Lo ngại rủi ro chồng chất, nhà đầu tư quốc tế “cấp tốc” tháo chạy khỏi thị trường tỷ dân

Thứ năm, 05/05/2022-12:05
Sự mất lòng tin của các nhà đầu tư vào Trung Quốc đã khiến dòng vốn rời bỏ thị trường này ngày càng tăng lên.

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, không những thế, cũng có những lo ngại về việc Trung Quốc chịu các lệnh trừng phạt như Nga do tình bạn giữa Tổng thống Putin và ông Tập.

Những rủi ro chất đầy

Tờ Bloomberg nhận định những rủi ro ngày càng tăng lên tại đất nước tỷ dân. Nhiều khả năng, thị trường này sẽ thành một vùng lầy với các nhà đầu tư nước ngoài. Họ đang tự đặt câu hỏi rằng tại một đất nước sẵn sàng mạnh tay để đạt được mục tiêu của lãnh đạo tối cao thì chuyện gì có thể xảy ra?

Chưa dừng lại ở đó, mỗi quan hệ giữa Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khiến nhà đầu tư không mấy mặn mà với Trung Quốc. Mặt khác nữa là chiếc lược Zero Covid vẫn được áp dụng khắt khe và chính phủ thực hiện các chiến dịch khó lường để điều chỉnh toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân.


 
 

Do đó, một số nhà đầu tư quốc tế nhận thấy điều gì không ổn khi phân bổ tài sản vào Trung Quốc. Sau khi Nga tấn công Ukraine, dòng tiền tháo chạy khỏi trái phiếu, quỹ tương hỗ, chứng khoán của Trung Quốc đã tăng mạnh. Theo đó 1,4 tỷ USD trong quý I được huy động trong các quỹ đầu tư tư nhân bằng đồng bạc xanh vào Trung Quốc. Đây là con số thấp nhất trong cùng kỳ kể từ năm 2018.

Giám đốc đầu tư toàn cầu tại Artemis Investment Management,  ông Simon Edelsten cho biết tốc độ và quy mô của các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đã buộc nhà đầu từ phải suy nghĩ lại về thái độ của phương Tây với Trung Quốc.

Sau khi Bắc Kinh “nhúng tay” vào các cuộc IPO lớn như của Didi Global và Ant Group, nhóm của ông Edelsten đã bán tất cả khoản đầu tư vào Trung Quốc từ năm ngoái. Ông e ngại về quyền lợi của cổ đông bị ảnh hưởng. Giọng điệu trở nên cứng cáp hơn của Trung Quốc về Hong Kong và khẳng định chủ quyền tại biển Đông cũng gây bất an.

Theo nhận định của ông, “Yếu tổ quản trị và chính trị đang khiến nhà đầu tư thận trọng, nhất là cam kết rót vốn tại Trung Quốc dài hạn”. Ông cho biết thêm việc Nga chịu hình phạt từ phương Tây cho thấy quan hệ thương mại mạnh mẽ giữa Nga và Trung Quốc không thể đảm bảo mặt an ninh ngoại giao cho khối này.

Ông nói: “Xung đột giữa Nga và Ukraine càng đẩy rủi ro tăng cao và các quỹ đầu từ từ Artemis có thể sẽ phân bổ tỷ trọng tài sản càng ít tới Trung Quốc trong những năm tới”.

Giám đốc đầu tư tại Krane Funds Advisors, ông Brendan Ahern mô tả hiện tượng nhà đầu tư quốc tế không phụ thuộc vào giá, bán ra cổ phiếu Trung Quốc bừa bãi trong năm vừa rồi.

Ông cho hay động thái kiểm soát của Bắc Kinh ví như cuộc tấn công vào các công ty nổi nhất và nắm giữ nhiều nhất bởi nhà đầu tư quốc tế. Mặt khác, lệnh trừng phạt nhằm vào Nga khiến xuất hiện những lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thách thức tương tự. Để giảm rủi ro, công ty của ông Ahern đang thay cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ bằng cổ phiếu ở Hong Kong.

“Căng mình” đi tìm lợi nhuận


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

So với trước đây, việc kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Chỉ số CSI 300 đã mất 15% từ đầu năm và lợi nhuận sau khi điều chỉnh rủi ro – đo lường bằng hệ số Sharpe -2,1. Đây là con số nằm trong nhóm thấp nhất trên thế giới. Nếu so sánh với thước đo chứng khoán toàn cầu của MSCI, chỉ số CSI 300 cũng là mức thấp nhất tính từ năm 2014.

Từ năm 2010, lần đầu tiên trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc không trả lợi suất cao hơn so với trái phiếu Kho bạc Mỹ cùng một giai đoạn. Hơn nữa, lợi nhuận từ thị trường tín dụng lợi suất cao cũng ở mức thấp nhất trong ít nhất 10 năm vào tháng trước.

Vào tháng 3, các quỹ đầu tư quốc tế đã bắt đầu tháo chạy, bán hơn 7 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc qua các sàn giao dịch liên kết với Hong Kong. Trong 2 tháng qua, họ cũng chuyển nhượng 14 tỷ USD nợ chính phủ Trung Quốc. Đồng thời giảm bớt sở hữu tín dụng. Trong khảo sát gần đây của Bank of America, đặt cược chống lại Trung Quốc là điều mà các nhà đầu tư hướng tới nhiều thứ 5.

Nói với Bloomberg, đối tác tại SPI Asset Managemen, ông Stephen Innes, cho hay: “Thị trường tỏ ra lo ngại về quan hệ giữa Nga với Trung Quốc. Những quan ngại về rủi ro đã hiện hữu khi chiến tranh Ukraine bùng nổ. Theo đó, mọi người đều bán trái phiếu Trung Quốc. Chúng tôi thở phào vì đã không mua thêm chúng”.

Trong khi đó, các nhà chức trách của Trung Quốc như cố gắng trấn an quỹ đầu tư toàn cầu. Vào tháng trước, các cơ quan quản lý đưa ra lời hứa về việc đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch và dễ dự đoán. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang thỏa hiệp, cho phép cơ quan quản lý Mỹ tiếp cận báo cáo kiểm toán của công ty Trung tại Mỹ một cách có giới hạn.

Dẫu vậy, một số công ty đang tháo vốn khỏi dự án kinh doanh tại đất nước tỷ dân. Ví dụ như Công ty Fraport của Đức bán cổ phần trong Sân bay Tây An cho một nhà đầu tư Trung Quốc hồi tháng 3. Họ đã chấm dứt chuỗi hoạt động 14 năm tại đây.

Những công ty khác thì sẵn sàng cho việc Trung Quốc tách rời phương Tây. Reuters cho biết Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) nhiều khả năng rời khỏi Anh, Mỹ và Canada do quan ngại tài sản sẽ bị trừng phạt. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Đối với nhà đầu tư toàn cầu, đầu tư vào Trung Quốc có thể không còn đơn giản nữa khi đang ở trong bối cảnh rủi ro đè bẹp lợi nhuận. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đề nghị Trung Quốc lý giải về mối quan hệ thân thiết với Nga vào tuần trước.

“Cách Trung Quốc phản ứng trước lời kêu gọi hành động thẳng thắn với Nga mà chúng tôi gửi tới họ có thể ảnh hưởng đến thái độ của thế giới với Trung Quốc và mong muốn hợp tác kinh tế với nước này”, bà đưa ra cảnh báo.

Theo: Doanh Nghiệp Niêm Yết
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

4 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

13 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

13 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

14 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

14 giờ trước