Lý giải sức hút từ hai mặt hàng chủ đạo giúp Masan và Cholimex Food thu về cả chục nghìn tỷ tiền lãi mỗi năm

Thứ tư, 03/08/2022-09:08
Trên mâm cơm của những gia đình Việt bao năm qua không thể thiếu các đồ gia vị quen thuộc như nước mắm, tương ớt. Điều đáng nói, dù sở hữu giá thành rẻ nhưng tương ớt và nước mắm là trở thành “trụ cột” giúp hai ông lớn ngành bán lẻ là Masan và Cholimex thu về hàng nghìn tỷ đồng tiền lãi hàng năm. 

Thực tế, thực phẩm của Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex, mã chứng khoán: CLX) vốn nổi tiếng với hàng loạt các sản phẩm như nước tương, tương ớt, nước mắm… mang thương hiệu Cholimex. Từ cuối những năm 1980, Cholimex Food chính thức tham gia vào thị trường tương ớt, sau đó, những sản phẩm của thương hiệu này nhanh chóng được người tiêu dùng lựa chọn, trở thành một trong những công ty dẫn đầu ngành cùng với Masan, Trung Thành, Nosafood… 

Đồng thời, Cholimex Food còn thiết lập được hệ thống phân phối trên 63 tỉnh thành khắp cả nước. Đồng thời, những sản phẩm của thương hiệu này còn được phân phối thông qua nhiều kênh phổ biến như Metro, Coopmart, BigC… Đáng chú ý, Cholimex đang là cổ đông lớn nhất tại CMF khi nắm giữ khoảng 3,3 triệu cổ phần, con số này tương ứng tỷ lệ sở hữu 40,7% vốn điều lệ.

Trong khi đó, Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer Corp) là công ty thuộc hệ sinh thái của Masan Group (Tập đoàn Masan). Đồng thời, Masan Consumer hiện tại đang là một trong những công ty sản xuất thực phẩm, đồ uống hàng đầu tại thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam.


Mảng gia vị của hai đại gia ngành thực phẩm Cholimex Food và Masan Consumer đã trở nên quen thuộc với gian bếp cùng với mâm cơm của người Việt với hàng loạt các sản phẩm như: Tương ớt, tương cà, xì dầu, nước mắm, sa tế, dầu hào…
Mảng gia vị của hai đại gia ngành thực phẩm Cholimex Food và Masan Consumer đã trở nên quen thuộc với gian bếp cùng với mâm cơm của người Việt với hàng loạt các sản phẩm như: Tương ớt, tương cà, xì dầu, nước mắm, sa tế, dầu hào…

Đáng chú ý, Masan Consumer là trụ cột quan trọng trong hệ sinh thái Masan Group, đồng thời là cây ATM hái ra tiền cho tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cùng các cộng sự của mình. Masan Consumer có các sản phẩm đa dạng với 6 ngành chính, bao gồm: Ngành hàng gia vị, Ngành hàng thực phẩm tiện lợi, Ngành hàng đồ uống đóng chai, Ngành hàng cafe thức ăn (uống) dinh dưỡng; Ngành thịt chế biến, Ngành hóa mỹ phẩm.

Trong số đó, mảng gia vị của hai đại gia ngành thực phẩm Cholimex Food và Masan Consumer đã trở nên quen thuộc với gian bếp cùng với mâm cơm của người Việt với hàng loạt các sản phẩm như: Tương ớt, tương cà, xì dầu, nước mắm, sa tế, dầu hào… Cả hai ông lớn ngành bán lẻ này vừa mới khép lại năm 2021 với doanh thu ấn tượng, tỷ lệ tăng trưởng tương đối ổn định bất chấp một năm tiêu cực, khó khăn do dịch bệnh Covid-19. 

Cholimex Food tăng trưởng ấn tượng sau khi từ chối Masan

Năm 2014, Masan muốn gia tăng ảnh hưởng của mình thông qua việc gửi lời chào mua công khai 49% cổ phần của Cholimex Food. Thời điểm đó, mức giá mà Masan đưa ra là 90.000 đồng cho mỗi cổ phiếu. Con số này tương ứng với việc định giá công ty này ở mức 730 tỷ đồng. Tức là, giá trị của Cholimex Food đã gấp hơn 21 lần so với lợi nhuận sau thuế năm 2013 của công ty này là 34 tỷ đồng. 

Dù mức giá được trả cao ngất ngưởng nhưng Cholimex Food vẫn vị các cổ đông lớn hiện hữu là Cholimex và Nichirei Food lắc đầu từ chối. Sau đó, CMF của Cholimex Food chính thức chào sàn UPCoM vào tháng 11/2016 với 8,1 triệu cổ phiếu cùng mức giá tham chiếu là 90.000 đồng/cổ phiếu. Thế nhưng trong suốt một thời gian dài, cổ phiếu của Cholimex Food hầu như không có giao dịch và thị giá đi ngang. Từ khi lên sàn tới nay, Cholimex Food cũng không hề có động thái tăng vốn điều lệ. 

Sau khi từ chối Masan, Cholimex Food đã có tình hình kinh doanh ấn tượng, ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc sau những năm sau đó. Đặc biệt trong năm 2021, tổng doanh thu của Cholimex Food là 2.513 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch đặt ra, đồng thời tăng trưởng 11% so với năm 2020 trước đó. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế của Cholimex Food đạt 232,5 tỷ đồng, đạt 101,1% kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, con số này cũng ghi nhận mức tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.


Năm 2021, doanh thu mảng gia vị của Masan Consumer đạt con số 9.700 tỷ đồng, con số này gấp 3,9 lần doanh thu Cholimex Food
Năm 2021, doanh thu mảng gia vị của Masan Consumer đạt con số 9.700 tỷ đồng, con số này gấp 3,9 lần doanh thu Cholimex Food

Ngoài ra, Cholimex Food năm 2021 có lợi nhuận sau thuế là 186 tỷ đồng, tăng khoảng 4,1% so với năm trước. Con số này tương ứng EPS vào mức 22.960 đồng. So với mặt bằng chung ngành thực phẩm thì đây là con số khá cao so với mặt bằng chung ngành thực phẩm.

Bước sang năm 2022, Cholimex Food tiếp tục lên kế hoạch đạt tổng doanh thu ở mức 3.000 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2021 đã tăng 19%. Lợi nhuận sau thuế năm nay của doanh nghiệp cũng kỳ vọng đạt 200 tỷ đồng, tăng 7,5% so với thực hiện năm trước. Ngoài ra, tỷ lệ cổ tức dự kiến thấp nhất 15%.

Về vấn đề cổ tức năm 2021, CMF trong ngày 24/3 vừa qua đã chính thức chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 50%. Dự kiến, Cholimex Food thanh toán cổ tức cho cổ đông vào tháng 5 năm nay. Theo đó, mức cổ tức cao là 50% đã được công ty duy trì trong ba năm trở lại đây, từ năm 2019 đến năm 2021. 

Năm 2021 của Masan Consumer ra sao?

Như đã nói ở trên, Masan không chỉ là đối thủ cạnh tranh của Cholimex Food, doanh nghiệp này từng chào mua công khai 49% cổ phần Cholimex Food vào năm 2014 nhưng không thành. Dù trả mức giá rất cao nhưng Masan vẫn bị từ chối bởi những cổ đông lớn hiện hữu là Cholimex và Nichirei Food. Bên cạnh đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2015, các cổ đông lớn này còn một lần nữa phủ quyết nội dung “Đề cử Masan là thành viên Hội đồng quản trị”. Bởi những lý do này, cuối cùng Masan Food chỉ mua được 2,66 triệu cổ phiếu của Cholimex Food, con số này tương ứng với 32,83% cổ phần của Cholimex Food và giữ nguyên số cổ phần như vậy cho đến nay.

Sau thương vụ “thâu tóm” Cholimex Food không thành, Masan tiếp tục mở rộng, sau đó đạt được kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng kể. So với Cholimex Food, mảng gia vị của Masan vẫn luôn vượt trội hơn khi so sánh về mức doanh thu. 


Cholimex Food năm 2021 có lợi nhuận sau thuế là 186 tỷ đồng, tăng khoảng 4,1% so với năm trước
Cholimex Food năm 2021 có lợi nhuận sau thuế là 186 tỷ đồng, tăng khoảng 4,1% so với năm trước

Cụ thể, trong năm 2021, doanh thu mảng gia vị của Masan Consumer đạt con số 9.700 tỷ đồng, con số này gấp 3,9 lần doanh thu Cholimex Food trong năm qua. Trong quý đầu năm nay, Masan Consumer tiếp tục thăng hoa khi ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng phi mã tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Consumer đạt 18.189 tỷ đồng. Những con số này tiếp tục trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ của Masan.

Trong quý 2 năm nay, Masan Consumer dự kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 30% dựa vào việc cho ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới, đồng thời gia tăng quy mô doanh thu của các sản phẩm hiện hữu. 

Trong năm nay, đơn doanh thu thuần của Masan Consumer dự kiến sẽ đạt mức 34.000 cho đến 40.000 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2021 đã tăng từ 18 đến 39%. Được biết, động lực tăng trưởng của Masan Consumer trong thời gian qua chính là chiến lược cao cấp hóa, tăng trưởng ở các ngành hàng cốt lõi và phát kiến mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đẩy mạnh việc gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua chuỗi WCM và các nhà bán lẻ thương mại hiện đại khác.

Thời điểm hiện tại, Masan hiện đang có lợi thế rất lớn về thương hiệu thương hiệu này có đến 12 nhãn hiệu sản phẩm, luôn giữ vững vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng khác nhau. Đáng chú ý, hầu hết các loại thực phẩm được người tiêu dùng lựa chọn để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đều là sản phẩm của “ông lớn” Masan.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

17 phút trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

2 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

2 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

6 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

7 giờ trước