meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguy cơ kinh tế Trung Quốc chịu tổn thất lớn vì lực lượng lao động giảm đáng kể

Chủ nhật, 25/12/2022-23:12
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn từ việc dân số trong độ tuổi lao động sụt giảm đáng kể. Tình trạng này cũng khiến các quốc gia phụ thuộc vào thị trường xuất nhập khẩu của Trung Quốc phải đi tìm những điểm đến mới.

Khoa học và công nghệ là chưa đủ

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, cách đây 2 tháng, trong bối cảnh người lao động Trung Quốc quyết định dời nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất toàn cầu ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, hãng công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo rằng việc giao hàng sản phẩm iPhone mới sẽ bị chậm.

Tuy nhiên các nhà kinh tế cho biết sự gián đoạn sản xuất này có thể chỉ là một sự cố nhỏ nếu so sánh với tốc độ rủi ro của một xu hướng khác. Đó là sự suy giảm của dân số đang trong độ tuổi lao động của quốc gia tỷ dân.

Theo dự báo sự sụt giảm của lực lượng lao động Trung Quốc sẽ kéo dài tới hàng chục năm và vĩnh viễn có thể thay đổi môi trường kinh tế thế giới.


Dân số trong nhóm tuổi lao động của Trung Quốc giảm đáng kể
Dân số trong nhóm tuổi lao động của Trung Quốc giảm đáng kể

Tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết nhóm những người ở độ tuổi 15 đến 64 là nhóm dân số nằm trong độ tuổi lao động của Trung Quốc. Dữ liệu cho thấy con số đã giảm từ mức đỉnh 997 triệu người vào năm 2014 còn 986 triệu người vào năm 2021.

Dự báo của Liên Hợp Quốc hồi tháng 7 cho biết nhóm dân số này sẽ bắt đầu sản phẩm nhanh chóng trong thập Niên 2030 và giảm tới hơn 60% vào cuối thế kỷ 21 khi chỉ còn 378 triệu người.

Tình trạng dân số giảm sút và già hóa đang xảy ra tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên một số nước có vị thế tốt hơn như Ấn Độ được cho là sẽ vượt mặt Trung Quốc và trở thành quốc gia có số dân đông nhất thế giới vào năm 2023. Trong phần còn lại của thế kỷ, Ấn Độ sẽ ghi nhận tốc độ già hóa thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Dân số trong độ tuổi lao động của Mỹ năm 2100 được cho là sẽ gần bằng với hiện tại.

Suốt một thập kỷ qua, người dân thuộc độ tuổi lao động của Trung Quốc vốn chiếm hơn 70% phần trăm trong tổng dân số quốc gia đã biến quốc gia này trở thành công xưởng toàn cầu.

Sự sụt giảm của nhóm dân số này có thể khiến tiềm năng kinh tế của Trung Quốc chịu tổn thất lớn và tạo nên những thay đổi trong hoạt động đầu tư và thương mại.

Nguy cơ kinh tế Trung Quốc chịu tổn thất lớn vì lực lượng lao động giảm đáng kể - ảnh 2

“Nhìn chung xu hướng tăng trưởng được cho là dựa theo lực lượng lao động và năng suất. Trung Quốc đang gặp phải vấn đề ở cả hai phương diện này”, theo ông George Magnus, nhà nghiên cứu hợp tác với Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford.

“Sự tăng trưởng kinh tế có mối tương quan với sự thay đổi của dân số trong nhóm độ tuổi lao động. Dân số trong độ tuổi lao động Trung Quốc giảm một lượng tương ứng trung bình mỗi năm.

Sự ảnh hưởng có thể phần nào được giảm bớt vì những yếu tố như dân nhập cư, sự gia tăng trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động hay năng suất được cải thiện”.

Theo ước tính của S&P Global Ratings, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của Trung Quốc từ nay cho đến năm 2030 sẽ chậm lại chỉ còn 4,4% sau đó giảm xuống 3,1% từ năm 2031 đến năm 2040.

Trung bình ở giai đoạn 2017-2021 tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc là 6%. Dự báo đã tính đến những yếu tố như tăng trưởng năng suất giảm tốc hay lực lượng lao động thu hẹp.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định lại mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10. Theo ông, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin và năng lượng xanh sẽ là những động cơ mới của tăng trưởng.

Nhìn nhận lại về dòng chảy thương mại

Theo ông Huang Wenzheng, chuyên gia về nhân khẩu học, Trung Quốc có lợi thế cốt lõi là 1,4 tỷ dân, có chung ngôn ngữ văn hóa, chăm chỉ và luôn hướng tới sự thành công trong cuộc sống.

Ông nói tiếp: “Họ là những người đã giúp Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ và các nước phương Tây góp phần to lớn cho sự bứt phá của nền kinh tế quốc gia này. Tỷ suất sinh thấp hơn hẳn so với trước kia, Trung Quốc sẽ đánh mất lợi thế về dân số trong tương lai”.

Hồi cuối thập niên 1980, Trung Quốc ghi nhận tỷ suất sinh đạt 2,6 trẻ/ phụ nữ. Con số này còn 1,15 vào năm 2021, thấp hơn so với mức 2,1 cần thiết của OECD.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp hỗ trợ chăm sóc trẻ em, tuy nhiên sự phân biệt đối xử ở nơi công sở cũng như chi phí sống cao vẫn tiếp tục là những rào cản đối với những người trẻ tuổi sinh con.

Nguy cơ kinh tế Trung Quốc chịu tổn thất lớn vì lực lượng lao động giảm đáng kể - ảnh 3

Thay đổi định nghĩa về độ tuổi lao động là một trong những giải pháp được đưa ra để tính gồm cả những người cao tuổi hơn nhằm tăng cường tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

Tuổi nghỉ hưu hợp pháp của nam giới tại Trung Quốc là 60 còn nữ giới là 55 năm đối với nhân viên công sở, và 50 đối với lao động cấp thấp. Chính phủ đã phải thông báo lùi độ tuổi nghỉ hưu vì cuộc khủng hoảng dân số tiềm tàng tại quốc gia này.

Ông Xiujian Peng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Victoria đưa ra lời khuyên cho các quốc gia xuất khẩu tài nguyên rằng chuẩn bị sẵn tinh thần. Theo vị chuyên gia này, các nhà xuất khẩu có thể phải tìm kiếm những địa điểm mới thay thế cho Trung Quốc vì sự thay đổi nhân khẩu học tại đây.

Hồi tháng 7, ông viết trong bài phân tích gửi tới Diễn đàn Kinh tế Thế giới: “Những đối tác cung ứng của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa như Mỹ sẽ dần chuyển từ Trung Quốc sang những trung tâm xuất khẩu mới. Dù một số chuyên gia đưa ra nhận định rằng thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của Trung Quốc nhưng những con số dự báo cho thấy tác động của nước này có thể sẽ chuyển sang những nước khác bao gồm Ấn Độ. Dự kiến dân số Ấn Độ sẽ vượt mặt Trung Quốc trong 10 năm tới”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước