Mỹ bắt đầu bán dầu giá rẻ cho châu Á, nhu cầu dầu liệu có tăng lên?

Thứ hai, 15/08/2022-18:08
Do nhu cầu nội địa đang trên đà giảm mạnh vào mùa hè, hiện tại Mỹ cũng đã bắt đầu tham gia vào cuộc đua bán dầu giá rẻ cho thị trường châu Á. Như vậy, châu Á đang có thêm sự lựa chọn để mua dầu thô với giá chiết khấu cao vì Nga - quốc gia bị trừng phạt dầu thô cũng tăng cường xuất khẩu sang khu vực này. Nhu cầu dầu của châu Á liệu có tăng hay không khi nguồn cung đa dạng còn giá lại được chiết khấu cao?

Tờ Bloomberg đã đưa ra một báo cáo mới đây cho thấy sản lượng đáng kể dầu thô giá rẻ của Mỹ đã được bán cho những người mua tại châu Á ở thị trường giao ngay. Như vậy có thể thấy, nhiều khả năng sức mua dầu thô từ Trung Đông sẽ giảm đi trong thời gian tới.

Theo các nhà giao dịch, có khoảng 16 triệu thùng dầu thô của Mỹ được bán cho các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ và Hàn Quốc trên thị trường giao ngay trong tháng 8 này. So với sản lượng được mua vào tháng 7 vừa qua thì con số này đã tăng gấp 2 lần.

Trước tình hình nhu cầu xăng dầu tại Mỹ bất ngờ sụt giảm vào mùa hè này, sự chênh lệch giữa giá dầu thô từ Trung Đông và dầu thô WTI ngày càng trở nên rõ rệt và sản phẩm của Mỹ dường như đang chiếm ưu thế. Mặt khác, dầu của Trung Đông vẫn có giá tương đối cao.


Mỹ tham gia cuộc đua bán dầu giá rẻ cho châu Á
Mỹ tham gia cuộc đua bán dầu giá rẻ cho châu Á

Vào đầu tháng 8 này, Saudi Arabia đã tăng giá bán dầu chính thức lên mức cao kỷ lục. Đây là một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường châu Á. Dầu Arab Light đứng đầu danh sách tăng giá với mức phí bảo hiểm lên tới 9,80 USD/thùng so với mức giá chuẩn của dầu thô từ Dubai và Oman. 

Điều này có thể cho thấy rằng việc các quốc gia tăng cường lấp đầy khoảng trống do dầu thô Nga bị trừng phạt để lại khiến nguồn cung dầu đang bị siết chặt và sản lượng xuất khẩu cũng giảm đi.

Hàn Quốc phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu tới 93% mức tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Cùng với Ấn Độ, Hàn Quốc cũng phụ thuộc hoàn toàn vào dầu thô nhập khẩu để sử dụng. Xứ sở kim chi nhập khẩu hơn 73% dầu thô từ khu vực Trung Đông.

Trong khi đó, Ấn Độ phụ thuộc vào nhập khẩu hơn 80% sản lượng dầu tiêu thụ. Tương tự như Hàn Quốc, Ấn Độ cũng nhập khẩu phần lớn dầu từ các nhà xuất khẩu Trung Đông cho dù họ đã bắt đầu tăng cường mua dầu thô chiết khấu cao từ Nga trong năm nay.

Do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên dầu của Nga nên nước này đã tăng cường xuất khẩu dầu sang thị trường châu Á. Vào đầu năm nay, Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Ấn Độ chỉ sau Iraq nhờ dầu được bán với giá chiết khấu cao. Tuy nhiên chi phí vận chuyển cho dầu của Nga tới Ấn Độ lại cao hơn.

Nhiều khả năng nhu cầu sẽ giảm 

Tỷ suất lợi nhuận lọc dầu tại khu vực Châu Á đang giảm mạnh, theo thông tin từ nguồn giao dịch của tờ Bloomberg. Ở mùa hè này, một số nhà máy lọc dầu đang tính đến việc giảm công suất lọc dầu. Như vậy, nhiều khả năng, nhu cầu dầu của thị trường châu Á có thể sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới.

So với mức đỉnh vào hồi tháng 3, sau khi cuộc chiến tranh quân sự đặc biệt giữa Nga và Ukraine xảy ra, giá dầu đã thấp hơn khoảng 30%, giảm xuống chỉ còn dưới mức 100 USD/ thùng.

Mỹ bắt đầu bán dầu giá rẻ cho châu Á, nhu cầu dầu liệu có tăng lên? - ảnh 2

Theo dữ liệu được công bố trong tháng 7 cho thấy sản lượng dầu Ấn Độ và Trung Quốc nhập khẩu từ Nga cũng giảm hơn 30% so với mức đỉnh trước đó. Nguyên nhân được cho là những người mua ở hai quốc gia tỷ dân này đang phân vân giữa các lựa chọn về nhà cung cấp dầu thô.

“Lạm phát đang lan rộng trên toàn cầu khiến sức mua của khách hàng tại châu Á ngày càng sụt giảm mạnh. Và nhu cầu dầu thô đang trở nên suy yếu một cách dễ thấy”, theo ông Ed Moya, Nhà phân tích cấp cao của sàn giao dịch OANDA.

Sau khi Nga bắt đầu chiến sự quân sự đặc biệt tại Ukraine vào hồi cuối tháng 2, mặt hàng chủ lực của Nga đã không còn được ưa chuộng bởi những khách hàng lâu đời tại châu Âu. Bởi vậy nhu cầu dầu tại châu Á đã tăng cao, nhất là tại các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Những nước này đã nhanh chóng tận dụng cơ hội để nhập khẩu sản phẩm dầu giá rẻ từ Nga. Tuy nhiên, nhu cầu tăng cao cũng đồng nghĩa với việc làm tăng giá trị dầu thô của Nga. Một lần nữa, khách hàng mua dầu lại đang đi tìm một thỏa thuận tốt hơn ở những khu vực cung cấp dầu khác.

Trung Quốc đã ghi nhận sản lượng dầu nhập khẩu tăng vọt vào giữa tháng 7. Điều này đã khiến Saudi Arabia đạt mức tổng xuất khẩu cao nhất tính từ tháng 4 năm 2020 - đây là thời điểm mà những biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19 của Trung Quốc đã bắt đầu được nới lỏng. Thế nhưng nhu cầu dầu thô đang suy yếu dần vì những lệnh hạn chế nghiêm ngặt cùng với sức ép căng thẳng từ lạm phát. 

Mỹ bắt đầu bán dầu giá rẻ cho châu Á, nhu cầu dầu liệu có tăng lên? - ảnh 3

Thị trường Trung Quốc là động lực chính của nhu cầu dầu thô toàn bộ khu vực châu Á. Tuy nhiên điều này sẽ ngày càng trở nên càng phức tạp hơn khi Trung Quốc vẫn kiên định với chính sách Zero Covid để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, theo ông Moya.

Với khả năng nhập khẩu có thể chiếm tới 10% tổng nhu cầu của toàn cầu, Trung Quốc đang là quốc gia mua năng lượng nhiều nhất trên thế giới. Theo các nhà phân tích, các nhà máy lọc dầu nhận ra chi phí nhập khẩu tăng cao nên họ đang cố gắng tìm đến nguồn cung nội địa.

“Kể từ quý 2, dòng chảy dầu thô trong nước của Trung Quốc đã tăng đáng kể bởi lẽ các nhà máy lọc dầu của quốc gia này đang mua nguyên liệu từ những tỉnh/ thành phố khác thay vì nhập khẩu các thùng dầu giá rẻ nhưng chi phí vận chuyển cao trên thị trường giao ngay của các nhà xuất khẩu quốc tế”, theo bà Emma Li, Chuyên gia phân tích thị trường tại Vortexa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

19 phút trước

Số hoá, xanh hoá nền kinh tế: “Nước không chỉ đến chân, mà đã đến cổ”

24 phút trước

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

14 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

16 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

17 giờ trước