meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng phía Nam liệu có đột phá trong quý IV/2022?

Thứ tư, 26/10/2022-09:10
Đánh giá về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cuối năm 2022 ở TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, các chuyên gia kinh tế nhận định có nhiều tín hiệu lạc quan, nhất là ở phân khúc condotel. Đối với nhà đầu tư, bất động sản nghỉ dưỡng đang là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ những ưu thế về khả năng sinh lời, kỳ vọng tăng giá trị đầu tư.

Có thể nói sức nóng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu vực phía Nam đang có dấu hiệu trở nên “nóng” trở lại nhờ vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, hạ tầng giao thông lớn được triển khai, các yếu tố về tiềm năng vượt trội và giá trị tiện ích độc đáo của các dự án.

Theo thống kê của DKRA Group, nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc chủ chốt trong quý III sụt giảm (so với quý II/2022). Mặt bằng giá sơ cấp tăng đáng kể nhưng mặt bằng giá thứ cấp lại có sự điều chỉnh giảm ở một số phân khúc.

Với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều chủ đầu tư hỗ trợ khách hàng bằng các chính sách bán hàng linh hoạt, hỗ trợ lãi suất, cam kết mua, thuê lại… nên tiếp tục ghi nhận nguồn cung mới tăng so với quý trước và đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay, nhất là ở phân khúc condotel.

Tuy nhiên, nguồn cung phân bổ không đồng đều và tập trung cục bộ tại một số dự án ở Bình Định, BR-VT và Quảng Nam - chiếm 75% tổng nguồn cung. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 63%, tương đương 928 căn.

Đối với phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, do động thái tăng cường kiểm soát tín dụng trong thời gian qua chưa được tháo gỡ khiến khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn vay nên ít nhiều có sự sụt giảm diễn ra ở cả nguồn cung lẫn sức cầu.

thi-truong-dang-chung-kien-su-quay-tro-lai-manh-me-cua-bat-dong-san-nghi-duong-bien-1638871255-1644822445-11065029-e1150c11-1666548587.jpg
Dự án bất động sản nghỉ dưỡng Quy Nhơn - Bình Định.

Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục duy trì ở mức cao trước áp lực chi phí đầu vào tăng. Việc tăng giá sẽ kèm theo các chính sách nghiêng về hỗ trợ dòng tiền cho khách hàng nhằm kích cầu thị trường.

Thực tế cho thấy, các dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, có thương hiệu trên thị trường cũng như được vận hành khai thác bởi các thương hiệu quốc tế bốn sao, năm sao tiếp tục là điểm sáng thu hút sự quan tâm của khách hàng. Giá bán cũng thường cao hơn khoảng 23% so với các dự án được vận hành bởi đơn vị trong nước.

Sức cầu chung thị trường bât động sản nghỉ dưỡng có thể tăng nhẹ

Trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế xảy ra nhiều biến động, các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, ngoại tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro thì bất động sản nghỉ dưỡng đang được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng cùng với sự phát triển của ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay.

Sức cầu chung thị trường có thể tăng nhẹ, giao dịch tập trung chủ yếu ở phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và tập trung vào những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín.

Riêng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung condotel dự kiến giảm so với Quý 3/2022, cung cấp ra thị trường khoảng 800 - 900 căn, tập trung phần lớn ở những thị trường quen thuộc như Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.

Nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng trong 3 tháng cuối năm duy trì ở mức tương đương Quý 3/2022, dự kiến dao động trong  khoảng 1,300 - 1,500 căn.

Các khảo sát đều cho thấy, phần lớn khách hàng dành sự quan tâm, đầu tư vào những dự án quy mô lớn được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, có thương hiệu nằm trong khu nghỉ dưỡng phức hợp, đầy đủ tiện nghi và có vị trí thuận lợi.

Theo Tiến sĩ kinh tế Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế nhận định một vấn đề lớn tác động mạnh, đóng vai trò quyết định đến bất động sản nghỉ dưỡng là nguồn vốn. Do đó, thị trường thứ cấp có khả năng duy trì ở mức ổn định, còn thị trường sơ cấp vẫn tiếp tục đà tăng do chịu ảnh hưởng của các loại chi phí đầu vào.

Nhận định thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2022 - 2023, ông Đinh Thế Hiển cho rằng đây là thị trường dịch vụ đáng được khuyến khích. Đặc biệt, sang năm 2023, hàng loạt hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư sắp tới sẽ có một số xung lực tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng biển khu vực phía Nam.

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, việc hoàn  thiện hành lang pháp lý cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là sửa đổi Luật Đất đai để đồng bộ, thống nhất với các luật khác có liên quan sẽ tạo tiền đề định hướng sự phát triển của thị trường bất động sản, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.

7-0922-1666548492.jpeg
"Bất động sản du lịch có tiềm năng cực kỳ lớn. Các hành lang pháp lý được sửa đổi, hoàn thiện sẽ định hướng cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của phân khúc thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai", ông Châu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đối với bất động sản nghỉ dưỡng không phải chỉ đơn thuần là vấn đề về khung pháp lý hay kích cầu du lịch, mà hơn cả là sắp tới, cần phải nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng và nhiều trải nghiệm mới hơn. Trong kế hoạch dài hơi, cần phải tính toán đến các yếu tố như đa dạng sản phẩm du lịch, đồng bộ quy hoạch...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước