trong khi 17,5% khác lại cho rằng điều kiện tiêu chuẩn chỉ cần 5 tỷ won.
Tại Hàn Quốc, người giàu cho rằng đề ra mục tiêu tài chính là giải pháp tốt nhất nhằm có động lực để tích lũy tài sản. Những phương pháp khác bao gồm phân bổ danh mục tài sản hay sử dụng đòn bẩy tài chính.
Báo cáo cũng nói đến sự giàu có của những người tương đối trẻ, phân loại những người trả lời ở độ tuổi từ 30-49 tuổi với tài sản tài chính dao động từ 1 tỷ won đến dưới 2 tỷ won là nhóm “người giàu mới”. Đây là định nghĩa nhằm phân biệt với người giàu truyền thống, nhắc tới những người trên 50 tuổi có tài sản chính có giá trị hơn 2 tỷ won.
Có khoảng 78.000 người “giàu có” ở Hàn Quốc tính đến năm 2021 thuộc nhóm người giàu mới, chiếm khoảng 18,4% tổng số người giàu tại nước này với hơn 1 tỷ won trong tài sản chính. Khi trả lời câu hỏi tích lũy tài sản từ đâu, có 33,2% người được hỏi nói rằng họ kiếm tiền qua hoạt động kinh doanh, 26,4% khác cho biết họ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Trong khi, có 20,7% cho hay họ trở nên giàu có vì quyền thừa kế tài sản.
Theo những “người giàu có mới”, cần phải có tối thiểu 700 triệu won tiền gốc nhằm tích lũy tài sản. Trung bình, tổng tài sản của họ bao gồm 67,4% và 29,5% tương ứng với tài sản bất động sản và tài sản tài chính. Cứ 4 người giàu có mới thì có 3 người không hài lòng với tình hình hiện tại của họ.
Trong khi đó, có 66,2% người giàu truyền thống nói rằng họ xem mình là người giàu, nhưng chỉ có 26,4% “người giàu mới” tự coi mình là những người giàu có.
Tờ Chosun trước đó cũng chỉ ra rằng có khoảng 1% người giàu nhất tại Hàn Quốc sở hữu khối tài sản ròng có tổng giá trị đạt tới 2,92 tỷ won vào năm ngoái (2,37 triệu USD), tăng 330 triệu won so với năm trước.
Nhóm 0,1% người giàu nhất Hàn Quốc được xem là khách hàng VIP trong các công ty môi giới, ngân hàng, hãng hàng không và cửa hàng bách hóa. Hiện nay, những người này nắm giữ khối tài sản ròng có giá trị tối thiểu 7,7 tỷ won.
Mới đây, một báo cáo đã được công bố bởi NH Investment and Securities, một công ty đầu tư tài chính có trụ sở tại Hàn Quốc cho thấy trong năm qua, giá trị khối tài sản ròng của nhóm siêu giàu Hàn Quốc đã tăng 12%, đa phần là nhờ việc những chính sách phòng dịch đã được nới lỏng, theo đó thúc đẩy thị trường bất động sản và chứng khoán.
Thế nhưng, nhiều người quan tâm hơn đến câu hỏi là những người thuộc nhóm siêu giàu đó tại Hàn Quốc là những ai. Ở một bức ảnh chụp nhanh, những người này trông khá già, tỷ lệ lớn nhất có thể ở khoảng 60 tuổi với 34,6%, người ở độ tuổi 50 chiếm 25,3% và người ở độ tuổi 70 nắm khoảng 21,4%. Tại Hàn Quốc, chỉ một tỉ lệ rất nhỏ người thuộc giới siêu giàu nằm ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi.