Mối lo ngại lạm phát ‘bủa vây’ các quốc gia châu Á

Thứ năm, 31/03/2022-17:03
Chuyên gia nhận định châu Á chưa gặp khủng hoảng không có nghĩa là sẽ không chịu áp lực lạm phát gia tăng.

Ông Hiromichi Akiba, chủ một siêu thị ở thủ đô Tokyo - Nhật Bản, luôn thực hiện triết lý kinh doanh trong 3 thập kỷ qua rằng: “cung cấp thực phẩm tươi ngon giá rẻ cho khách hàng”. Tuy nhiên, vào thời điểm xung đột Nga và Ukraine như hiện nay và ảnh hưởng từ đại dịch Covid, triết lý này đang gặp thử thách không nhỏ vì chi phí leo thang do gián đoạn nguồn cung.

Vị doanh nhân 53 tuổi cho biết ông đã phải bỏ thêm nhiều chi phí hơn mỗi tháng vì giá tiền điện, khí đốt và xăng đều tăng. Bên cạnh đó, vì dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản giảm đi trong lúc dịch Covid-19 nên chi phí lao động cũng cao hơn. Bởi vậy, duy trì hoạt động siêu thị trở nên càng khó khăn hơn.


 
 

Các mặt hàng bán buôn cũng tăng giá vì chi phí như logistics. Theo ông Akiba, người tiêu dùng tỏ ra nhạy cảm với giá và các hộ gia đình cũng rất lo lắng và đau đầu khi giá thực phẩm ngày càng tăng.

Theo thông tin từ Nikkei Asia, trước khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine xảy ra, chi phí đã tăng lên. Hiện tại, doanh nghiệp và hộ gia đình càng phải đối mặt với sức ép này lớn hơn. 

Theo chuyên gia Kento Goto từ Trường ĐH Kansai (Nhật Bản), nền kinh tế khu vực có thể bị kìm hãm bởi chi phí sinh hoạt tăng, đồng tiền châu Á suy yếu và việc Mỹ tăng lãi suất. Ông Goto cho biết sức mua của châu Á sẽ chịu ảnh hưởng trước bối cảnh lạm phát tăng trong khi thu nhập thực tế suy giảm.

Cuộc khảo sát mới của Ngân hàng Trung ương Singapore hồi tháng 2-2022 đã nêu rõ nỗi lo ngại về giá cả tăng đột biến tại nước này. Có tới 94% chuyên gia kinh tế nhận định rằng rủi ro hàng đầu với nền kinh tế chính là lạm phát. Trong khi đó, vào tháng 12/2021 chỉ có 56% các chuyên gia đồng ý với quan điểm này. Theo ông Gan Kim Yong - Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore đã cảnh báo, giá tiền điện tăng mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người dân nước này.

Trong một cuộc khảo sát bởi Văn phòng Nội các Nhật Bản thực hiện, 92% người được hỏi cho rằng chi phí sinh hoạt sẽ tăng trong năm tiếp theo. Với nỗi lo này, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã ra lệnh nội các soạn thảo gói hỗ trợ mới vào ngày 29/3 nhằm giảm những ảnh hưởng của tình trạng giá nguyên liệu thô và nhiên liệu tăng cao kỷ lục. Thông tin từ hãng Reuters cho biến gói hỗ trợ sẽ gồm các biện pháp giúp giảm bớt sức nặng lên doanh nghiệp và các hộ gia đình.

Chính phủ Hàn Quốc cũng thông báo gia hạn giảm thuế nhiên liệu đến cuối tháng 7/2022 nhằm giúp người tiêu dùng giảm bớt gánh nặng chi phí. Còn Thái Lan, họ cũng giới hạn giá dầu diesel ở mức mức 30 baht (khoảng 20.369 đồng)/lít vào đầu tháng 3.


 
 

Tại Đông Nam Á, Philippines đã bỏ ra 3 tỉ peso (tương đương khoảng 1,3 tỷ đồng) để hỗ trợ nhiên liệu cho một số đối tượng vào tháng này. Bên cạnh đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng đồng ý trợ cấp 200 peso hàng tháng cho mỗi gia đình nghèo. Tuy nhiên, sau đó, đã tăng mức trợ cấp lên 500 peso.

Theo một số chuyên gia nhận định, không thể loại trừ khả năng lạm phát gia tăng tại châu Á dù khu vực này vẫn chưa đối mặt với khủng hoảng. Theo ông Kensuke Tanaka của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong thời gian tới, tình hình có thể thay đổi và sức ép có thể căng thẳng hơn nữa.

Chuyên gia tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, ông Irfan Qureshi cho rằng lạm phát tăng và kéo dài sẽ tác động nặng nề đến cuộc sống của người nghèo nhất. Bởi vậy, tình trạng căng thẳng và bất bình đẳng trong xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

12 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

14 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

15 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

18 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

19 giờ trước