Việt Nam ngày càng quan trọng với Nike
BÀI LIÊN QUAN
Chuẩn bị đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam, Tập đoàn LG đang sản xuất những gì?Các nhà sản xuất tại Việt Nam cung ứng 60% linh kiện cho xe điện VinFast"Bia nhà giàu": Việt Nam tiêu thụ tới 3,8 triệu lít bia mỗi nămTheo Diễn đàn doanh nghiệp, tại cuộc làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm tới Việt Nam mới đây, Giám đốc điều hành Tập đoàn Nike, Andy Campion đã tiết lộ rằng: “Hiện Nike đang sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày hàng năm, trong đó có khoảng 300 triệu đôi được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một nửa nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng được cung cấp bởi Việt Nam”.
Thực tế cho thấy Nike là nhà cung cấp quần áo và thể thao lớn nhất toàn cầu, được biết đến là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng bá và kinh doanh nhiều mặt hàng liên quan đến thể thao. Cách đây 5 năm, Nike trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong ngành kinh doanh hàng thể thao.
Các sản phẩm của Nike được cung cấp bởi 191 nhà máy đặt tại 14 quốc gia trên toàn cầu. Đáng chú ý, đa số các sản phẩm giày dép của thương hiệu đều được sản xuất bên ngoài Mỹ. Trước năm 2010, nhà sản xuất giày lớn nhất của Nike là Trung Quốc, nhưng sau đó Việt Nam đã thay thế vị trí này.
Chuẩn bị đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam, Tập đoàn LG đang sản xuất những gì?
Nhớ lại thời điểm năm 1995, LG chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam với tên gọi là LG Sel Electronics; đồng thời mở nhà máy tại Hưng Yên với vốn đầu tư lên đến 13 triệu USD đối với dây chuyền sản xuất lên đến 550.000 sản phẩm/năm.Chân dung Công ty Sufat Việt Nam trúng dự án hơn 2.100 tỷ đồng tại Hưng Yên
Mới đây, Công ty Sufat Việt Nam là nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ và trúng gói thầu dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp Lavida Green với giá trị là 2.110 tỷ đồng.Sau giai đoạn chững lại, dòng tiền từ xứ Chùa Vàng lại “đổ xô” mua các ETF Việt Nam
Chỉ trong hơn 2 tháng trở lại đây, các nhà đầu tư Thái Lan đã mua ròng chứng chỉ quỹ FUEVFVND và E1VFVN30 thông qua kênh DR lần lượt là 90,9 triệu và 58,3 triệu chứng chỉ. Khiến dòng vốn ngoại đổ vào chứng khoán Việt Nam qua kênh ETF ngày càng trở nên sôi động.Tính đến tháng 10 năm nay, Nike có tất cả 152 nhà sản xuất đặt tại Việt Nam, bao gồm 36 nguyên vật liệu và 116 nhà máy sản xuất thành phẩm. Cơ cấp tập trung vào 3 sản phẩm chính gồm giày dép trang thiết bị và đồ may mặc. Các nhà máy này có tất cả 526.890 lao động. Doanh thu của Nike đạt hơn 46,7 tỷ USD trong năm tài chính gần nhất kết thúc vào hôm 31/5/2022.
Việt Nam vẫn duy trì được vị thế trong tương lai?
Cơ sở sản xuất của Nike được đặt tại 36 quốc gia. Dù không nhắc đến nơi các sản phẩm được sản xuất trên trang web nhưng thương hiệu cũng cung cấp bản đồ sản xuất, trong đó đa phần là ở Trung Quốc và Việt Nam.
Hồi đầu năm, dẫn báo cáo tài chính của Nike, hãng tin CNBC cho biết sản lượng giày của Việt Nam sản xuất cho Nike trong năm 2021 chiếm 51%, còn tỉ trọng tại Trung Quốc giảm còn 21%. Trong khi đó, vào năm 2006, Trung Quốc từng chiếm tỉ lệ là 35%.
Thực tế cho thấy Nike không phải là thương hiệu duy nhất chuyển nhà máy từ Trung Quốc tới Việt Nam. Adidas - đối thủ số 1 của họ cũng đi theo hướng này khi chuyển 40% sản lượng giày dép sản xuất tại Việt Nam.
Mặt khác, một báo cáo của ResearchAndMarkets cho thấy Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày dép các loại hàng năm sang hàng trăm nước trên thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đến cuối năm ngoái, Việt Nam có khoảng 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày dép, đa phần ở vùng ven TP HCM.
Các chuyên gia ResearchAndMarkets phân tích rằng Nike và Adidas chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất chủ lực. Do Việt Nam có chi phí thấp hơn nên một phần chuỗi giày dép toàn cầu đang dần dịch chuyển từ Trung Quốc sang nước ta.
Ngoài ra, sự kiện Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại có lợi cho xuất khẩu với Mỹ và châu u cũng góp phần thúc đẩy sự dịch chuyển này. Theo đó, xuất khẩu giày dép của Việt Nam tới Mexico và Canada cũng tăng vọt.
Thế nhưng, các chuyên gia ResearchAndMarkets cho rằng thế lực của doanh nghiệp da giày Việt Nam còn yếu và thị phần chủ yếu của ngành đang bị chiếm lĩnh bởi các công ty nước ngoài.
Phân tích cho thấy dự kiến sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng trong giai đoạn 2022-2031. Cơ hội để các công ty trong ngành giày dép đầu tư vào Việt Nam còn rất lớn trong những năm tới.