meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hết thời "bỏ phố về rừng": Nhà đầu cơ mới phải cắt lỗ "đau" còn nhà giàu mua để nghỉ dưỡng

Thứ ba, 29/11/2022-16:11
Hiện tại, cơn sóng ngầm bán farmstay về phố đang bắt đầu diễn ra. Tuy nhiên, những nhà đầu tư lâu năm cho rằng, chỉ các nhà đầu cơ mới phải cắt lỗ còn nhà giàu mua để nghỉ dưỡng, không có lý do gì để bán.

Chỉ mới cách đây 2 năm trước, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, làn sóng bỏ phố về rừng bùng nổ mạnh mẽ. Trên những diễn đàn, các chủ đề về cuộc sống "bỏ phố về rừng" được chia sẻ rất nhiều, thu hút đông đảo cư dân mạng tham gia bình luận. Có thể nói, đó là thời điểm mà người người, nhà nhà đổ về các khu vực vùng ven các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để "săn" đất. Đồng thời, đó cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư chớp cơ hội để xuống tiền, lướt sóng, kiếm khoản chênh lớn.

Tuy nhiên, kể từ quý II/2022, thị trường bất động sản bắt đầu rơi vào trầm lắng. Trào lưu farmstay, homestay theo đó cũng dần ảm đạm. Thị trường xuất hiện hàng loạt thông tin rao bán cắt lỗ đất nông nghiệp, thậm chí chủ các farmstay, homestay rao bán để thu hồi vốn. 


Thị trường xuất hiện thông tin rao bán cắt lỗ đất nông nghiệp, hoặc thậm chí, chủ farmstay, homestay rao bán để thu hồi vốn
Thị trường xuất hiện thông tin rao bán cắt lỗ đất nông nghiệp, hoặc thậm chí, chủ farmstay, homestay rao bán để thu hồi vốn

Giới chuyên gia cho rằng, sự trầm lắng của trào lưu này là điều hiển nhiên, đặc biệt khi "bỏ phố về rừng" là một quá trình thay đổi môi trường sống, làm việc và để thích ứng với nó không phải điều dễ dàng.

Ở góc độ nhìn nhận khác, anh Tài, nhà đầu tư kiêm môi giới bất động sản vùng ven Hà Nội cho rằng, nếu nói bán farmstay về phố thì trường hợp này chủ yếu rơi vào nhóm nhà đầu cơ hoặc một phần nhỏ những người không xác định được những rủi ro khi về phố.


Thông tin rao bán cắt lỗ đăng tải trên nhóm bỏ phố về rừng
Thông tin rao bán cắt lỗ đăng tải trên nhóm bỏ phố về rừng

Nhà đầu tư này phân tích thêm, với nhóm đầu cơ, bản chất là họ muốn lướt sóng. Họ cho rằng 6 tháng đến 1 năm là có thể dễ dàng bán được nhưng khi thị trường trầm lắng thì rõ ràng loại hình này rất khó thanh khoản bởi nó không đánh vào nhu cầu bức thiết cho mục đích an cư. Có thể nhóm này vay ngân hàng phải gồng lãi, nên buộc phải bán cắt lỗ. Đây cũng là nhóm bán cắt lỗ chính.

Hoặc các nhà kinh doanh mua đất về xây farmstay, homestay. Họ dự định khi đầu tư, đưa công trình vào vận hành cơ bản, thu về dòng tiền, sau đó họ bắt đầu bán để chốt lời. Một trường hợp khác, có thể họ đầu tư dở dang nhưng không còn vốn để hoàn thành các hạng mục nên sẽ phải bán.

Anh Tài cho biết, còn thêm một trường hợp khác nhưng rất ít đó là những người vỡ mộng khi bỏ phố về rừng. Họ nhận ra chi phí để duy trì quá lớn, hoặc hao mòn cơ sở hạ tầng quá nhanh. Hoặc khi về ở, họ thấy cơ sở học tập cho con cái hay đi làm gặp nhiều trở ngại nên buộc phải bán. Trường hợp này vẫn diễn ra từ trước đến nay, chứ không phải mới xuất hiện.

Theo anh Tài, mua đất  làm farmstay, homestay nghỉ dưỡng thường chỉ dành cho giới nhà giàu. Những người có tiền, mua chỉ để cuối tuần gia đình về nghỉ dưỡng. Với giới nhà giàu, họ xác định mua cho mục đích thư giãn cuối tuần nên không có nhu cầu bán bởi đó là thú vui.

Hay như chị Mai, một người bỏ phố về rừng làm homestay 3 năm nay chia sẻ, vợ chồng chị xác định bỏ công việc ổn định ở Hà Nội để về với núi rừng thì cũng đồng nghĩa với việc phải tính toán trước những khó khăn và rủi ro. Chị Mai cho biết, khoảng thời gian đầu vô cùng khó khăn bởi về rừng có nghĩa là phải tự thân khởi nghiệp, kiếm tiền. Thế nhưng, bù lại, cuộc sống núi rừng rất trong lành.


Chỉ có nhà đầu cơ mới phải cắt lỗ còn nhà giàu mua để nghỉ dưỡng, không có lý do gì để bán
Chỉ có nhà đầu cơ mới phải cắt lỗ còn nhà giàu mua để nghỉ dưỡng, không có lý do gì để bán

Chị Mai chia sẻ, bố mẹ chị thường từ Hà Nội lên ở cùng và rất yêu thích cuộc sống nơi đây. Khí hậu vô cùng trong lành và tốt cho sức khỏe người lớn tuổi. Đó cũng là lý do mà gia đình chị thấy yêu môi trường nơi này dù cũng có lúc cảm thấy cô đơn, trống trải và thỉnh thoảng thèm cảm giác sôi động của Hà Nội. Bên cạnh đó, khi homestay đi vào hoạt động ổn định, có nguồn thu nhập tốt thì bỏ rừng về phố thực sự vừa tiếc, vừa không biết về Hà Nội sẽ làm việc gì.

Chị Mai cho biết, hiện tại gia đình chị đều hài lòng với cuộc sống trên rừng núi ở Sơn La. Nhiều người Hà Nội hiện cũng về đây lập nghiệp nên hàng xóm thêm đông vui, không còn như khoảng thời gian đầu. 

Theo chị Mai, bỏ phố về rừng với những người trẻ như chị đồng nghĩa là lập nghiệp ở một vùng đất mới. Điều đó cần họ xác định kiên trì, làm việc chăm chỉ chứ không hoàn toàn đúng nghĩa là "về nghỉ dưỡng".

Đầu tư farmstay chỉ là trào lưu nhất thời

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, farmstay chỉ là trào lưu. Vị chuyên gia này từng dự báo, thời điểm năm 2020, người dân đổ xô mua hàng nghìn m2 đất vùng hẻo lánh, ông Hiển thấy "không ổn". Để làm farmstay cần người phục vụ tiêu chuẩn, hậu cần... thì bài toán đầu tư đạt điểm hòa vốn là rất khó, càng làm chỉ càng lỗ.

Một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc tại Hà Nội cũng đánh giá, farmstay chỉ là trào lưu nhất thời khi dịch bệnh xuất hiện. Nhưng khi mọi thứ trở lại bình thường, nhu cầu và thói quen ở nội thành, gần nơi làm việc, tiện đưa con đi học vẫn hiện hữu. Do đó, rất khó bỏ phố về rừng trừ khi họ xác định về lập nghiệp, kinh doanh thực sự.

Có thể thấy, nhu cầu làm việc online hiện tại đã không còn phổ biến. Các giao dịch gần như trực tiếp. Do đó, "mộng" về rừng sống với thiên nhiên rất khó để thành hiện thực với người trẻ. Bởi họ còn lo "cơm áo gạo tiền", phải làm rất nhiều nghề để bươn chải cũng như thời gian cho các mối quan hệ. Kết thúc một ngày làm việc, họ muốn nghỉ ngơi để lấy sức cho hôm, sau, không còn thời gian tận hưởng núi rừng. Ngoài ra, du lịch hiện tại đã kết nối trở lại, mọi người có xu hướng đi biển, đi tới các nước hơn là lên núi với hoạt động đơn điệu.

Đó cũng là lý do khiến nhà đầu tư mua farmstay thời điểm năm 2021 mà chưa bán đều phải chấp nhận "nằm im" chờ 2-3 năm may ra mới thoát được hàng. Vị lãnh đạo này cho biết, nhiều người bạn của ông đổ về Hòa Bình, Thạch Thất, Ba Vì mua đất nhưng đến nay đều khó tìm khách, thậm chí cắt lỗ còn không bán được.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

22 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

22 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

22 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

22 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước