meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Triển vọng tăng trưởng năm 2023 của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc

Thứ ba, 20/12/2022-22:12
Các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng với cổ phiếu công nghệ Trung Quốc trước khi bước vào năm mới. Giới chuyên gia phân tích kỳ vọng rằng việc các quy định kiểm soát COVID 19 được nới lỏng sẽ giúp các công ty công nghệ tăng tốc mặc dù triển vọng vẫn còn đó rất nhiều rủi ro…

Theo VTV, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã trải qua một năm đầy khó khăn. Trong thời gian tới, các hãng được kỳ vọng sẽ hồi phục trong bối cảnh Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch.

Theo hãng tin CNBC, cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đã đối mặt với một năm 2022 đầy khó khăn khi hàng tỷ USD giá trị bốc hơi trên sàn chứng khoán. Tencent, Alibaba và nhiều ông lớn khác đã báo cáo về tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong nhiều năm.

Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid 19 nghiêm ngặt, bao gồm cả việc phong tỏa những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải khiến nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn. Những công ty internet Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh ngân sách quảng cáo bị cắt giảm và người dùng thắt chặt chi tiêu.


Các công ty công nghệ có thể tăng tốc khi các quy định kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng
Các công ty công nghệ có thể tăng tốc khi các quy định kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng

Tờ CNBC viết: “Các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng với cổ phiếu công nghệ Trung Quốc trước khi bước vào năm mới. Giới chuyên gia phân tích kỳ vọng rằng việc các quy định kiểm soát COVID 19 được nới lỏng sẽ giúp các công ty công nghệ tăng tốc mặc dù triển vọng vẫn còn đó rất nhiều rủi ro”.

Trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng trước, các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Jefferies cho biết: “Chúng tôi cảm thấy lạc quan về triển vọng lĩnh vực internet năm 2023 tại Trung Quốc nhờ việc mở cửa trở lại cũng như tâm lý người tiêu dùng được cải thiện”.

Trông chờ nới lỏng biện pháp kiểm soát COVID và mở cửa trở lại

Theo tờ CNBC, những ông lớn công nghệ Trung Quốc như Alibaba và Tencent đã công bố tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm nhất trong năm nay. Ở một mặt khác, các nhà sản xuất xe điện như Xpeng ghi nhận doanh số mờ nhạt vì tâm lý người tiêu dùng bị tác động.

Thế nhưng, thời gian tới, mọi chuyện đều có thể thay đổi khi chính quyền hồi đầu tháng 12 đã đưa ra nhiều biện pháp nới lỏng kiểm soát COVID, bao gồm việc cho phép người bị nhiễm bệnh cách ly tại nhà hơn là tại các cơ sở tập trung, loại bỏ yêu cầu xét nghiệm virus khi di chuyển giữa các khu vực.

Khả năng phục hồi của ngành công nghệ Trung Quốc trong năm 2023 chủ yếu phụ thuộc vào mức độ hồi phục của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tiêu dùng.

“Theo tôi, triển vọng hồi phục của lĩnh vực công nghệ Trung Quốc trong năm tới phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mảng tiêu dùng”, theo quan điểm của Giảng viên cao cấp về kinh doanh Trung Quốc và Đông Á tại Đại học King's College London, Xin Sun.

Ngành công nghệ có thể phục hồi nếu Trung Quốc có thể sống chung một cách suôn sẻ với COVID 19 và mở cửa trở lại nền kinh tế, trong bối cảnh mức độ tiêu dùng và niềm tin thấp vì những hạn chế về COVID 19 như hiện nay.

Sắp bước vào giai đoạn tăng tốc?

Theo nhận định của các nhà phân tích, các tên tuổi công nghệ Trung Quốc sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng trở lại vào năm 2023 trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia này chuẩn bị mở cửa. Thế nhưng, nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng sẽ không đạt được mức đã thấy trong quá khứ khi mà doanh thu tăng từ 30-40% hàng quý.

Theo nhận định của nhóm chuyên gia đến từ Refinitiv, Alibaba được cho là sẽ có doanh thu tăng 2% so với cùng kỳ năm trước vào quý IV năm nay, trước khi đạt được mức tăng hơn 6% trong quý 1 năm sau và 12% vào quý 2.

Mặt khác, dự kiến Tencent đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm trong quý này chỉ là 0,5%, sau đó lên mức 7% ở quý I/2023 và 10,5% trong quý II.

Mặt khác, theo đánh giá từ nhóm chuyên gia Jefferies, mua sắm online là một điểm thuận lợi nhằm đón nhận làn sóng hồi phục trước quảng cáo và giải trí. Điều đó có thể đem đến lợi ích cho các ông lớn thương mại điện tử như JD.com hay Alibaba.

Các chuyên gia kỳ vọng rằng ngành quảng cáo online sẽ tăng trưởng trở lại vào năm sau, tuy nhiên cũng đưa ra cảnh báo rằng tăng trưởng sẽ phụ thuộc phần lớn vào môi trường vĩ mô.

Triển vọng tăng trưởng năm 2023 của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc - ảnh 2

Ngoài những vấn đề hạn chế về dịch bệnh, các nhà phân tích cũng cho hay chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng một số quy định kiểm soát trong mảng công nghệ.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã tái khởi động việc phê duyệt những game trong năm 2022. CNBC cho biết điều đó sẽ đem đến lợi ích cho NetEase và Tencent. Đây là 2 tập đoàn trò chơi trực tuyến lớn nhất của quốc gia tỷ dân. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã cam kết hỗ trợ lĩnh vực công nghệ nhiều lần trong năm nay.

Linghao Bao, nhà phân tích tại Trivium China nói với CNBC cho biết: “Trong năm nay, Bắc Kinh đặt ra ưu tiên hàng đầu là đạt được tăng trưởng kinh tế”.

“Chúng tôi đã nhận thấy một số cố gắng gần đây để nới lỏng những biện pháp hạn chế COVID 19, đồng thời giải cứu thị trường địa ốc. Điều đó có thể được hiểu là trọng tâm đã chuyển sang một cách tiếp cận khác, bao gồm cả việc điều chỉnh những công ty công nghệ lớn”.

Đổi mới mô hình kinh doanh

Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang thay đổi cách vận hành trong bối cảnh chịu tác động từ những quy định chống dịch và nền kinh tế chững lại, từ đa dạng hóa đến việc bán bớt cổ phần trong các doanh nghiệp khác.

Điều thứ nhất là các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã cắt giảm chi phí cũng như rời khỏi các hoạt động kinh doanh không chủ chốt để gia tăng lợi nhuận.

Không chỉ có dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất của Trung Quốc là WeChat mà Tencent còn là nhà đầu tư lớn vào nhiều doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, gã khổng lồ này gần đây đã bắt đầu thoái vốn ở một số doanh nghiệp lớn nhất của Trung Quốc. Tencent cũng bán bớt cổ phần ở một số tên tuổi nổi bật như Meituan hay JD.com.

Tencent cũng đang hướng tới một lĩnh vực khác, trong đó có kinh doanh điện toán đám mây, thúc đẩy mảng kinh doanh quốc tế khi doanh số bán games chịu nhiều sức ép, đây là một trong những nguồn thu lớn nhất của tập đoàn.

Triển vọng tăng trưởng năm 2023 của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc - ảnh 3

Ở một mặt khác, Alibaba nỗ lực tăng doanh thu từ những mảnh khác bao gồm điện toán đám mây để giúp nguồn doanh thu trở nên đa dạng hơn. Tại Trung Quốc, kinh doanh bán lẻ chiếm phần lớn doanh thu của tập đoàn này.

Các tập đoàn công nghệ phải thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động nhằm tập trung vào những mảng kinh doanh chủ chốt. Ngoài ra cũng tìm kiếm tăng trưởng doanh thu từ những hoạt động và thay đổi được tối ưu hóa một cách hiệu quả.

Chuyên gia Xin Sun đến từ King's College cho biết: “Những ông lớn công nghệ đang nỗ lực xây dựng thứ gọi là hệ sinh thái bằng việc tăng cường mua lại và tích hợp những mảng kinh doanh khác nhau, gia tăng sự gắn bó và cam kết của khách hàng”.

Chuyên gia này cho biết thêm: “Hiện tại họ buộc phải thu hoạt quy mô, chủ yếu tập trung vào những mảng kinh doanh chủ lực, ngoài ra cũng tìm kiếm những hoạt động và đổi mới được tối ưu hóa để gia tăng nguồn thu của mình”.

Rủi ro vẫn ở phía trước

Theo nhận định của hãng tin CNBC, một số nhà đầu tư có lý do để tỏ ra lạc quan đối với lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc trong năm 2023. Tuy nhiên sự lạc quan đó chắc chắn sẽ luôn đi kèm với tâm lý thận trọng.

Trong vài tháng qua một số ngân hàng đầu tư đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh xuất khẩu suy giảm và lĩnh vực bất động sản tại thị trường này chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó, đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thì đây là 2 động lực tăng trưởng quan trọng bậc nhất.

Chuyên gia Sun nói: “Tôi cho rằng các công ty công nghệ Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong năm 2023 có lẽ vẫn là dịch bệnh covid-19 và triển vọng kinh tế gặp nhiều rủi ro”.

Nói với hãng tin CNBC, Tariq Dennison, nhà quản lý tài sản tại GFM Asset Management có trụ sở tại Hong Kong cho biết trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động, vẫn còn đó một số thách thức liên quan đến địa chính trị khác.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Tin mới cập nhật

TP.HCM: Sáu tháng đầu năm, bất động sản là ngành tăng trưởng thấp nhất

25 phút trước

Bình Định xây dựng khu giải trí đêm 300 tỉ đồng bên bờ biển Quy Nhơn

26 phút trước

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

18 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

18 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

18 giờ trước