meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kỳ vọng BĐS nghỉ dưỡng ấm lên sau chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc

Thứ bảy, 24/12/2022-15:12
Sau những động thái nới lỏng chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc, Việt Nam cũng bắt đầu công tác chuẩn bị mở cửa trở lại với "người hàng xóm" quen thuộc. Sự chào đón này được kỳ vọng sẽ làm “ấm lên” các hoạt động du lịch từ quốc gia này vào Việt Nam kéo theo sự khởi sắc của thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng năm 2023 tới đây.

Chính quyền Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch

Theo báo cáo từ tháng 11/2022 của Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc), chính phủ Trung Quốc đã thể hiện những động thái nới lỏng trong chính sách phòng chống dịch bệnh. Chi tiết, Thương vụ cho biết, “Đây cũng chính là dấu hiệu ban đầu cho thấy Chính quyền Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm soát dịch bệnh linh hoạt và từng bước mở cửa trở lại”.

Mới đây vào ngày 7/12, Trung Quốc đã chính thức công bố những thay đổi lớn nhất trong chính sách chống dịch “Zero Covid” sau 3 năm kể từ thời điểm đại dịch bắt đầu. Thông tin từ Reuters, việc nới lỏng các quy định chống dịch sẽ cho phép người mắc Covid không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được tự cách ly tại nhà. Đặc biệt, việc bỏ quy định xét nghiệm bắt buộc đối với hành khách đi lại trong nội địa được coi là dấu hiệu cho thấy người dân nước này sẽ dần quen với việc “sống chung” cùng Covid.

Trước những thay đổi này, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới được kỳ vọng sẽ mở cửa trở lại với quốc tế, các quy định chống dịch vốn gây sức ép lớn lên đời sống của người dân nước này trong thời gian qua cũng phần nào được giảm thiểu, đón nhận phản ứng tích cực từ đông đảo nhân dân trong nước cũng như các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.

Việt Nam chào đón sự trở lại của Trung Quốc

Về phía Việt Nam, sau thông tin được Trung Quốc công bố chính thức về nới lỏng chính sách Zero Covid, các đường bay thẳng từ Việt Nam sang Trung Quốc đã lập tức được nối lại nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách hai nước.

Chuyến bay “mở màn” đến từ Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, mang số hiệu VN502 khởi hành từ TP.HCM đi Quảng Châu lúc 9 giờ 55 ngày 9/12 vừa qua đánh dấu chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên giữa Việt Nam và quốc gia này sau gần 3 năm tạm dừng tất cả chuyến bay do đại dịch.

Đại diện Vietnam Airlines nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc khi là một trong các thị trường quốc tế trọng điểm của hãng. Việc chính thức khai thác trở lại các đường bay thường lệ ngay trong tháng 12 là tín hiệu tích cực đầu tiên hướng tới mục tiêu khôi phục hoàn toàn hoạt động hàng không tại quốc gia này trong năm 2023.

Đáng chú ý, trước đó Bamboo Airways cũng mở đường bay thẳng đầu tiên từ Hà Nội tới Thiên Tân, thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc với các chuyến khứ hồi được lên lịch thường lệ thứ ba hàng tuần. Hãng Vietjet cũng đã nối lại một số chuyến bay với Trung Quốc.


Việt Nam chào đón sự trở lại của Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ)
Việt Nam chào đón sự trở lại của Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ)

Không chỉ ngành hàng không được mở cửa trở lại, nhiều địa phương tại các khu vực biên giới cũng “rục rịch” đưa ra thông báo mở lại cửa khẩu quốc tế. Mới đây, Phòng Văn hóa và Thông tin TP Móng Cái (thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) vừa gửi văn bản tới UBND các phường, xã, các cơ sở kinh doanh du lịch, CLB Lữ hành 5328... về việc chuẩn bị mở lại các hoạt động xuất nhập cảnh ở cửa khẩu quốc tế Móng Cái, dự kiến vào dịp Tết âm lịch. 

Theo bà Phạm Thị Oanh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP Móng Cái, các đơn vị du lịch được yêu cầu rà soát sửa chữa các trang thiết bị, cơ sở vật chất đã xuống cấp để đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và chuẩn bị chu đáo đội ngũ lao động để chuẩn bị đón khách.

Đặc biệt, CLB lữ hành 5328 Móng Cái (đơn vị tập hợp nhiều công ty lữ hành chuyên đón khách Trung Quốc) cần sớm xây dựng phương án đón khách để Phòng Văn hóa và thông tin Thành phố thẩm định. Đáng chú ý, TP. Móng Cái cũng nhấn mạnh việc tuân thủ các quy định về chất lượng hàng hóa, niêm yết giá thành mua bán,... song song cùng các biện pháp phòng dịch hiệu quả.

Kỳ vọng ngành du lịch và BĐS nghỉ dưỡng được khởi sắc

Trong báo cáo chuyên đề mới đây về việc Trung Quốc mở cửa trở lại, Công ty chứng khoán BSC cho rằng nước này sẽ xem xét hạ mức độ kiểm soát Covid sau khi đã đóng cửa biên giới từ đầu năm 2020 khi Covid-19 bùng phát. 

Điều này đã tạo ra làn sóng tích cực khi các doanh nghiệp trong ngành du lịch ở Việt Nam cũng khấp khởi từ khả năng tái mở cửa của Trung Quốc. Lý giải điều này, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) năm 2019, Trung Quốc giữ vị trí số một về mức chi tiêu cho du lịch nước ngoài trong đó có điểm đến chính là “người hàng xóm” Việt Nam.


Kỳ vọng ngành du lịch và BĐS nghỉ dưỡng được khởi sắc. (Ảnh minh hoạ)
Kỳ vọng ngành du lịch và BĐS nghỉ dưỡng được khởi sắc. (Ảnh minh hoạ)

Trong suốt giai đoạn năm 2015-2021, người Trung Quốc chiếm trung bình 29.5% trong tỷ trọng lượng khách du lịch Việt Nam tiếp đón hàng năm. Thống kê, giai đoạn trước khi có Covid-19, khách du lịch đến từ Trung Quốc đạt 5,8 triệu lượt, chiếm 32% tổng sản lượng khách quốc tế. 

Còn trong giai đoạn 2 năm diễn biến dịch bệnh, lượng khách du lịch từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam vẫn chiếm đông đảo, lần lượt là 34.1% và 43.5% trong hai năm 2020 - 2021. Các con số này cho thấy, sự thiếu vắng khách Trung Quốc đang để lại khoảng trống khó lấp cho thị trường kinh doanh ngành nghề du lịch Việt Nam.

Chính vì vậy, ngay khi các đường bay thương mại thường lệ được nối lại, cùng với công tác chuẩn bị tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp kỳ vọng lượng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại Việt Nam sẽ giúp gia tăng tốc độ hồi phục của ngành BĐS nghỉ dưỡng trong năm 2023.

Mặc dù giá trị từ dịch vụ lưu trú và ăn uống đã hồi phục gần đạt ngưỡng giai đoạn trước Covid-19, nhưng lượng khách lớn đến từ Trung Quốc trong thời gian tới hứa hẹn sẽ giúp thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng sôi động hơn nữa nhờ những hoạt động du lịch và trải nghiệm tại các khu nghỉ dưỡng địa phương. 

Cơ hội nhưng vẫn cần thời gian chờ đợi

Song, cần nhìn nhận vẫn còn nhiều bất cập để kích hoạt thị trường du lịch “khổng lồ” này trong thời gian tới. Theo ông Đinh Việt Sơn, Phó cục trưởng Cục Hàng không VN, do chính sách phòng dịch của chính phủ nước này, thời gian qua, số lượng chuyến bay giữa 2 nước rất hạn chế, giảm chỉ còn khoảng 6 chuyến/tuần. Ngày 1/11 vừa qua, sau nhiều nỗ lực đàm phán, Cục Hàng không VN đã đề nghị nhà chức trách hàng không Trung Quốc tăng số lượng chuyến bay lên 16 chuyến/tuần. Nhưng tại các TP trọng yếu, do chính sách chống dịch duy trì nghiêm ngặt nên vẫn chưa được cấp phép bay.


Cơ hội nhưng vẫn cần thời gian chờ đợi. (Ảnh minh hoạ)
Cơ hội nhưng vẫn cần thời gian chờ đợi. (Ảnh minh hoạ)

Thông tin từ ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng giám đốc Công ty Du lịch lữ hành Saigontourist, thời điểm trước dịch năm 2019, có tới khoảng 6 triệu khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, hầu hết di chuyển bằng các chuyến bay charter (thuê trọn gói) tới Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long. Ghi nhận thời điểm đó, các tỉnh miền Trung tiếp nhận khoảng 50 - 70 chuyến charter đưa khách Trung Quốc tới. Sau gần 3 năm vắng khách Trung, hệ thống lưu trú, dịch vụ ở các điểm đến này đều rơi vào cảnh tiêu điều.

“Tuy nhiên, cũng bởi đặc thù thường đi theo các chuyến charter nên số lượng ít ỏi các chuyến bay thương mại vừa mở cửa sẽ chủ yếu nhắm tới đối tượng khách công tác hoặc thăm thân nhân giữa 2 nước. Các đường bay này mới chỉ mang tính chất thăm dò thị trường và có thể sẽ phải mất 6 tháng nữa để Trung Quốc chính thức mở cửa du lịch”, ông Yên nhận định.

Nhìn chung, việc Trung Quốc phát tín hiệu điều chỉnh chiến lược “Zero Covid” bước đầu vẫn chưa thể kỳ vọng nhiều phục hồi du lịch cũng như sự “hưởng lợi” đối với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại nước ta. Nhưng đây vẫn được coi là động thái đáng mừng, hứa hẹn những cơ hội để các doanh nghiệp Việt theo dõi sát sao nhằm có sự linh hoạt trong chiến lược phát triển, không bỏ lỡ những thuận lợi về hợp tác thương mại và đầu tư trong thời gian tới.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước