Giới nhà giàu Trung Quốc có một năm trở nên “siêu giàu”
Theo Zingnews, năm 2021, nhiều hộ gia đình Trung Quốc đã trở nên giàu hơn so với những năm trước. Trong đó, người dân khu vực Quảng Đông đã vượt qua thủ đô Bắc Kinh để trở thành khu vực có nhiều gia đình giàu nhất cả nước.
Cụ thể, mới đây tờ Caixin Global của Trung Quốc đã đăng tải một báo cáo cho thấy rằng có nhiều gia đình của nước này ngày càng trở nên giàu có hơn trong năm 2021, trong khi đó những gia đình giàu sẵn thì càng có thêm nhiều tiền.
“Con át chủ bài” chống lạm phát Trung Quốc khiến cả thế giới hứng một cơn địa chấn
Bloomberg Economics cho rằng khi Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ khiến các mặt hàng hóa trên toàn cầu bị đẩy giá lên cao. Hơn nữa còn có thể gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng - vốn lâu nay đã khiến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh.Trung Quốc âm thầm xây dựng thêm kho dự trữ, sẵn sàng bán dầu Nga cho châu Âu
Dù có các nhà máy lọc dầu hiện tại đạt công suất lớn, Trung Quốc vẫn đang tăng cường xây dựng kho dự trữ dầu thô trong bối cảnh Nga giảm giá dầu thô mạnh tay để thu hút khách hàng và châu Âu bắt đầu áp dụng giá trần.Giải mã Shein - Đế chế thời trang tỷ đô bí ẩn bậc nhất Trung Quốc: Không bán hàng tại thị trường nội địa nhưng lợi nhuận thu về vẫn lên đến 2.000%
Năm 2018, giá trị của Shein là 2,5 tỷ USD. Thế nhưng chỉ một năm sau đó, con số này đã tăng lên gấp đôi. Đến tháng 4 năm nay, giá trị thương hiệu của Shein đạt mức 100 tỷ USD - nhiều hơn cả Hennes & Mauritz AB cùng với công ty đứng sau Zara cộng lại.Kết quả báo cáo chỉ ra rằng, số hộ gia đình Trung Quốc đang góp mặt vào hàng ngũ “những gia đình giàu có” trong năm ngoái đã tăng 1,9% lên gần 2,1 triệu người. Tổng tài sản của nhóm người này tăng lên 27%, đạt 160.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 22.400 tỷ USD). Báo cáo này được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Hurun và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Citic-Prudential và công bố vào đầu tháng 11. Báo cáo được xuất bản lần đầu trên trang tin Caixin Global của Trung Quốc với tên "Chart of the Day: China’s Rich Are Getting Richer".
Báo cáo cũng chỉ ra, có hơn một nửa trong số hơn hai triệu gia đình sinh sống tại 5 khu vực cấp tỉnh hàng đầu của Trung Quốc ghi nhận nhiều hộ gia đình giàu có nhất với giá trị tài sản ròng trên 10 triệu nhân dân tệ. Những khu vực này bao gồm Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hong Kong và Chiết Giang.
Theo đó, tỉnh Quảng Đông là khu vực có nhiều gia đình giàu có nhất của Trung Quốc, vượt qua cả Bắc Kinh. Báo cáo cho thấy, tỉnh phía nam là nơi ở của khoảng 300.000 hộ gia đình được góp mặt vào bảng xếp hạng “những gia đình giàu có”, tiếp đó là Bắc Kinh với khoảng 298.000 hộ gia đình, còn Thượng Hải có khoảng 262.000 hộ gia đình.
Những nền kinh tế tư nhân đang bùng nổ tại tỉnh Quảng Đông và Chiết Giang, mỗi tỉnh bao gồm nhiều thành phố. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng số hộ gia đình có giá trị ròng cao. Trong khi những thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong đều là các trung tâm tài chính quan trọng và là điểm đến của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khi đặt chân đến Trung Quốc.
Đặc biệt là số lượng những hộ gia đình giàu có sinh sống tại Hong Kong giảm đi 5,4% xuống còn 211.000 hộ gia đình. Đây là mức giảm lớn nhất so với bất kỳ khu vực nào tại Trung Quốc. Trung tâm tài chính toàn châu Á đang chứng kiến sự di dời của hàng loạt thương nhân vì ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid - 19 trong suốt 3 năm nay.
Trong danh sách 20 khu vực có nhiều hộ gia đình giàu có nhất Trung Quốc, chỉ hai trong số đó chứng kiến số lượng hộ gia đình giàu có vào năm 2021 sụt giảm so với năm 2020 là Hồ Bắc (giảm 5,1%) và Hong Kong (giảm 5,4%).
Ngược lại, có đến 18 khu vực khác tại Trung Quốc đã chứng kiến số lượng hộ gia đình giàu có vào năm 2021 tăng mạnh so với năm 2020, trong đó Chiết Giang là địa phương ghi nhận mức tăng cao nhất là 5,5%. Ở các vị trí còn lại trong top 5 lần lượt là Giang Tô và Hà Bắc đều tăng 5,1%, An Huy tăng 5% và Tứ Xuyên tăng 4,7%.
Người giàu Trung Quốc kiếm tiền bằng những khoản đầu tư truyền thống
Vào năm 2021, tỷ lệ doanh nhân thuộc những hộ gia đình giàu có tại Trung Quốc đã giảm 10 điểm phần trăm xuống còn 50% trước bối cảnh đại dịch tiếp tục tác động xấu lên nền kinh tế tư nhân. Trong khi đó, tỷ lệ những người được gọi là giám đốc điều hành “cổ cồn vàng”, chủ yếu là người làm việc ở những tập đoàn lớn và công ty quốc tế - các công ty này có thể chịu rủi ro tốt hơn, tăng 10 điểm phần trăm lên 30%. Trong khi những nhà đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính chuyên nghiệp đều chiếm 10% trong tổng số hộ gia đình giàu tại nước này.
Lợi nhuận trung bình hàng năm mà những nhà đầu tư giàu có kiếm được rơi vào khoảng 11,8% đối với những khoản đầu tư của họ kể từ năm 2019 - 2021, giảm đáng kể so với mức lợi nhuận trung bình năm 12,8% trong giai đoạn 2018 - 2020, theo báo cáo dựa trên một khảo sát được thực hiện hồi tháng 6 và tháng 7.
Tuy nhiên nhóm các nhà đầu tư giàu có này lại đặt mục tiêu kiếm tiền với mức lợi nhuận trung bình năm là 21,4% từ năm 2022 đến 2024. Những sản phẩm quản lý tài sản, cổ phiếu, bất động sản hay quỹ thị trường tiền tệ đứng đầu danh sách các khoản đầu tư mà phần lớn người giàu có của Trung Quốc dự định đầu tư nhiều hơn trong tương lai gần.
Khi những người giàu có của Trung Quốc già đi, họ sẽ để tâm hơn tới quyền thừa kế và những chính sách thuế khi họ muốn chuyển tài sản của mình cho những người thừa kế. Theo báo cáo, các hộ gia đình nhà giàu Trung Quốc sẽ chuyển lại khối tài sản có tổng trị giá khoảng 18.000 tỷ nhân dân tệ cho thế hệ tiếp theo vào thập kỷ tới. Dự kiến con số này có thể tăng lên tới 92.000 tỷ nhân dân tệ trong vòng ba thập kỷ tiếp theo.
Tuy nhóm hộ gia đình giàu tăng lên nhưng số lượng tỷ phú của Trung Quốc lại giảm đi. Trong top 10 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc năm 2022, Zhong Shanshan - nhà sáng lập công ty nước đóng chai và đồ uống Nongfu Spring đang dẫn đầu bảng xếp hạng khi tài sản của ông tăng đột biến 17% lên 65 tỷ USD.
Đứng thứ 2 là sáng lập ByteDance (công ty mẹ của TikTok) - Zhang Yiming với khối tài sản là 35 tỷ USD. Đứng thứ 3 là nhà sáng lập hãng sản xuất pin Contemporary Amperex Technology - ông Robin Zeng với khối tài sản bị giảm 28% còn 32,9 tỷ USD.