Muốn thoát khỏi Nga, châu Âu sẽ “dính” đến Trung Quốc vì sự phụ thuộc vào các kim loại quan trọng

Thứ năm, 05/05/2022-11:05
Liệu Trung Quốc có thể khiến Liên minh châu Âu đau đầu như cách mà Nga đã làm không khi mà đa số các nguyên liệu để thành công trong quá trình chuyển đổi và thúc đẩy số hoá năng lượng đều đến từ quốc gia này.

Theo Nhịp sống kinh tế, trang DW cho biết khối liên minh châu Âu còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc dù họ đã nỗ lực cắt giảm nguồn cung năng lượng từ Nga. Điều này là do Trung Quốc có rất nhiều kim loại công nghiệp và đất hiếm. Trong khi đó, khối EU cần nguyên liệu cho xe điện, pin mặt trời, turbine gió hay chất bán dẫn.

Nhu cầu về những nguyên liệu thô như vậy chắc chắn còn tăng lên khi tốc độ của quá trình số hóa và chuyển đổi năng lượng tiếp tục tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể khiến Liên minh châu Âu phải đau đầu trong tương lai. Đất nước tỷ dân xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô thiết yếu cho các ngành công nghiệp định hướng trong tương lai.


 
 

Hơn nữa, không chỉ trong khai thác mà Trung Quốc còn giữ vai trò quan trọng không chỉ trong chế biến nguyên liệu, theo Siyamend Al Barazi thuộc Cơ quan Tài nguyên Khoáng sản Đức (DERA).

Trung Quốc “độc quyền” trong xuất khẩu

Liên minh châu Âu EU phụ thuộc 75% -100% vào nhập khẩu kim loại. Có tới 19 nguyên liệu trên tổng số 30 nguyên liệu thô mà EU cho là quan trọng đều được nhập từ thị trường Trung Quốc. Danh sách này có đất hiếm, bitsmut hay magie mà thực tế có sự độc quyền của Trung Quốc. Họ cung cấp tới 98% nguồn cung thiết yếu cho EU.

Trong tương lai, sự phụ thuộc này của châu Âu có thể tiếp tục tăng lên. Khối Liên minh cho rằng riêng nhu cầu coban có thể tăng gấp 5 lần vào năm 2030. Dự kiến nhu cầu lithium sẽ tăng gấp 18 lần năm 2030, và do sự phát triển của dự án di động điện tử, nó có thể tăng gấp 60 lần vào năm 2050.

Trở lại năm 2010, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang sử dụng độc quyền nguyên liệu thô của mình để gây áp lực chính trị khi Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm, do giá đất tăng vọt. Động thái này sau đó đã bị Tổ chức Thương mại Thế giới xem xét và Trung Quốc đã phải đảo ngược việc cắt giảm xuất khẩu của mình.

Thế nhưng, nhu cầu của châu Âu chưa chắc đã được đáp ứng trọn vẹn trong tương lai. Hồi tháng 3, một báo cáo của nhật báo kinh doanh Đức Handelsblatt cho thấy sự tranh luận của các chuyên gia trong Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc về việc nên ngừng xuất khẩu đất hiếm sang thị trường Mỹ không.


EU phải nhập khẩu coban và nhiều nguyên liệu thô khác để sản xuất pin EV
EU phải nhập khẩu coban và nhiều nguyên liệu thô khác để sản xuất pin EV

Việc Trung Quốc giảm xuất khẩu nguyên liệu thô sẽ không khiến châu Âu ngạc nhiên. Bắc Kinh nói rõ trong kế hoạch 5 năm mới nhất của mình rằng để đáp ứng nhu cầu trong nước đang tăng lên, việc xuất khẩu sẽ bị cắt giảm bớt.

Đất nước tỷ dân mong rằng sẽ trung hòa cacbon vào năm 2060 và cần nhiều nguyên liệu thô quan trọng hơn cho chính họ. Thông qua các khoản đầu tư quy mô lớn và các hợp đồng dài hạn, Trung Quốc đảm bảo hàng nhập khẩu quan trọng từ châu Phi và những nơi khác. Điều này có trong một động thái chiến lược của họ.

Trung Quốc đề ra mục tiêu dẫn đầu công nghệ toàn cầu thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô, trong các ngành công nghiệp chủ chốt.

Những năm qua chứng kiến Đức nỗ lực đa dạng hóa việc nhập khẩu nguyên liệu thô của mình. Không chỉ được nhập khẩu từ Trung Quốc, đất hiếm còn được nhập từ Brazil.

EU muốn tự chủ nhưng khó có thể thoát khỏi Trung Quốc

Đức tiếp tục phụ thuộc vào phần lớn vào hàng nhập khẩu Trung Quốc, theo nghiên cứu của DERA. Trong đó, gồm cả hàng chế biến và nguyên liệu thô. Thế nhưng, giá cả các mặt hàng lại tăng cao do các hoạt động trong nước của Trung Quốc.

Trung Quốc dường như có thể sẵn sàng đi vào sản xuất bền vững và thực hiện nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ môi trường. Cuối năm ngoái, các cuộc thanh tra trong nước với ngành sản xuất magie đã buộc một số nhà máy trên toàn quốc dừng hoạt động. Theo đó, magiê tăng giá mỗi tấn từ 2.000 USD lên 10.000 USD (1.850 euro lên 9.250 euro).

Đối với ngành sản xuất silicon ở Trung Quốc, điều tương tự cũng xảy ra, nên sản lượng chung cũng giảm.

Châu Âu lập nên Liên minh nguyên liệu thô vào mùa thu năm 2020 để tăng cường an ninh chuỗi cung ứng và đa dạng hóa nhập khẩu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của họ. Bên cạnh đó, họ còn lên kế hoạch và đề ra mục tiêu tăng cường hoạt động khai thác và chế biến.

Một số loại vật liệu quan trọng có thể được thấy tại châu Âu, tuy nhiên một số nước không muốn nước họ có bất kỳ hoạt động khai thác nào.

Tại Tây Ban Nha, một cuộc biểu tình phản đối kế hoạch mở mỏ lithium ở Estremadura đã xảy ra. Các cuộc “đảo đảo” như vậy cũng đã xuất hiện tại Bồ Đào Nha và Serbia.


Nguy cơ Trung Quốc cố tình giảm xuất khẩu đất hiếm khiến giá tăng lên
Nguy cơ Trung Quốc cố tình giảm xuất khẩu đất hiếm khiến giá tăng lên

Tại Đức, có lithium. Dự kiến, hoạt động khai thác lithium sẽ bắt đầu ở bang Sachsen của Đức năm 2025, sau thời gian dài đi tìm các nhà đầu tư.

Một điều dường như chắc chắn rằng châu Âu không thể đáp ứng đủ nhu cầu với mỏ khai thác của riêng họ. Một trong những giải pháp tạm thời là tái sử dụng nhiều vật liệu hơn qua các quy trình tái chế và tập trung vào kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, điều này có những giới hạn.

Theo Peter Buchholz, người điều hành DERA, miễn là nhu cầu tổng thể tiếp tục tăng đều đặn, việc tái chế chỉ có thể giảm thiểu vấn đề này ở Đức. Ông lưu ý: “Ngành công nghiệp chỉ có thể tái chế những thứ thực sự có sẵn. "Khoảng 40 năm trước, nhu cầu đồng lên tới 10 triệu tấn một năm, ngày nay là hơn 20 triệu tấn."

Nhằm chống lại cú sốc về việc cắt giảm lượng xuất khẩu, nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã nỗ lực tích lũy trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn.

Theo Raimund Bleischwitz từ Trung tâm Nghiên cứu Biển Nhiệt đới Leibniz, khi nói về việc Đức phụ thuộc vào Trung Quốc, chúng ta không nên quên rằng Trung Quốc cũng phụ thuộc vào Đức về hàng nhập khẩu.

“Rõ ràng trước đại dịch Covid-19, Trung Quốc nhập khẩu nhiều nguyên liệu thô từ châu Âu hơn xuất khẩu như sản phẩm lâm nghiệp và kim loại qua chế biến. Điều này cho thấy ít nhất hai khu vực có sự phụ thuộc lẫn nhau”.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

1 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

9 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

10 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

10 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

10 giờ trước