Khủng hoảng thị trường dầu châu Á đang đến gần

Thứ năm, 06/10/2022-19:10
Cạnh tranh với khách hàng mua dầu châu Âu cùng nguồn cung không ổn định, thị trường dầu châu Á có thể rơi vào khủng hoảng. Theo đó, các nước sẽ phải mua dầu với mức giá cao và phải đưa ra quyết định khó là dùng nhiên liệu thay thế hay mua dầu đắt đỏ.

Theo Nhịp sống thị trường, thị trường dầu mỏ toàn cầu đang đứng trước một bức tranh mờ mịt vì sự suy giảm mạnh về khả năng sản xuất dầu toàn cầu trong 2 năm qua và sự thiếu hụt đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Rất có thể, thị trường dầu sẽ bước vào giai đoạn khủng hoảng và đẩy nền kinh tế vào thế khó, nhất là khi nhu cầu nhiên liệu hồi phục trở lại.

Đặc biệt, châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất khi tiếp tục trở thành nơi tiêu thụ năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới và đẩy mạnh nhập khẩu các thùng dầu từ thị trường quốc tế, trong khi giá dầu ngày một trở nên đắt đỏ hơn.

Trong khi châu Âu sẵn sàng trả giá các lô hàng với mức cao nhất vì bị Nga cắt giảm nguồn cung, các nhà nhập khẩu khí đốt đang nhạy cảm với giá tại châu Á.

Điều tương tự cũng có thể xảy ra với dầu. Các quốc gia châu Á có thể phải đứng giữa 2 lựa chọn, một là chuyển sang dùng nhiên liệu thay thế là than hay đáp ứng với mức giá đắt đỏ đó.


Thị trường dầu châu Á đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
Thị trường dầu châu Á đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng

Mối lo ngại về suy thoái gia tăng trong những tháng gần đây và triển vọng tiêu thụ dầu khó khăn đã đẩy giá dầu lao dốc tới 33% so với mức đỉnh hồi tháng 3. Các chuyên gia vẫn lo ngại rằng nhu cầu dầu trong năm nay có thể tăng trở lại khi Trung Quốc nới lỏng biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Tại Ấn Độ, mức tiêu thụ nhiên liệu trong 8 tháng đầu năm nay đã tăng 0% so với cùng kỳ năm trước. 

Một dấu hiệu nghiêm trọng chính là việc các thành viên của tổ chức OPEC+ gặp khó khi đưa nguồn cung trở lại về mức trước dịch bệnh. Hiện 19 quốc gia này đang đối mặt với khó khăn trong việc phục hồi mức sản xuất trước đó của họ, trong đó có cả sự phản đối chống lại nhiên liệu hóa thạch.

Cho dù có giả thuyết rằng Nga có thể thu hẹp 1,3 triệu thùng/ ngày trong tương lai cùng với việc lệnh trừng phạt của phương Tây kết thúc thì liên minh các nhà sản xuất vẫn sẽ sản xuất dưới 2 triệu thùng mỗi ngày.

Để chống lại cú sốc lớn về nguồn cung, năng lực sản xuất dự phòng của OPEC cũng như các nhà sản xuất lớn khác là rất quan trọng, thế nhưng khả năng đó đã bị giảm chỉ còn 1 triệu thùng/ ngày. Dự kiến, sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng trở lại mức đỉnh năm 2019 là 12,3 triệu thùng/ngày vào năm sau, thế nhưng dự báo này đang trở nên không chắc chắn. Việc mở rộng sản lượng sẽ bị kiềm chế lại với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay.

Trong danh mục của mình, các nhà đầu tư đang dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong khi chờ những nguồn năng lượng mới tiềm năng hơn. Theo cảnh báo của một số nhà lãnh đạo OPEC, không nên từ bỏ nguồn nhiên liệu truyền thống, trước khi nguồn năng lượng mới sẵn sàng. Thế nhưng, quan điểm này đã bị loại bỏ.

Những vấn đề trên gây ra cuộc khủng hoảng thị trường năng lượng toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế của châu Á đứng trước nguy cơ suy yếu. Do đó, Ấn Độ và Indonesia đang cải tiến những nỗ lực nhằm đẩy mạnh sản lượng dầu và khí đốt trong nước vẫn còn đang khiêm tốn.

Trong khu vực, các nhà lãnh đạo nên đẩy mạnh hợp tác với các nhà cung cấp dầu và khí đốt Trung Quốc để tăng cường năng lực sản xuất. Theo đó, Ấn Độ và Trung Quốc có thể dẫn đầu và trở thành những đối thủ lớn cho các quốc gia khác.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

1 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

1 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

1 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

1 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

2 giờ trước