meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Con át chủ bài” chống lạm phát Trung Quốc khiến cả thế giới hứng một cơn địa chấn

Chủ nhật, 11/12/2022-20:12
Bloomberg Economics cho rằng khi Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ khiến các mặt hàng hóa trên toàn cầu bị đẩy giá lên cao. Hơn nữa còn có thể gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng - vốn lâu nay đã khiến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh. 

Theo Nhịp sống thị trường, cho tới nay, vẫn có nhiều chuyên gia dự đoán trong năm 2023, lạm phát toàn cầu sẽ dần được kiểm soát khi lãi suất leo thang, nguy cơ suy thoái kinh tế hiện hữu, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Việc giá bán thực phẩm, hàng hóa, năng lượng giảm rõ rệt hơn khi so với mức tăng mạnh vào năm 2022.

Rủi ro lạm phát vẫn tồn tại khi Trung Quốc trở lại

Nhưng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể xóa tan những kỳ vọng này. Các chuyên gia của Bloomberg nêu lên một kịch bản: Vào thời một thời điểm trong năm 2023, Trung Quốc sẽ thực hiện mở cửa biên giới lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch. Như vậy, phần còn lại của thế giới sẽ phải đối mặt với một cơn địa chấn. 


Thị trường bất động sản suy thoái và chính sách Zero Covid khiến kinh tế Trung Quốc suy sụp
Thị trường bất động sản suy thoái và chính sách Zero Covid khiến kinh tế Trung Quốc suy sụp

Nền kinh tế nội địa Trung Quốc sẽ “hồi sinh”, sinh viên bắt đầu đi ra ngoài, khách du lịch nhộn nhịp khởi hành, các giám đốc điều hành doanh nghiệp cũng tiếp tục những chuyến công tác bằng máy bay. Điều này có thể xảy ra vào thời điểm mà thị trường địa ốc Trung Quốc bắt đầu hồi phục, tiếp tục kích thích người tiêu dùng chi tiêu. 

Theo Bloomberg Economics, giả sử Trung Quốc mở cửa hoàn toàn vào giữa năm 2023, thì ước tính rằng năng lượng sẽ tăng 20% và CPI của Mỹ sẽ tăng lên 5,7% vào cuối năm sau. 

Trong khi năm 2022, Trung Quốc đã phần nào khống chế được lạm phát toàn cầu. Thị trường bất động sản suy thoái và chính sách Zero Covid nghiêm ngặt đã khiến nền kinh tế khổng lồ nước này suy sụp. 

Bloomberg Economics cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 từ 3,5% xuống 3%, cắt giảm dự báo năm 2023 từ 5,7% xuống 5,1%. Nhiều chỉ số chỉ ra rằng, kinh tế Trung Quốc trì trệ gây ảnh hưởng tới mọi ngóc ngách của nền kinh tế toàn cầu. 

Theo IEA hồi tháng 9, khối lượng mua dầu của nước tỷ dân trong năm nay đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1990. Nhập khẩu của Trung Quốc từ đối tác thương mại lớn là Hàn Quốc giảm hơn 25% vào tháng 11 - mạnh nhất kể từ năm 2009.

Những quy định hạn chế phòng dịch khiến cho hoạt động di chuyển bằng máy bay của nước này - thị trường lớn thứ 2 thế giới giảm 35% so với năm 2019. Từng là thị trường hàng không nội địa náo nhiệt bậc nhất thế giới, Trung Quốc xử lý được khoảng 14.000 chuyến bay/ngày, tuy nhiên tháng 11 vừa qua đã giảm khoảng 2.800. 


“Chắc chắn lạm phát toàn cầu sẽ bị đẩy lên cao hơn một khi Trung Quốc mở cửa lại hoàn toàn"
“Chắc chắn lạm phát toàn cầu sẽ bị đẩy lên cao hơn một khi Trung Quốc mở cửa lại hoàn toàn"

Sau khi mở cửa thì quốc gia này sẽ nhập thêm dầu, hàng hóa cũng nghiên liệu thô. Đồng thời thúc đẩy nhu cầu với việc di chuyển bằng đường hàng không, lưu trú khách sạn và đầu tư BĐS nước ngoài. 

Nhà kinh tế trưởng Iris Pang tại ING Groep ở Trung Quốc đại lục, cho hay: “Chắc chắn lạm phát toàn cầu sẽ bị đẩy lên cao hơn một khi Trung Quốc mở cửa lại hoàn toàn. Sẽ có rất nhiều chuyến du lịch quốc tế lớn, hoạt động kinh doanh nhộn nhịp hơn và đẩy mạnh hoạt động sản xuất”.

Bắc Kinh đang chống đỡ những khó khăn gì?

Ngày 7/12, giới chức Bắc Kinh ban hàng kế hoạch 10 điểm, bổ sung thêm các biện pháp nới lỏng, từ đó cho thấy chính phủ nước này đang dần tháo bỏ chính sách Zero Covid. Cả Bắc Kinh, Hàng Châu, Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến đều thuộc danh sách địa phương đã nới lỏng các biện pháp hạn chế dù số ca nhiễm bệnh vẫn tăng mạnh. 

Phó Thủ tướng Trung Quốc cho biết, việc kiểm soát dịch bệnh đã bước sang giai đoạn mới. Vì thế, rất nhiều người đang kỳ vọng Trung Quốc sẽ sớm mở cửa. Trước khi nền kinh tế phục hồi, nước này phải đối mặt với nhiều nguy cơ về một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng vì số ca nhiễm liên tục tăng và thiếu giường bệnh. Đây cũng là lý do vì sao các nhà phân tích đoán rằng nước này sẽ thực hiện quá trình mở cửa từ từ và cần trọng hơn. Nhưng điều này sẽ dẫn tới tình trạng hoạt động di chuyển, chuỗi cung ứng, niềm tin tiêu dùng không ổn định. 

“Bài test” quan trọng với quốc gia này về vấn đề nới lỏng sẽ diễn ra vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2023. Giới chức trách nước này có thể ban hành quy định hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn, yêu cầu xét nghiệm. Điều này tác động vào tâm lý cho kỳ nghỉ sụt giảm và thể hiện con đường mở cửa còn rất gập ghềnh. 


Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang hồi phục
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang hồi phục

Tuy bất ổn, nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc đang hồi phục vì có các tín hiệu tích cực về Zero Covid. Chỉ số Hang Seng China Enterprises của Hong Kong tăng 29% trong tháng 11, ghi nhận là tháng khởi sắc nhất kể từ 2003. Chỉ số Hang Seng cũng đạt mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ 1998. 

Thêm một lý do khiến Trung Quốc thúc đẩy lạm phát là thị trường bất động sản của họ. Đã có một loạt các biện pháp ổn định giá nhà được công bố trong các tuần gần đây, gồm việc nới lỏng yêu cầu thanh toán trước với người mua và tìm cách giảm áp lực khủng hoảng thanh khoản với các doanh nghiệp. 

Kể cả khi các động thái này không đảm bảo lĩnh vực bất động sản sẽ phục hồi nhanh trở lại, nhưng cũng có thể giúp đà tăng trưởng vực dậy. Thị trường nhà ở hồi phục và trở lại sẽ có tác động tích cực tới các đối tác thương mại Trung Quốc và các thị trường tài chính. Từ một tài liệu của Fed New York có tên “What Happens in China Does Not Stay in China” mới đây cho thấy, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu dùng, tăng trưởng toàn cầu cũng như tâm lý đám đông của các nhà đầu tư. 

“Cụ thể, chúng tôi thấy rằng, những chính sách tín dụng mới bổ sung của Trung Quốc khiến giá cả hàng hóa và hoạt động sản xuất toàn cầu, GDP các nước khác tăng bởi nhu cầu của Trung Quốc mạnh hơn” - Trích tài liệu của Fed New York.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước