Môi giới "đánh liều" lướt sóng dù trong tay không có vốn: Mạo hiểm cọc 50 triệu đồng, lãi hơn 1 tỷ đồng trong 1 ngày

Thứ hai, 07/03/2022-17:03
Thời điểm đó, nhà đầu tư xác định lướt sóng không thành công thì sẽ mất 50 triệu đồng. Nhưng nếu đã tìm được khách chốt hàng thì những nhóm nhà môi giới này sẽ có được khoản lời gần 700 triệu đồng.

Vào năm 2021, N.T cùng với cộng sự đã đi "săn" tìm đất để môi giới và đầu tư. Lúc đó, N.T đã dự tính tìm một ít hàng để chờ đợi sóng địa ốc sẽ xuất hiện khi tuyến đường quốc lộ 6 được mở rộng. Sau một thời gian tìm hàng thì N.T cùng với cộng sự đã tìm được mảnh đất rộng hơn 70m2, mức giá lúc đó là 58 triệu đồng/m2. Theo đó, tổng giá trị cho toàn bộ lô đất là hơn 4 tỷ đồng. 

Khi đó, N.T cùng với người cộng sự đã đưa ra phân tích: "Nếu xét về khổ đất, vị trí thì đất là mảnh đẹp. Về giá cả, so với mặt bằng chung thị trường, giá đất thấp hơn mức giá của thị trường từ 1 - 2 giá. Nhưng xét về nguồn cung thì lượng lô đất mặt đường lớn rất hiếm bởi khả năng kinh doanh, cho thuê mặt bằng tốt". 

Nhưng trên thực tế thì N.T cùng với cộng sự không có được khoản tiền lớn như vậy để đầu tư. Trong khi đó, chủ nhà lại đưa ra yêu cầu phải thực hiện chuyển nhượng công chứng mảnh đất chỉ trong thời gian 1 tuần. Tức là nếu như mua mảnh đất này, môi giới sẽ phải xoay sở số tiền hơn 4 tỷ đồng. 


Môi giới "đánh liều" lướt sóng dù trong tay không có vốn: Mạo hiểm cọc 50 triệu đồng, lãi hơn 1 tỷ đồng trong 1 ngày
Môi giới "đánh liều" lướt sóng dù trong tay không có vốn: Mạo hiểm cọc 50 triệu đồng, lãi hơn 1 tỷ đồng trong 1 ngày

Nhà đầu tư N.T nói: "Nếu bỏ qua mảnh đất này thì lại tiếc vì đẹp. Sau khi đã bàn bạc, chúng tôi quyết định sẽ đánh liều cọc tiền. Số tiền cọc chúng tôi đàm phán chỉ 50 triệu đồng. Xác định nếu không lướt sóng thành công thì sẽ mất 50 triệu tiền cọc. Còn nếu thành công thì chúng tôi sẽ có thể lãi được khoảng vài trăm triệu". 

Sau 1 ngày đặt cọc 50 triệu đồng lô đất, các nhà đầu tư này đã chốt được một khách hàng khác và bán với mức giá 67 triệu đồng, tức tăng 9 triệu đồng/m2. Anh T cho hay: "Chúng tôi nhận 150 triệu tiền cọc của khách hàng. Đến hẹn chúng tôi tiến hành sang tên trực diện từ chủ đất sang vị khách này". 

Như thế, chỉ trong thời gian 1 tuần anh N.T cùng với cộng sự đã kiếm được khoản lời gần 700 triệu đồng khi đánh liều đầu tư 50 triệu đồng. 

Đưa ra phân tích sâu về thương vụ này, anh N.N.M - một nhà đầu tư lâu năm trong lĩnh vực bất động sản chia sẻ: "Thực tế, trên thị trường có không ít nhà môi giới kiêm nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm để lướt sóng. Quá trình đi tìm hàng để môi giới, họ sẽ tìm kiếm được nhiều lô đất đẹp". 

Và nếu chỉ đơn thuần tìm khách mua thì những nhà môi giới có thể kiếm được 50 - 100 triệu đồng tiền hoa hồng. Thậm chí có những chủ đất chỉ trả 30 triệu đồng. Nhưng nếu như xác định lướt sóng thì môi giới cũng có thể kiếm được cho mình khoản tiền lời đến hàng trăm triệu đồng. Còn như thua thì họ sẽ mất cọc. 


Lợi thế của các nhà môi giới đó là có được nguồn khách hàng tốt
Lợi thế của các nhà môi giới đó là có được nguồn khách hàng tốt

Tuy nhiên, lợi thế của các nhà môi giới đó là có được nguồn khách hàng tốt. Thông thường, để có thể lướt sóng thành công thì nhà môi giới phải có được một số thỏa thuận rạch ròi với chủ nhà về giá cả. Anh M cũng đưa ra ví dụ: "Nếu tôi bán được cho người khác với giá cao hơn thì tôi sẽ được hưởng toàn bộ khoản chênh giá và chủ đất sẽ không có quyền can thiệp. Còn nếu như tôi không đủ tiền thanh toán thì chấp nhận việc mất cọc. Khi rao bán đất, tìm khách thì các nhà môi giới sẽ làm chênh giá so với giá mà chủ đất thông báo. Ví dụ chủ đất rao 58 triệu đồng/m2 thì môi giới có thể đăng tin với giá 67 triệu đồng/m2. Họ cũng có thể đăng tin trước khi tiến hành đặt cọc". 

Nói về rủi ro, anh M cũng đưa ra phân tích, đầu tiên là khi nhà đầu tư không tìm được khách hàng sớm trong thời gian eo hẹp sẽ dẫn đến việc mất cọc. Rủi ro thứ hai đó chính là nếu như nhà đầu tư cọc 50 triệu đồng và nhận cọc 150 triệu đồng từ khách hàng khác thì họ có thể rơi vào cảnh đền cọc. Tức là nếu chủ đất không bán thì nhà đầu tư sẽ mất 100 triệu đồng. Cũng có nhiều trường hợp chủ nhà thấy môi giới ăn chênh nên xót tiền và quyết định bùng cọc. Như thế thì nhà môi giới sẽ phải đền cọc cho những người mua sau. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Thị trường chung cư khu vực phía Nam đang diễn biến ra sao?

8 giờ trước

Lợi thế của các căn hộ sắp bàn giao

8 giờ trước

 Bất động sản nhận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng 

8 giờ trước

Dòng tiền rẻ vẫn ở ngoài thị trường, chứng khoán nhận hơn 2 tỷ USD trong một năm

8 giờ trước

Số cửa hàng tiện lợi tăng nhanh: Doanh nghiệp bán lẻ lo giữ thị phần

8 giờ trước