Lạm phát tăng nóng khiến giá dầu "lao dốc"

Thứ ba, 14/06/2022-20:06
Thời gian gần đây, giá dầu đã bất ngờ lao dốc do triển vọng kinh tế của Mỹ xấu đi vì lạm phát tăng nóng. Tuy nhiên giới quan sát tin rằng đà bán tháo trên thị trường dầu khó kéo dài.

Giá dầu đã bất ngờ lao dốc do triển vọng kinh tế của Mỹ xấu đi

Dữ liệu của Trading Economics vào hôm 13/6 (theo giờ Việt Nam) cho thấy, giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu lao dốc 2,04 USD/thùng tương đương 1,69% so với một ngày trước đó xuống 119,9 USD/thùng. Còn giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm 1,74% còn 118,5 USD/thùng. Ông Jeffrey Halley - nhà phân tích thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Asia Pacific Oanda (có trụ sở ở Singapore) cho biết: "Giá dầu lao dốc bởi hy vọng về một cú 'hạ cánh an toàn' mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mang lại cho nền kinh tế đã bị xói mòn".  Chi tiết, các thị trường hàng hóa, bao gồm dầu đã lao dốc sau thông tin về lạm phát tăng vượt so với dự kiến của Mỹ. Theo số liệu của Cục Thống kê lao động Mỹ, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) trong tháng 5 của Mỹ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981. 



Dữ liệu của Trading Economics vào hôm 13/6, giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu lao dốc 2,04 USD/thùng tương đương 1,69% so với một ngày trước đó xuống 119,9 USD/thùng
Dữ liệu của Trading Economics vào hôm 13/6, giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu lao dốc 2,04 USD/thùng tương đương 1,69% so với một ngày trước đó xuống 119,9 USD/thùng

Cũng theo đó, số liệu của Đại học Michigan cho thấy chỉ số đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1978. Con số này đã thấp hơn thời điểm làn sóng dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, cuộc khủng hoảng tài chính và khi lạm phát đạt đỉnh vào năm 1981. Trong các dữ liệu được công bố trước cuộc họp quan trọng của Fed thì giới quan sát dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất ít nhất là 0,5 điểm phần trăm vào cuộc họp hôm 15/6. Thời điểm trước đó, Fed đã nâng lãi suất 2 lần trong năm 2022 bao gồm một đợt nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào hồi tháng 5. Ngoài dầu thì những loại tài sản khác cũng đồng loạt sụt giá sau thông tin về lạm phát tháng 5 của Mỹ. Tuần trước, các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã ghi nhận được mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 1. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và S&P 500 đã giảm lần lượt là 4,6% và 5,1%. Riêng chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ mất 5,6%. 

Còn trong phiên giao dịch ngày 10/6, sau khi báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ được công bố, chỉ số Dow Jones mất 880 điểm tương đương với 2,7% còn S&P 500 và Nasdaq đã lao dốc lần lượt là 2,9% và 3,5%. 

Tuy nhiên thì theo ông Halley, mức giảm này không quá lớn. Điều này cho thấy ngay cả khi nền kinh tế đang phải đối mặt với suy thoái, tình trạng mất cân bằng cung - cầu trên thị trường dầu vẫn giúp cho giá duy trì ở ngưỡng cao. Chuyên gia Halley bình luận: "Giá dầu cũng bị đè nặng bởi các đợt xét nghiệm Covid-19 hàng loạt của Bắc Kinh và Thượng Hải vào cuối tuần qua. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tái áp dụng phong tỏa ở một số khu vực để kiểm soát virus". 

Có thể thấy, các biện pháp chống dịch gắt gap tại Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu hàng đầu trên thế giới đã tác động nghiêm trọng đến nhu cầu toàn cầu. Hơn thế, giới quan sát lo ngại rằng nếu như Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chiến lược Zero COVID và sẵn sàng áp đặt lệnh phong tỏa bất cứ khi nào, triển vọng kinh tế cũng sẽ trở nên u ám. Các hoạt động di chuyển, sản xuất và vận tải bị cản trở cũng sẽ tác động đáng kể tới nhu cầu nội địa. 


Giá dầu Brent ghi nhận giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 120 USD/thùng. Nguồn ảnh: Trading Economics
Giá dầu Brent ghi nhận giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 120 USD/thùng. Nguồn ảnh: Trading Economics

Chuyên gia nhận định: Đà bán tháo trên thị trường dầu khó có thể kéo dài

Theo chuyên gia Halley, đà bán tháo trên thị trường dầu khó có thể kéo dài trừ khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với một cuộc suy thoái toàn diện hoặc Trung Quốc lại một lần nữa áp đặt lệnh phong tỏa tại các thành phố lớn ví dụ như Thượng Hải. Vị chuyên gia tại Asia Pacific Oanda đưa ra bình luận: "Nguồn cung của các sản phẩm tinh chế như dầu diesel vẫn bị thắt chặt trên toàn cầu. Sự mất cân bằng cung - cầu sẽ tiếp tục giữ giá dầu ở mức cao". 

Còn một số quốc gia đã công bố lệnh cấm vận đối với Nga - đây là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới sau khi Moscow đổ quân vào Ukraine. Chính điều này đã làm gián đoạn nguồn cung dầu thô và nhiên liệu có sẵn. Trong khi đó, việc tiêu thụ các sản phẩm tinh chế đã vượt mức sản xuất từ đó làm xói mòn nguồn cung sẵn có. Chênh lệch giá giữa xăng, dầu diesel và dầu thô đã đạt mức kỷ lục tại Châu Âu và Châu Mỹ trong năm nay. Hơn thế, tồn trữ nhiên liệu được dự báo sẽ còn giảm mạnh vào mùa hè này. 


Trong vòng 7 ngày qua giá dầu Brent liên tục trồi sụt. Nguồn ảnh: Trading Economics
Trong vòng 7 ngày qua giá dầu Brent liên tục trồi sụt. Nguồn ảnh: Trading Economics

Thời điểm mới đây, ông Suhail Al-Mazrouei - Bộ trưởng Năng lượng UAE đã thừa nhận rằng các nước thành viên của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) đang gặp khó khăn trong việc khôi phục sản xuất đúng theo kế hoạch. Ngoài ra, ông cũng cảnh báo rằng một khi hoạt động tại đất nước 1,4 tỷ dân được khôi phục hoàn toàn thì nhu cầu sẽ còn tăng cao nữa. Theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc ước tính mức tiêu thụ của nước này có thể tăng 12% trong quý 3/2022. Trong khi đó, ngân hàng Trung Quốc Quốc tế lại đưa ra dự báo nhu cầu dầu sẽ phục hồi nhẹ trong quý 3 nhưng sẽ tăng mạnh trong quý 4. Thời điểm tuần trước, Goldman Sachs Group Inc. dự báo rằng giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu sẽ đạt 140 USD/thùng trong những tháng tới. Morgan Stanley cho biết, nếu chạm ngưỡng 150 USD/thùng thì giá dầu có thể còn tăng cao hơn nữa. Còn chuyên gia Halley cho rằng trong thời gian tới, mức giá hỗ trợ cũng như kháng cự của giá dầu thô Brent tiêu chuẩn trên toàn cầu sẽ lần lượt là 118,5 - 119,5 USD/thùng và 122-124,4 USD/thùng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

3 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

12 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

12 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

12 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

12 giờ trước